Nền kinh tế Sri Lanka qua giai đoạn nguy kịch, vẫn đang túng quẫn

Thứ sáu, 03/02/2023 13:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau sự sụp đổ kinh tế và biến động chính trị, người dân Sri Lanka phải cam chịu những bữa ăn ít đạm hơn và tương lai mù mịt.

Người dân “thắt lưng buộc bụng” chưa từng có

Bề ngoài, sự yên bình đã quay trở lại Sri Lanka kể từ khi quốc gia Nam Á này rơi vào hỗn loạn chính trị và gần như phá sản vào mùa hè năm ngoái. Đã qua rồi một thời nguồn nhiên liệu cạn kiệt; hay một vùng đất rộng bên bờ biển từng là nơi cắm trại biểu tình kéo dài hàng tháng trời trong cả những ngày lễ.

Nhưng ẩn sâu bên trong, nền kinh tế của quốc đảo này vẫn đang trong tình trạng hấp hối, bởi Chính phủ vẫn chưa tìm được cách thoát khỏi nợ nần chồng chất. Người dân Sri Lanka do đó phải cam chịu một thực tế đáng buồn: bữa ăn bị cắt giảm, thu nhập giảm và kỳ vọng giảm.

nen kinh te sri lanka qua giai doan nguy kich van dang tung quan hinh 1

Dữ liệu kinh tế vẽ ra một bức tranh về chất lượng sống bị giảm sút nghiêm trọng ở Sri Lanka, với lạm phát ở mức gần 60%. (Nguồn: Jonathan Browning / The New York Times)

Nhiều người trẻ đang tuyệt vọng tìm cách rời khỏi đất nước. Những người không thể trốn thoát được sẽ phải tính đến khả năng rằng bất kỳ sự phục hồi kinh tế nào cũng sẽ ở mức khiêm tốn nhất, ngoại trừ việc xóa bỏ lời hứa trước đó về khả năng phát triển ở quốc gia từng là quốc gia có thu nhập trung bình này.

Có lẽ trên hết, điều đã khiến người dân Sri Lanka trở nên nổi tiếng là, ngay cả sau một cuộc nổi dậy của quần chúng đã lật đổ vị Tổng thống quyền lực vào tháng 7, chính giới tinh hoa chính trị đó vẫn nắm quyền chỉ huy, không chịu trách nhiệm giải trình về sự quản lý yếu kém đã phá hỏng nền kinh tế quốc gia.

Dữ liệu kinh tế vẽ nên một bức tranh về chất lượng cuộc sống người dân bị giảm sút nghiêm trọng. Lạm phát, đạt đỉnh khoảng 90% trong thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng, vẫn ở mức cao khủng khiếp là 59%. Cứ 5 hộ gia đình thì có 2 hộ gia đình có chi phí mua thực phẩm chiếm ít nhất 75% chi tiêu. Theo Liên Hợp Quốc, gần 30% dân số Sri Lanka đang trải qua tình trạng mất an ninh lương thực.

Một số sự ổn định bề nổi có vẻ không đến từ việc sửa chữa nền kinh tế, mà thông qua một loạt các đợt tăng thuế đau đớn và cắt giảm trợ cấp đã hạn chế thêm nhu cầu của người dân.

Ở vùng đồng bằng trung tâm tươi tốt của Sri Lanka, ông HM Dissanayake, 65 tuổi, một nông dân và vợ ông, bà Malani Mangalika, 64 tuổi, chủ một cửa hàng tạp hoá ở góc đường, đã giảm tần suất ăn cá và thịt từ 3 lần/tuần xuống còn 1 lần/tháng.

nen kinh te sri lanka qua giai doan nguy kich van dang tung quan hinh 2

Ông HM Dissanayake và vợ của ông, bà Malani Mangalika, đã giảm mạnh việc tiêu thụ các loại thực phẩm như thịt và sữa. (Nguồn: Jonathan Browning / The New York Times)

Hai vợ chồng ông bà nhìn nhau và cố nhớ lại lần cuối cùng họ uống sữa là khi nào.

“Lần cuối cùng chúng tôi được uống sữa là 6 tháng trước”, bà Mangalika nói.

“Chúng ta không được ăn trứng bao lâu rồi?”, ông Dissanayake hỏi.

“2 tháng”, bà Mangalika trả lời.

Hiệu ứng domino tiềm ẩn

Liệu Sri Lanka, một quốc gia với 22 triệu dân, có thể xoay chuyển tình thế hay thay vào đó lại lún sâu hơn vào tình trạng khó khăn về kinh tế hay không? Vấn đề này đang được theo dõi chặt chẽ vì các quan chức và nhà ngoại giao mô tả đây là một hiệu ứng domino tiềm ẩn.

Hàng chục quốc gia nhỏ hơn khác cũng đang phải vật lộn tương tự với khoản nợ không bền vững, một lỗ hổng thậm chí còn khó thoát ra hơn trước tác động về kinh tế của đại dịch và giá cả tăng cao liên quan đến cuộc xung đột của Nga với Ukraine.

Nhiều quốc gia trong số này có điểm chung: Họ mắc một khoản nợ lớn với Trung Quốc.

Sri Lanka đã vỡ nợ vào mùa xuân năm ngoái và hiện đang thảo luận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về gói cứu trợ có thể bơm 2,9 tỷ USD tiền mặt vào nền kinh tế và quan trọng hơn là khôi phục niềm tin với các chủ nợ.

Là một phần của các điều kiện để hoàn tất gói cứu trợ của IMF, Sri Lanka buộc phải nhận được sự đảm bảo từ các chủ nợ song phương như Trung Quốc về việc cơ cấu lại các điều khoản của khoản nợ tồn đọng. Phần lớn khoản nợ khoảng 50 tỷ USD của Sri Lanka đến từ các bên cho vay đa phương và trái phiếu Chính phủ. Theo Chính phủ Sri Lanka, Trung Quốc là nhà tài trợ song phương lớn nhất với khoảng 7 tỷ USD nợ chưa thanh toán.

Các quan chức cho biết Sri Lanka đã hy vọng hoàn tất thỏa thuận với IMF vào tháng 12 vừa qua, nhưng đã nhiều lần bị lùi lịch do phản ứng của Trung Quốc bị chậm lại sau đại hội Đảng Cộng sản vào mùa thu năm ngoái và sự bùng phát của Covid-19.

nen kinh te sri lanka qua giai doan nguy kich van dang tung quan hinh 3

Theo Liên Hợp Quốc, gần 30% người dân Sri Lanka đang trải qua tình trạng mất an ninh lương thực. (Nguồn: Jonathan Browning / The New York Times)

Ấn Độ, một nhà tài trợ chính khác, đã đảm bảo tái cơ cấu nợ. Tuần trước, Trung Quốc đã gửi phản hồi ban đầu tới IMF mà các quan chức Sri Lanka cho là đầy hứa hẹn, nhưng vẫn chưa rõ liệu lời đề nghị đó có làm hài lòng IMF hay không.

Các nhà phân tích cho biết, Bắc Kinh đã có những hành động có chủ ý, một phần vì nước này đang phải đối mặt với hàng núi các khoản nợ khó trả cho các quốc gia khác, và bất kỳ sự nhượng bộ nào mà nước này đưa ra đối với Sri Lanka đều có thể tạo tiền lệ.

Ông Brad Parks, Giám đốc điều hành Trung tâm AidData tại Đại học William & Mary, người đã nghiên cứu các mô hình cho vay của Trung Quốc, nói rằng sách lược của Bắc Kinh là nhấn mạnh rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào về các khoản vay sẽ vẫn là song phương và rời rạc. Và trong khi Trung Quốc đã rất hào phóng trong việc đưa ra các khoản gia hạn trả nợ hoặc các hỗ trợ khác, thì họ lại vạch ra một giới hạn trong việc giảm lãi suất hoặc xóa các khoản vay.

Ông Parks nói: “Tất cả những vụ vỡ nợ lớn này xuất hiện trên khắp thế giới và việc có thể đối phó với chúng một cách kịp thời và hiệu quả thực sự đòi hỏi một phương pháp sắp xếp phối hợp ăn ý. Và điều đó rất khó xử đối với Trung Quốc, bởi vì họ thực sự đã chèn các điều khoản soạn sẵn vào các hợp đồng cho vay của họ nhằm nghiêm cấm bên vay tham gia vào việc điều phối lại thời hạn”.

CEO cũng tháo chạy ra nước ngoài

Khi chờ đợi Trung Quốc, Chính phủ Sri Lanka đã thực hiện các điều kiện khác của IMF để giảm khoảng cách ngân sách - tăng thuế, cắt giảm trợ cấp cho các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu và điện cũng như cố gắng xoay chuyển các doanh nghiệp công đang thua lỗ.

Ông Shehan Semasinghe, Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka, cho biết Chính phủ đã cải thiện nguồn cung và tính sẵn có của các mặt hàng thiết yếu kể từ những tháng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng. Nhưng ông thừa nhận rằng dự trữ ngoại hối của Sri Lanka vẫn ở mức “không đáng kể” và đất nước này vẫn đang trong tình trạng túng quẫn.

Ông Semasinghe cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát và quản lý các thách thức kinh tế “không có nghĩa là chúng ta đang ở trong thời kỳ ổn định lý tưởng. Chúng tôi đã sử dụng một số công cụ không phải là công cụ được ưu tiên sử dụng, chúng tôi đã hạn chế nhu cầu ở mức độ lớn hơn”.

Những người nông dân như ông Dissanayake chưa bao giờ trải qua tình trạng thắt lưng buộc bụng như vậy, ngay cả trong cuộc nội chiến kéo dài ba thập kỷ của quốc đảo này, kết thúc vào năm 2009.

Khủng hoảng kinh tế mà người dân Sri Lanka cảm thấy sâu sắc nhất là do Chính phủ tự gây ra. Ông Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống bị lật đổ bởi các cuộc biểu tình, đã cấm phân bón hóa học một cách bất chợt vào mùa xuân năm 2021 để thúc đẩy đất nước chuyển sang canh tác hữu cơ.

Hậu quả thật thảm khốc, Liên Hợp Quốc ước tính sản lượng nông nghiệp giảm khoảng 50%. Vào thời điểm Chính phủ đảo ngược lệnh cấm trước các cuộc biểu tình, họ đã hết dự trữ ngoại hối để nhập khẩu phân bón.

Mùa vụ này, Chính phủ đã cung cấp phân bón cho nông dân trồng lúa với giá được chiết khấu, mặc dù nó vẫn khiến họ phải trả giá cao hơn 20 lần so với giá họ từng trả, với các khoản trợ cấp hiện đã bị cắt giảm. Ông Dissanayake và những nông dân trồng lúa khác trong làng của họ, cũng như các quan chức Chính phủ, hy vọng rằng sản lượng lúa, một loại cây trồng chủ lực, sẽ trở lại bình thường.

Tuy nhiên, nông dân trồng rau và trái cây đang chịu sự chi phối của thị trường.

“Chính phủ không cung cấp cho chúng tôi phân bón, vì chúng tôi không phải là nông dân trồng lúa. Chúng tôi không đủ khả năng mua phân bón trên thị trường”, ông MDS Wijesinghe, người từng là một nông dân trồng đu đủ và cà chua thành công trước khi thảm họa chính sách khiến gia đình ông sống sót nhờ một vườn dừa nhỏ và tiệm cầm đồ trang sức của gia đình.

nen kinh te sri lanka qua giai doan nguy kich van dang tung quan hinh 4

Trang trại của ông Dissanayake bị tổn hại nghiêm trọng bởi các chính sách của Chính phủ, bao gồm lệnh cấm tạm thời phân bón hóa học. (Nguồn: Jonathan Browning / The New York Times)

Ở Colombo, một ngành kinh doanh đang bùng nổ là các công ty môi giới hứa hẹn cơ hội việc làm ở nước ngoài — một tấm vé thoát khỏi tình trạng bấp bênh đáng buồn.

Số liệu của Chính phủ cho thấy con số kỷ lục 300.000 người rời đất nước ra nước ngoài làm việc vào năm 2022. Tình trạng tuyệt vọng đến mức một quảng cáo tìm việc làm giả ở Thổ Nhĩ Kỳ đã thu hút khoảng 500 người từ các vùng khác nhau của đất nước kéo đến thủ đô.

Ravi Selliah, Tổng giám đốc của một công ty tuyển dụng cho biết: “Mọi người đều muốn rời khỏi đất nước này. Ngay cả CEO của các công ty cũng đến đây và yêu cầu bất kỳ loại công việc nào ở nước ngoài”.

nen kinh te sri lanka qua giai doan nguy kich van dang tung quan hinh 5

Một công ty tuyển dụng ở Colombo giúp người dân Sri Lanka tìm việc làm ở nước ngoài, chủ yếu ở Trung Đông, nơi được trả lương cao hơn. (Nguồn: Jonathan Browning / The New York Times)

Kugan Sivanathan, một nhân viên ngân hàng 21 tuổi, đã điền hết đơn này đến đơn khác nhưng vẫn chưa được tuyển tại nước ngoài. Khi nhận được công việc ngân hàng sau khi tốt nghiệp đại học, Sivanathan nghĩ rằng thu nhập của mình và tiền lương của cha anh khi làm nhân viên của một nhà máy sản xuất bánh quy sẽ mang lại cho gia đình 4 người của họ một cuộc sống thoải mái.

Nhưng khi giá cả tăng chóng mặt và đồng tiền của đất nước lao dốc, lương của Sivanathan trên thực tế đã giảm đi một nửa, trong khi 1/3 trong số đó hiện dành cho việc đi lại bằng xe buýt và ăn trưa hàng ngày của anh. Lương của cha anh cũng bị cắt giảm 80% khi sản xuất tại nhà máy bánh quy giảm mạnh do nhu cầu giảm.

Hồng Vân (Theo The New York Times)

Bình Luận

Tin khác

Ngân hàng được Golfer yêu thích nhất

Ngân hàng được Golfer yêu thích nhất

Với việc thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi dành riêng cho cộng đồng golfer, tổ chức nhiều giải golf chuyên nghiệp nhằm nỗ lực xã hội hóa bộ môn thể nào này, ngày 19/9, Nam A Bank được ghi nhận bằng giải thưởng “Ngân hàng được golfer yêu thích nhất” tại Lễ Công bố và Trao danh hiệu “Vietnam Golf & Leisure Awards 2024 do Tạp chí Vietnam Golf & Leisure phối hợp Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục Thể thao, Hiệp hội Golf Việt Nam tổ chức.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thuế EU tăng vẫn khó cản nổi bước tiến của xe điện Trung Quốc tại châu Âu

Thuế EU tăng vẫn khó cản nổi bước tiến của xe điện Trung Quốc tại châu Âu

(CLO) Dù bị áp thuế bổ sung từ EU, xe điện Trung Quốc vẫn sẽ giữ được tính cạnh tranh tại châu Âu, đặc biệt sau khi các mức thuế này được điều chỉnh giảm trong tháng trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hé lộ góc khuất đằng sau hợp tác giữa công ty bảo hiểm Prudential và ngân hàng: Không sớm giải quyết tranh chấp sẽ bị 'tấn công' từ truyền thông?

Hé lộ góc khuất đằng sau hợp tác giữa công ty bảo hiểm Prudential và ngân hàng: Không sớm giải quyết tranh chấp sẽ bị 'tấn công' từ truyền thông?

(CLO) Prudential là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ có doanh thu lớn, ghi nhận qua kênh hợp tác bán hàng với các tổ chức tín dụng – Bancass. Tuy nhiên theo một số thông tin được hé lộ, kênh bán hàng này cũng đang khiến Prudential gặp một số rắc rối về truyền thông.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

Chiều 19/9, Nam A Bank (mã NAB - HOSE) đã tổ chức thành công buổi gặp gỡ trực tuyến với nhà đầu tư quý 3/2024 thu hút đông đảo nhà đầu tư, các quỹ, công ty chứng khoán trong và ngoài nước tham gia.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng Nga là đơn vị phát hành thẻ hàng đầu châu Âu

Ngân hàng Nga là đơn vị phát hành thẻ hàng đầu châu Âu

(CLO) Ngân hàng cho vay nhà nước Nga Sber (trước đây là Sberbank) là đơn vị phát hành thẻ ngân hàng lớn nhất trong số các tổ chức tài chính châu Âu, theo dịch vụ báo chí của ngân hàng thông báo.

Thị trường - Doanh nghiệp