Nền kinh tế "khát" vốn nhưng khó "hấp thụ" vốn

Thứ hai, 16/10/2023 18:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là vấn đề đáng lưu ý trong nội dung thẩm tra về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ tại Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính

Ngày 16/10, tại Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày nội dung thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết: Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đối mặt khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời giúp tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, ước cả năm có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công, nợ Chính phủ, bội chi được kiểm soát; nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia được tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai; thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm; thanh khoản thị trường chứng khoán có xu hướng cải thiện; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được đẩy mạnh; công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt; tập trung làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, lao động, việc làm, cải thiện đời sống người dân; lĩnh vực văn hóa, giáo dục có nhiều chuyển biến; quốc phòng, an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, uy tín và vị thế quốc tế được nâng cao.

nen kinh te khat von nhung kho hap thu von hinh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tóm tắt thẩm tra.

Bên cạnh kết quả đạt được, Ủy ban Kinh tế đề nghị quan tâm, tập trung đánh giá kỹ hơn một số vấn đề. Đó là dự kiến 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt mục tiêu đề ra năm thứ 3 liên tiếp. Một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả, thủ tục hành chính tuy đã được cắt giảm nhưng trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, việc ban hành Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật còn bất cập, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay giảm nhưng dư nợ tín dụng đến ngày 21/9/2023 chỉ tăng 5,91% so với cuối năm 2022. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí sản xuất, chi phí logistics tăng cao; sự liên kết giữa doanh nghiệp của các thành phần kinh tế lỏng lẻo, thiếu gắn kết.

nen kinh te khat von nhung kho hap thu von hinh 2

Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 16/10.

Giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng (hết 9 tháng đạt 51,38% kế hoạch), chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng giảm 8,3% so với cùng kỳ; nợ đọng thuế có chiều hướng gia tăng; giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng còn chậm. Nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn một số khó khăn, thách thức.

Bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng lạm thu đầu năm học, lạm thu “quỹ phụ huynh” gây bất bình cho phụ huynh. Trật tự, an toàn xã hội, tình hình tội phạm có lúc, có nơi còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Công tác phòng, chống cháy nổ gặp nhiều thách thức, nhiều vụ cháy xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản…

Công tác quy hoạch không đạt được các mục tiêu, yêu cầu tại Nghị quyết số 61/2022/QH15

Thẩm tra về tình hình giữa kỳ thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận định, nhìn lại nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam vẫn cơ bản vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận.

nen kinh te khat von nhung kho hap thu von hinh 3

Các đại biểu dự phiên họp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá một số vấn đề: Cơ cấu kinh tế chưa có nhiều thay đổi; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, năng suất lao động bình quân 3 năm 2021 - 2023 tăng 4,36 - 4,69%, thấp hơn mức 6,26% của 3 năm 2016 - 2018; năng lực tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế còn nhiều hạn chế.

Chất lượng thu ngân sách nhà nước còn chứa đựng yếu tố chưa bền vững, so với dự toán, thu từ dầu thô năm 2021 vượt 21,4 nghìn tỷ đồng, năm 2022 vượt 49,8 nghìn tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất năm 2021 và năm 2022 đều vượt khoảng 74 nghìn tỷ đồng. Thu hút FDI mới, công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ gặp nhiều khó khăn. Giải ngân đầu tư công không đạt kế hoạch.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế vẫn còn hạn chế, tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh vẫn chưa được khắc phục triệt để. Thể chế cho những vấn đề mới, mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh cần được báo cáo rõ hơn. Công tác quy hoạch không đạt được các mục tiêu, yêu cầu tại Nghị quyết số 61/2022/QH15. Việc triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 39/2021/QH15 còn lúng túng, vướng mắc; một số địa phương phản ánh việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho khu, cụm công nghiệp chưa phù hợp.

nen kinh te khat von nhung kho hap thu von hinh 4

Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các doanh nghiệp sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi năng lượng xanh - sạch, carbon thấp, vật liệu bền vững, sản xuất thân thiện môi trường… từ thị trường nhập khẩu; cộng thêm ngày càng nhiều yêu cầu ngặt nghèo với hàng nhập khẩu từ các thị trường truyền thống. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại còn chậm, nhất là giải quyết những điểm nghẽn trong phát triển hạ tầng tại các đô thị lớn. Triển khai các dự án quan trọng quốc gia còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án, khó hoàn thành kế hoạch.

Công tác phòng, chống dịch COVID-19 có thời điểm còn bị động, lúng túng, nhất là giai đoạn đầu khi biến chủng Delta bùng phát mạnh. Công tác quản lý, sử dụng nguồn lực cho phòng, chống dịch còn bất cập, còn tình trạng tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật, xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng, gây bức xúc, ảnh hưởng đến lòng tin trong nhân dân.

Chưa có nhiệm vụ, sản phẩm khoa học, công nghệ có tính đột phá, tính liên vùng để có thể triển khai ở quy mô lớn. Việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn rất chậm. Ngành giáo dục bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, từ chất lượng đến tâm lý, sức khỏe, kiến thức của học sinh; nhiều sinh viên không thể ra trường đúng hạn.

Bên cạnh đó, nhiều khu công nghiệp vẫn chưa có công trình xử lý nước thải tập trung, thiếu hệ thống quan trắc nước thải tự động...; một số lưu vực sông còn ô nhiễm nặng. Công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nói chung và kiểm kê khí nhà kính nói riêng còn tồn tại một số hạn chế.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc, đường giao thông sau bão

Nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc, đường giao thông sau bão

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo: Sau khi bão đã đi qua, các địa phương vùng đồng bằng cần nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc, đường giao thông để nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão; huy động các lực lượng tập trung hỗ trợ cho người dân có chỗ ở, cung cấp nước uống, lương thực, thực phẩm, không để ai bị đói, bị rét.

Tin tức
'Tăng số dư' gói tín dụng ưu đãi cho xuất khẩu thủy hải sản, 'giảm lãi suất' mua nhà ở xã hội

'Tăng số dư' gói tín dụng ưu đãi cho xuất khẩu thủy hải sản, 'giảm lãi suất' mua nhà ở xã hội

(CLO) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tăng số dư của gói tín dụng ưu đãi cho xuất khẩu thủy hải sản lên dự kiến khoảng 50.000-60.000 tỷ; tiếp tục tăng ưu đãi, giảm bớt lãi suất cho người mua nhà ở xã hội.

Tin tức
Hà Nội rà soát, kiểm tra 619 công trình, 7077 nhà ở riêng lẻ ứng phó với bão số 3

Hà Nội rà soát, kiểm tra 619 công trình, 7077 nhà ở riêng lẻ ứng phó với bão số 3

(CLO) Theo thống kê tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, đến 10h00 ngày 7/9 đã có 619 công trình xây dựng và 7077 nhà ở riêng lẻ được chỉ đạo kiểm tra, rà soát triển khai phương án ứng phó cơn bão số 3.

Tin tức
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ rõ nguyên nhân đấu giá đất cao 'bất thường' tại Hà Nội

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ rõ nguyên nhân đấu giá đất cao 'bất thường' tại Hà Nội

(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, sau khi có kết quả đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn TP Hà Nội và phản ánh của báo chí, dư luận, cơ quan chức năng hiện đã chủ động chỉ đạo rà soát nắm bắt tình hình giao dịch trên địa bàn, đặc biệt đối với các lô đất đấu giá. Qua kiểm tra cho thấy việc trúng đấu giá tăng cao so với giá khởi điểm là đúng thực tế.

Tin tức
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên: Nhiều người bị lừa đảo ra ngân hàng, sắp chuyển tiền thì được kịp thời ngăn chặn

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên: Nhiều người bị lừa đảo ra ngân hàng, sắp chuyển tiền thì được kịp thời ngăn chặn

(CLO) Liên quan đến tình trạng lừa đảo qua mạng, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, thời gian gần đây, một số vụ việc người dân, ngân hàng chủ động phát hiện, ngăn chặn được hành vi lừa đảo. Nhiều người bị lừa đảo ra ngân hàng, sắp chuyển tiền thì được kịp thời ngăn chặn.

Tin tức