Nên cúng rằm tháng 7 vào giờ nào, ngày nào tốt nhất?

Thứ tư, 18/08/2021 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Rằm tháng 7 đang đến gần, nhiều người đặt câu hỏi nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào năm 2021 thì đẹp và tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.

Sự kiện: rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7 sẽ diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 âm lịch mà không cần xem tốt hay xấu bởi vì người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan, để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vì vậy, bạn có thể chọn ngày bất kỳ theo sắp xếp thời gian của mình cho hợp lý miễn sao cũng trước ngày 15 âm lịch mà được.

Lí do cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 bởi theo quan niệm dân gian, ngày 15 là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” đó nên người âm sẽ rất khó để “trở về” hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước, và thói quen này hình thành từ đời này sang đời khác.

Ở nhiều nơi thì sẽ phổ biến cúng rằm tháng 7 vào ngày 13 hoặc ngày 14.

Cần chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm như thế nào?

1. Cúng bàn Phật

Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thường thờ ở mỗi nhà. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.

Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.

2. Cúng trong nhà

Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,...

3. Mâm cúng ngoài trời

Mâm cúng ngoài trời là mâm cúng chúng sinh, cô hồn với mục đích chính là bố thí cho những cô hồn sa cơ, không nhà cửa, không người thờ cúng.

Mọi người sẽ thực hiện buổi cúng này vào chiều tối ngày 14 hoặc 15/7 âm lịch. Đây chính là thời điểm các vong linh đang trên đường trở về địa ngục trong quan niệm tâm linh. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng thụ hưởng đồ cúng và mang theo về địa giới.

Mâm cúng chúng sinh vất vưởng thông thường sẽ gồm những món sau:

Muối gạo.

Cháo trắng nấu thật loãng.

Mâm ngũ quả.

12 cục đường thẻ.

Các loại bỏng ngô, bánh kẹo.

Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc khác nhau.

Tiền thật – sử dụng các loại tiền lẻ.

3 chung nước.

Nhang và nến.

DL (t/h)

Bình Luận

Tin khác

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, tối 22/4, Phó Cục trưởng Cục Di sản Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Nghĩa trang dành cho thú cưng 'độc nhất vô nhị' tại Hà Nội

Nghĩa trang dành cho thú cưng "độc nhất vô nhị" tại Hà Nội

(CLO) Nằm sâu trong ngõ 167 phố Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một nghĩa trang thú cưng mang tên chùa “Tề Đồng Vật Ngã” do ông Nguyễn Bảo Sinh (87 tuổi) làm chủ - người dành tâm huyết hơn nửa cuộc đời cho nghĩa trang thú cưng đầu tiên tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

(CLO) Triển lãm “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” trưng bày hơn 30 hình ảnh tiêu biểu về danh lam thắng cảnh, lễ hội, du lịch, ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UNESCO công nhận và vinh danh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

(CLO) Lễ hội Đền Thái Vi là lễ hội lớn của dân làng Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để tưởng nhớ các vị vua đời Trần. Đây còn là một trong những lễ hội đặc sắc và thu hút nhiều du khách thập phương đến tham gia.

Đời sống văn hóa
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa