(CLO) Chùa Ông - Cần Thơ với tuổi đời hơn 120 năm, là một ngôi chùa linh thiêng ở miền Tây Nam Bộ, mang đậm kiến trúc Trung Hoa lâu đời. Ngôi chùa này là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ sở Tây Đô.
Quảng Triệu Hội Quán thường được gọi là Chùa Ông, là cơ sở tín ngưỡng tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đây là một ngôi chùa của người Hoa gốc Quảng Đông và là di tích lịch sử cấp quốc gia kể từ năm 1993.
Sở dĩ có tên Quảng Triệu Hội Quán vì chùa vốn là hội quán của một nhóm người Hoa Quảng Đông thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) theo dòng di dân sang lưu trú ở đất Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa) vào thế kỷ 17-18. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Chùa Ông, vì ở chính điện thờ Quan Thánh Đế quân (tức Quan Công).
Chùa được khởi công xây dựng trên phần đất 532m2 vào năm 1894 (năm Quang Tự thứ 20 và là năm Thành Thái thứ 6), đến năm 1896 thì hoàn thành. Như một số ngôi chùa của người Hoa khác, Chùa Ông không nằm biệt lập mà nằm trong một khu dân cư đông đúc, ngay giữa trung tâm thành phố Cần Thơ, cạnh bến Ninh Kiều.
Diện mạo của chùa Ông gần như không thay đổi từ khi xây dựng cho đến nay. KIến trúc chùa được xây dựng theo hình chữ Quốc với các dãy nhà khép kín vuông góc với nhau, ở giữa chùa một khoảng không gian trống gọi là sân thiên tỉnh hay còn được gọi là giếng trời.
Đặc điểm của chùa Ông mà ta có thể thấy ở hầu khắp các ngôi chùa Hoa khác là màu sắc sặc sỡ, tươi tắn nhưng vẫn thấy được nét cổ kính. Mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó mái bằng men xanh thẫm. Trên nóc là những hình nhân, lưỡng long tranh châu, cá hóa long, chim phụng.. bằng gốm sứ đủ màu. Ngoài ra, ở hai đầu đao còn có hai tượng người cầm mặt trời và mặt trăng (tượng trưng cho âm dương hòa hợp). Kết cấu vòm mái được nâng đỡ bởi 6 hàng cột gỗ tròn và vuông sơn đỏ, có chân đế bằng đá tảng nguyên khối, và một hệ thống vì kèo khá phức tạp. Và các đòn tay ở đây đều ở dạng gỗ tròn, được sơn cẩn thận.
Được biết, gần như toàn bộ vật liệu xây dựng chùa Ông như cột gỗ, đá làm trụ chân cột, liễn đối, kèo, đòn tay, chuông đồng, lư hương... đều được đưa từ Quảng Đông sang. Chúng đều được ghi niên đại 1896 do các nhà hảo tâm đóng góp. Riêng các bao lam ở bàn thờ Quan Công thì được làm tại đường Thủy Binh (đường Đồng Khánh, thuộc Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Bệ thờ, tượng Bồ Tát Quan Âm, ba bàn hương án trước bàn thờ Quan Công thì xây dựng vào năm 1974 bằng đá mài…
Việc dựng chùa trải qua ba thời kỳ với ba kiểu kiến trúc có ít nhiều khác biệt nhưng trên tổng thể lại rất hài hòa tạo kiến trúc mang phong cách chùa Hoa độc đáo.
Cổng và hàng rào với các trụ cột tô đá rửa nối với nhau bằng những song sắt. Trên đầu hai trụ cột chính là đôi lân, ở các cột khác là hình nhân và cá hóa long. Tất cả đều bằng sành sứ nhiều màu.
Để vào được tiền điện, ta phải đi qua một khoảng sân hẹp rồi đến bức bình phong chạm trổ hoa văn. Trên hai cửa ra vào có bảng đại tự "Quảng Triệu Hội Quán".
Đặc điểm kiến trúc tiêu biểu của chùa Hoa chính là sân thiên tỉnh. Tại chùa Ông thì có lợp mái bằng ngói âm dương với bộ vì kèo làm theo kiểu chồng rường gối mộng, chạm khắc tinh vi, thiết kế di động để lấy ánh sáng tự nhiên.
Chánh điện là gian quan trọng nhất của chùa Ông. Vì kèo ở đây cũng được làm theo kiểu chồng rường, gối mộng. Ở đây, khắp nơi đều là phù điêu với đa dạng các hình ảnh như huyền thoại, lịch sử Trung Quốc; hoặc mai, lan, cúc, trúc, rồng, phụng, cá hóa long (rồng), bông lúa,... Qua đó, thể hiện tài năng chạm khắc và nghệ thuật thư pháp của các nghệ nhân lúc bấy giờ.
Anh Quách Ngọc Cương, du khách đến từ Hà Nội đã rất trầm trồ và ngạc nhiên bởi lối kiến trúc độc đáo này. Anh Cương chia sẻ: “Xem phim kiếm hiệp Trung Quốc nhiều tôi rất ấn tượng với văn hóa nước bạn, nhất là các công trình kiến trúc được thể hiện qua chùa chiền, cố cung... Nay được chiêm ngưỡng tận mắt qua lối xây dựng chùa Ông thì tôi lại càng thêm phần thấy thú vị”.
Đến chùa Ông Cần Thơ, du khách còn có cơ hội tham gia những lễ hội đậm chất Trung Hoa như ngày vía Quan Thánh Đế Quân (24/6 âm lịch hằng năm); Ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (23/3 âm lịch hằng năm); Lễ giỗ Ông Bổn (15/3 âm lịch hằng năm). Tương tự văn hóa lâu đời của nước ta, chùa Ông cũng có hoạt động cúng ngày lễ Tết, rằm, mùng 1 các tháng theo lịch âm.
Bên cạnh đó, chùa còn tổ chức lễ hội đấu đèn mỗi 10 năm một lần. Gần đây nhất là năm 2007 - 2017. Vào ngày lễ hội, du khách sẽ đấu giá những chiếc đèn lồng, biểu tượng của sự may mắn và thành công. Trong lễ hội còn có các hoạt động múa lân, rồng, thi đấu võ thuật, biểu diễn nghệ thuật sân khấu Quảng Triều...
Chị Thạch Linh, đoàn du khách từ TP. HCM cho biết: “Đến lễ hội chùa Ông, mọi người đều ăn mặc trang nghiêm, thắp nhang, dâng lễ lên các vị thần nhằm cầu mong gia đình bình an, làm ăn phát đạt, công danh thuận lợi. Tôi cũng được kể rằng, đây là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở Cần Thơ”.
Nhiều du khách, phật tử đến chùa Ông không quên xin quẻ xăm. Các quẻ xăm phần nào giải đáp về vận mệnh, tình duyên, đường con cái... của người xin. Những lời truyền tai về sự linh thiêng của các quẻ xăm tại nơi đây càng thêm thu hút du khách.
Chùa Ông - Cần Thơ với nét kiến trúc tinh tế, đậm chất Trung Hoa chắc chắn là một trong những điểm đến thú vị mà du khách không nên bỏ lỡ khi ghé thăm miền đất Tây Đô.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
(CLO) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất thế giới do CNN bình chọn, khẳng định vị thế không thể thiếu của phở trong nền ẩm thực toàn cầu.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm với mục tiêu đến năm 2030, đón 6 triệu lượt khách, trong đó 70% sử dụng dịch vụ kinh tế ban đêm. Doanh thu từ du lịch dự kiến đạt 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
(CLO) Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch "Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa".