(NB&CL) “Đức chắc chắn rơi vào suy thoái kinh tế nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt” - cảnh báo được Hiệp hội công nghiệp Đức (BDI) đưa ra hồi trung tuần tháng 6 dường như đang trở thành hiện thực khi tỷ lệ lạm phát tại nước này đã lên tới 8,5%.
Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner cũng vừa lên tiếng cho biết tình hình kinh tế Đức đang xấu đi và triển vọng rất mong manh.
Không tăng trưởng trong quý II/2022
Theo số liệu được Văn phòng thống kê Liên bang Đức – Destatis công bố trong ngày 29/7, kinh tế Đức không tăng trưởng trong quý II/2022, với tỷ lệ tăng GDP là 0%. Như vậy, Đức trở thành nền kinh tế lớn duy nhất tại châu Âu không tăng trưởng trong quý II năm nay.
Viện nghiên cứu kinh tế Munich (IFO) hồi cuối tháng 7 cũng công bố số liệu cho biết, sau khi khảo sát gần 9.000 doanh nghiệp Đức, chỉ số kinh doanh đã giảm 3,6 điểm và đang ở mức thấp nhất từ tháng 6/2020. Khoảng 16% doanh nghiệp Đức đã quyết định cắt giảm hoạt động hoặc đóng cửa nhà máy do giá năng lượng tăng cao.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế ZEW công bố ngày 16/8, chỉ số tâm lý kinh tế đã giảm xuống -55,3 điểm so với mức -53,8 trong tháng 7 vừa qua. Theo ông Clemens Fuest - Giám đốc IFO, điều này phản ánh mức độ bi quan của các doanh nghiệp Đức về triển vọng kinh tế nước Đức.
Tỷ lệ lạm phát tại Đức đã lên tới 8,5%. Ảnh: AFP/TTXVN
Chuyên gia kinh tế tại VP Bank, ông Thomas Gitzel, thậm chí còn dự báo nền kinh tế đầu tàu này sẽ tiếp tục giảm sút trong quý 3. “Suy thoái kinh tế đã bắt đầu và dự báo cho đến quý cuối cùng của năm 2022 vẫn không có khả năng cải thiện. Thậm chí, đầu năm 2023, hầu như không có lý do nào để hy vọng tình hình sẽ được cải thiện trở lại” - ông Thomas Gitzel nhận định. Mọi sự đang trở nên tồi tệ đến mức, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner tuần trước đã phải lên tiếng mà rằng: tình hình kinh tế Đức đang xấu đi và triển vọng rất mong manh.
Mới đây, tờ báo Đức Die Welt cũng dẫn lời các chuyên gia kinh tế nước này cảnh báo nền kinh tế đầu tàu châu Âu rơi vào suy thoái trong năm nay. Nhiều dự báo khác về nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng cùng chung một màu sắc u ám, rằng nước Đức đang đối mặt với “nguy cơ hữu hình của một cuộc suy thoái”. Điều an ủi duy nhất có lẽ chỉ là việc, giới phân tích cho rằng cuộc suy thoái này không có khả năng nghiêm trọng như năm 2008.
Trước đó, từ hồi tháng 2/2022, báo cáo kinh tế của Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức sụt giảm 0,7% trong quý IV/2021 và rằng GDP của Đức có thể lại suy giảm đáng kể trong quý I/2022. Ngân hàng Trung ương Đức nhấn mạnh, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái lần thứ 2. Cũng thời điểm đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (Ifo) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Đức năm 2022 xuống còn 3,7% .
Bài học muộn màng
Thực ra khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, đặc biệt khi sự vụ “cắt giảm nguồn khí đốt từ Nga” bùng nổ thì tác động tiêu cực lên nền kinh tế châu Âu nói chung, kinh tế Đức nói riêng đã được cảnh báo.
Đức từ lâu đã là nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn khí đốt từ Nga. Trước cuộc xung đột tại Ukraine, Đức nhập khẩu mỗi năm khoảng 45 tỷ m3 khí đốt của Nga, chiếm tới 55% thị phần nước Đức, cao hơn nhiều so với 30% cách đây 20 năm. Nền kinh tế Đức dựa chủ yếu vào những ngành công nghiệp như hóa chất, ô-tô hoặc thép. Tất cả những ngành công nghiệp này đều đòi hỏi Đức cung cấp một lượng nhiên liệu lớn, và hơn 2/3 trong số đó là được nhập khẩu.
Thế nên, việc Nga cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên đến với Đức sẽ gây ảnh hưởng rất lớn nền kinh tế nước này, có thể dẫn đến tình trạng thiếu 9% lượng khí đốt tiêu thụ của Đức trong nửa cuối năm 2022, 10% vào năm 2023 và 4% vào năm 2024. Thiếu hụt đương nhiên sẽ dẫn tới giá nhiên liệu tăng cao và giá khí đốt tăng cao cũng có thể làm tăng lạm phát đến 2 điểm phần trăm vào năm 2022 và 2023.
Một nhà máy điện than tại Garzweiler, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Để xử lý khủng hoảng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hồi cuối tháng 7 đã tuyên bố Đức đang làm tất cả để đa dạng hoá nguồn cung năng lượng, thúc đẩy việc sản xuất năng lượng tái tạo, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng. Đài DW cho biết Đức đang cân nhắc khởi động lại nguồn cung cấp năng lượng điện than và cân nhắc việc ngừng loại bỏ năng lượng hạt nhân. Uniper, công ty của Đức nhập khẩu khí đốt của Nga nhiều nhất đã chuẩn bị cho việc đổi khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Woodside của Australia lấy khí đốt của Mỹ để có thể tăng nguồn cung cho châu Âu nhanh hơn trong mùa Đông sắp tới.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đang kêu gọi người dân Đức phải tiết kiệm hơn trong việc sử dụng năng lượng, các hộ gia đình, trường học và thành phố được yêu cầu ít sử dụng máy sưởi, phân chia nước nóng, đóng cửa hồ bơi, tiết kiệm các nguồn sử dụng năng lượng.
Tuy nhiên, tác động từ những giải pháp này vẫn còn khá khiêm tốn. Thủ tướng Đức đã từng buông lời nhận định, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã mang lại cho nước Đức bài học là không bao giờ được phép phụ thuộc đơn phương vào một đối tác nào trong tương lai.
Nhưng dường như, bài học đắt giá ấy đã được rút ra quá muộn.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Duy Hưng (trú tại xã Điền Mỹ) vì hành vi phá rừng trái pháp luật. Số tiền phạt được ấn định là 37,5 triệu đồng, kèm theo yêu cầu khắc phục hậu quả.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có (SN:1995, trú tại khóm Vĩnh Phú, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, từ 31/3/2025, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 50% và mặt hàng ô tô mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%.
(CLO) Những phụ phẩm từ cây trồng tưởng chừng như bỏ đi, nhưng qua bàn tay của những người yêu thiên nhiên thì một lần nữa nguyên vật liệu ấy được "tái sinh" và mang lại giá trị kinh tế cao.
(CLO) Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), ngày 31/3, TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972, thuộc phường Nam Ngạn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 1/4, Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cảnh báo ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Khu vực Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ.
(CLO) Chiều 31/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định về hợp nhất Báo Hà Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và công tác cán bộ.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Ngày 31/3, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Mỹ sẽ phải hứng chịu một đòn đáp trả mạnh mẽ nếu thực hiện lời đe dọa ném bom Iran mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
(CLO) Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 sang Bộ Công an.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.
(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.