(NB&CL) Người ta nói: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”, ý muốn nói rằng dù có nghèo đói thế nào đi nữa trong cả năm dòng thì ba ngày Tết cỗ bàn phải đàng hoàng, mọi người trong nhà đều phải được ăn no thỏa thích, ăn uống đủ đầy nhiều món… Chính vì lẽ đó mà mâm cỗ ngày Tết thường là rất to, rất nhiều món ngon, với bát lớn, đĩa đầy đặn.
Cỗ Tết ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng, với các món ăn khác nhau. Chẳng hạn như chỉ ở miền Bắc thôi, thì riêng mâm cỗ ngày Tết ở các tỉnh miền núi, ngoài một số món đặc trưng chung ra như bánh chưng, bánh dày, bánh tẻ, xôi, canh măng nấu xương, giò, chả… thì bao giờ cũng không thể thiếu được món thịt bò, thịt lợn hun khói (Một số nơi ở Yên Bái, Hà Giang người ta làm món này bằng thịt trâu, hoặc thịt ngựa). Món thịt hun khói này được làm từ loại thịt thăn, được thái mỏng, tẩm ướp gia vị sau đó phơi sấy khô và khi chuẩn bị bày lên mâm cỗ thì được bọc lá chuối xanh rồi mang vùi vào tro bếp đỏ lửa để miếng thịt mềm ra, cho dễ xé nhỏ. Tôi đã từng được thưởng thức cỗ Tết ở một số tỉnh rẻo cao của phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên… thì thấy món ngon này là món chủ đạo và không bao giờ có thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết.
Với cỗ Tết của vùng Đồng bằng Bắc bộ thì chúng ta đều biết đặc trưng nhất trong mâm cỗ tết phải là: Thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, canh măng, canh bóng, giò chả, thịt gà, xôi gấc, thịt đông… Ở một số nơi thì các món đặc trưng theo vùng miền được bổ sung cho mâm cỗ có khác nhau đôi chút. Ví dụ như vùng Hà Tây cũ (nay đã thuộc Hà Nội), nhiều làng xã bao giờ bày cỗ Tết cũng phải có món nem chạo được chế biến từ tai lợn luộc thái mỏng, trộn với thính là gạo rang vàng, giã nhuyễn. Hay như khu vực Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên…, thì trong mâm cỗ ngày Tết món cá kho, hoặc cá nướng luôn là món chính, không thể thiếu được. Với món cá kho thì hầu như gia đình nào cũng phải chuẩn bị một niêu cá trắm đen, hoặc cá chép kho với giềng. Nếu nhà ai không làm món cá kho thì món cá nướng là phải có, bởi nếu thiếu món cá coi như cỗ bàn Tết năm đó không được xem là to tát, đủ đầy. Cá nướng thường được kẹp vào phên tre và hơ trên lửa với quãng thời gian dài để cá chín từ từ. Trước khi nướng người ta thường tẩm ướp gia vị cho thấm vào thịt cá để khi ăn mới đậm đà, tròn vị. Món cá nướng chấm với nước mắm gừng vắt chanh, bỏ ớt, tiêu, gừng…, thì ngon tuyệt.
Cỗ Tết ở ngoại thành Hà Nội, so với nội thành cũng có sự khác nhau đôi chút, chẳng hạn xung quanh các huyện như Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn…, thường mâm cỗ Tết các gia đình luôn bày giò lụa, chả quế, thế nhưng trong nội thành 2 món này không nhiều gia đình chú trọng bởi họ coi đây là hai món ăn của ngày thường, vì ngày nào cũng luôn ăn nên Tết họ muốn bày biện các món “độc, lạ” hơn. Cỗ Tết ở ngoại thành bao giờ cũng có nhiều bát (bát canh măng, canh mọc, canh miến, khoai môn…); và nhiều đĩa (đĩa giò, chả, thịt gà, giò thủ, nem cuốn…), nghĩa là các bát, các đĩa bày biện chật kín hết cả mâm, thậm chí phải bày thêm ra ngoài phạm vi chiếc mâm mới đủ.
Điều đặc biệt là tất các các bát, các đĩa trong mâm cỗ Tết đều đựng đầy ăm ắp đồ ăn, vì người dân nông thôn thường ăn nhiều, ăn khỏe nên trong bữa cỗ ngày Tết họ không thể ăn thiếu, ăn thòm thèm được, mà phải ăn cho thoả thích. Vì vậy mà khi mua sắm nguyên vật liệu, thực phẩm để làm cỗ Tết nhà nào cũng mua dư ra rất nhiều để phòng bị thiếu. Thế nhưng, mâm cỗ Tết ở nội thành bây giờ khá giản đơn khi nhà nào cũng chỉ làm mấy món để cúng gọi là cho đủ lễ nghĩa, bởi mọi người đều có ý nghĩ bây giờ chơi Tết là chính, chứ mấy ai còn chú trọng đến… ăn Tết giống như cách đây mấy thập kỷ nữa. Bởi vậy mà có khi mâm cỗ Tết chỉ có đĩa bánh chưng, thịt gà, đĩa xôi, đĩa nem cuốn, bát canh măng... Nhà nào làm nhiều món nhất cũng chỉ độ 5-7 đĩa và vài ba bát là cùng.
Ngoài các món ăn chính trong mâm cỗ Tết ra, thì một số món phụ họa dùng để cúng và phục vụ ăn Tết ở mỗi nơi cũng có phần khác nhau. Chẳng hạn, khu vực Đình Bảng, Tiên Sơn, Từ Sơn… (Bắc Ninh) thì không bao giờ là có thể thiếu được món bánh xu xê xanh, đỏ, hồng đẹp mắt. Vùng Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên… (Hà Nội) thì món chè lam, kẹo lạc phải luôn hiện diện trong mâm cỗ cúng Tết trên bàn thờ tiên tổ, sau đó dành phục vụ đãi khách tới chúc Tết. Ở vùng Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình…, nhiều làng, xã có tục lệ là trong mâm cỗ Tết bắt buộc phải cúng bánh dày, nên món này cũng là bắt buộc phải có, không thể thiếu.
Không giống như cỗ tiệc, cỗ đám, cỗ Tết thường không cần quá cầu kỳ về hình thức vì dẫu sao nó cũng được chế biến chủ yếu là những thành viên trong gia đình, không qua trường lớp về nấu ăn. Thế nhưng, phần chất lượng của nó thì luôn được chú trọng, bởi đây là cỗ trước tiên để phục vụ nghi lễ cúng tiên tổ, sau đó để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, chung vui, ăn uống, nên nó không thể không được làm thật ngon, vệ sinh, an toàn.
Mâm cỗ ngày Tết ở mỗi vùng miền của nước ta dẫu có thể là khác nhau đôi chút về một số món ăn, khẩu vị, cách chế biến, cách bài trí…, thế nhưng “lắng đọng” chung trong đó luôn phảng phất, luôn hiện diện các món ăn mang đậm hồn dân tộc đó là: thịt mỡ, dưa hành, giò chả, thịt gà…
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.