Nền kinh tế Nga bắt đầu rạn nứt khi được dự báo về một sự suy giảm mạnh

Thứ tư, 06/04/2022 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Goldman Sachs đã dự báo GDP Nga sẽ giảm 10% trong năm nay, trong khi Viện nghiên cứu tài chính quốc tế dự báo mức giảm nghiêm trọng hơn, 15%.

Nền kinh tế Nga dự kiến sẽ thu hẹp mạnh trong năm nay trong khi lạm phát tăng vọt, các lệnh trừng phạt trừng phạt của quốc tế nhằm đáp trả cuộc tấn công của họ vào Ukraine bắt đầu có những tác động đến nền kinh tế Nga.

nen kinh te nga bat dau ran nut khi duoc du bao ve mot su suy giam manh hinh 1

Ngân hàng trung ương Nga đã thực hiện một loạt biện pháp kiểm soát vốn nhằm hỗ trợ tài sản trong nước và đồng tiền rúp, khi các lệnh trừng phạt quốc tế siết chặt nền kinh tế sau khi Nga tấn công Ukraine. Ảnh: Getty Images.

Hoạt động sản xuất của Nga trong tháng 3 đã giảm xuống mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2020 - giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, do tình trạng thiếu nguyên liệu và chậm trễ giao hàng đè nặng lên các nhà máy.

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của S&P Global cho Nga, được công bố vào thứ 6 tuần qua, đã giảm từ 48,6 trong tháng 2 xuống 44,1 vào tháng 3. Các nhà kinh tế của Goldman Sachs đã lưu ý hôm thứ 6 rằng “sự sụt giảm này đang diễn ra trên diện rộng, với sản lượng giảm mạnh, các đơn đặt hàng mới và đặc biệt các thành phần xuất khẩu mới đặt hàng.”

Trong một lưu ý hôm thứ 4, các nhà kinh tế tại Capital Economics dự đoán rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây có khả năng đẩy tổng sản phẩm quốc nội của Nga giảm 12% vào năm 2022, trong khi lạm phát dự kiến sẽ vượt quá 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu đã dự đoán nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 10%, vốn vẫn là giai đoạn suy thoái sâu nhất của đất nước trong gần 30 năm, và GDP sau đó sẽ đi ngang vào năm 2023 và bước vào một thời kỳ tăng trưởng kéo dài không đáng kể.

Goldman Sachs cũng đã dự báo mức giảm 10%, trong khi Viện nghiên cứu tài chính quốc tế dự báo GDP Nga sẽ giảm mạnh hơn ở mức 15% vào năm 2022 và 3% nữa vào năm 2023.

Tuy nhiên, nỗi lo về một khoản nợ có chủ quyền của Nga bị vỡ nợ đã qua đi, với việc Điện Kremlin đã thực hiện thành công một khoản thanh toán trái phiếu được giám sát chặt chẽ gần đây bất chấp xiềng xích của các lệnh trừng phạt của các cường quốc phương Tây đã đóng băng một phần khổng lồ trong kho dự trữ ngoại tệ 640 tỷ USD của ngân hàng trung ương Nga.

Chứng khoán Nga cũng tăng cao hơn kể từ khi mở cửa trở lại vào ngày 24 tháng 3 sau khi các sàn giao dịch ở Moscow đóng cửa kéo dài một tháng, cùng với đồng rúp, mặc dù các biện pháp kiểm soát vốn do Ngân hàng Trung ương Nga thực hiện và nguy cơ vỡ nợ giảm dần là nguyên nhân một phần.

Trưởng nhóm Kinh tế Capital Economics, Chuyên gia kinh tế các thị trường mới nổi William Jackson cho biết trong báo cáo: “Một sự phục hồi bền vững hơn có thể sẽ đòi hỏi một thỏa thuận hòa bình nhưng thỏa thuận ấy vẫn còn xa vời. Trong khi đó, tác động lan tỏa từ chiến tranh sẽ được ghi nhận một cách sâu sắc ở Trung và Đông Âu (CEE).”

“Ngành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung và lạm phát cao hơn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của các hộ gia đình và làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Chúng tôi cho rằng cuộc chiến sẽ làm giảm mức tăng trưởng 1,0-1,5% trong CEE trong năm nay.”

Triển vọng tăng trưởng kinh tế đối với Nga có thể còn đen tối hơn nữa sau khi xuất hiện vào cuối tuần những cáo buộc về các vụ thảm sát thường dân của lực lượng Nga ở Bucha và các thị trấn khác của Ukraine. Các cáo buộc này sẽ đẩy lùi kỳ vọng về các cuộc đàm phán hòa bình và làm tăng nguy cơ trừng phạt quốc tế nặng nề hơn.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss sẽ tới Ba Lan vào thứ 2 để gặp những người đồng cấp Ukraine và Ba Lan trước cuộc đàm phán với các đồng minh G-7 và NATO vào cuối tuần này, đồng thời dự kiến sẽ kêu gọi các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga.

Huy Hoàng (Theo CNBC)

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô