Net Zero: Bước đệm cho kỷ nguyên vươn mình

Thứ năm, 31/10/2024 09:07 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong bài phát biểu tại Đại học Columbia trong chuyến thăm làm việc tại New York, Hoa Kỳ tháng 9/2024 vừa qua, người đứng đầu Đảng ta khi đề cập tới một số vấn đề trong con đường hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã nhấn mạnh: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc - COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tuyên bố Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Chinh phục Net Zero, vì thế, là bước đệm cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, và cần sự chung tay vào cuộc hành động hết sức quyết liệt để biến quyết tâm thành hiện thực.

1. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) trong Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo đầu tháng 10/2024, đã nhấn mạnh: biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, diễn biến ngày càng phức tạp, hậu quả ngày càng lớn, khắc phục mất nhiều công sức, tiền của; ứng phó biến đổi khí hậu là nhiệm vụ cấp bách mà không nước nào có thể tự làm một mình. Góp phần ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng là việc không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc và làm phải có hiệu quả.

Theo Thủ tướng, thời gian qua, trong bối cảnh khó khăn, Việt Nam vẫn thúc đẩy được tăng trưởng, kiểm soát được lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, chính sách tiền tệ, tài khóa dần xanh hóa. Trong thành tựu chung của đất nước có đóng góp của phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt đã có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức, nâng cao trách nhiệm và sự tham gia tích cực trong bảo vệ môi trường, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu của mỗi người dân. Trên hết, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thực hiện cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, đã trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, với các dự án cụ thể.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ một số hạn chế như thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng còn chưa đồng đều, một số nhiệm vụ chậm triển khai, đặc biệt việc xây dựng chính sách về phát triển xanh, nhất là thực hiện các quy định đã được xác định tại Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26, thực hiện JETP chưa đáp ứng yêu cầu...

Nhắc lại quan điểm, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược; việc đưa ra cam kết COP26, tham gia Tuyên bố JETP là chủ trương đúng đắn, là cơ hội để Việt Nam phát triển, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu: Phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để thực hiện cho được các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước; phải hành động với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc, trong đó kết nối và vận động thu hút nguồn lực từ quốc tế, các dòng tài chính xanh, chuyển giao công nghệ, tri thức, kinh nghiệm của các nước, tổ chức quốc tế.

net zero buoc dem cho ky nguyen vuon minh hinh 1

Mô hình Kinh tế tuần hoàn được triển khai tại Tập đoàn TH ngay từ khi khởi dựng dự án chăn nuôi bò sữa. Trong ảnh là một trong các Nhà máy xử lý nước thải với công nghệ hiện đại của TH tại Nghệ An.

2. Theo các chuyên gia, hành trình chuyển đổi xanh, đi tới Net Zero 2050 đặt ra rất nhiều thách thức cho nhiều quốc gia và nền kinh tế trên toàn cầu, vì thế những băn khoăn, quan ngại về khả năng hiện thực hóa mục tiêu Net Zero tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam - vừa phải giải bài toán vừa hướng tới nền kinh tế carbon thấp, đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng - là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Vì thế, cho dù thời gian qua Việt Nam đã có những bước triển khai rất quyết liệt, mạnh mẽ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, thì trong thời gian tới, cần thêm nhiều những bước quyết liệt, mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa. Để có được sự đồng bộ ấy, sự chung tay hành động của Chính phủ, các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người tiêu dùng và các bên liên quan là điều tiên quyết.

Về phía các bộ ngành, cơ quan quản lý, như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, là việc cần phải tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế carbon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế thu hút nguồn lực toàn xã hội, nhất là nguồn lực hợp tác công - tư, nguồn lực ngoài nhà nước cho chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế carbon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, các bộ, ngành phải thường xuyên thống kê, đôn đốc thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các nhiệm vụ được giao.

Trong sự cần thiết chung tay vào cuộc của tất cả các bên, doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, như khẳng định của ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam lần thứ 11 mang chủ đề “Net Zero 2050: Bồi đắp niềm tin - Kiến tạo chuyển đổi” (tháng 9/2024): “Doanh nghiệp, không chỉ là nhân tố đóng góp vào sự thành công của các mục tiêu phát triển bền vững mà còn thụ hưởng thành quả về uy tín thương hiệu, tăng trưởng dài hạn từ chính chiến lược phát triển bền vững”.

Đồng tình với điều này, tại Diễn đàn Vietnam - Asia DX Summit 2024, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cũng chia sẻ: “Để khai thác tiềm năng chuyển đổi số - chuyển đổi xanh, tạo ra phát triển kép cả về kinh tế số và kinh tế xanh, cần có nhiều doanh nghiệp Việt Nam “dấn thân” đi tiên phong phát triển các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo, chíp bán dẫn, xe điện thông minh trong chuyển đổi số, công nghệ xanh”.

Thực tế, thời gian qua đã có khá nhiều doanh nghiệp Việt đã nhập cuộc mạnh mẽ trong nỗ lực này. Tập đoàn TH là một ví dụ. Theo chia sẻ của ông Ngô Minh Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH trong Diễn đàn “Khởi tạo nền kinh tế mới - Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp”, ở Tập đoàn TH, mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn ở Tập đoàn TH được thực hiện ngay từ đầu với các hành động có trọng tâm, trọng điểm. Chẳng hạn như xây dựng hệ thống xử lý chất thải với những công nghệ và thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới. 

“Chúng tôi hướng đến những thành tựu lớn về khoa học kỹ thuật của thế giới như điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), internet vạn vật (Internet of Things)… để cải thiện các quy trình làm việc, tăng cường tiếp cận khách hàng, nâng cao trải nghiệm người dùng và tạo ra giá trị kinh doanh. Đồng thời, phát triển mà vẫn đảm bảo nguyên tắc lấy Mẹ Thiên nhiên làm nền tảng và theo hướng phát triển bền vững” - ông Ngô Minh Hải nhấn mạnh.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp tiên phong như TH không nhiều bởi trên thực tế, như Báo cáo “Mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh” do Ban phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thực hiện mới đây với việc kết quả khảo sát diện rộng từ 2.734 doanh nghiệp cho thấy trên lộ trình giảm phát thải, chuyển đổi xanh doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối diện với 3 khó khăn lớn nhất là: Nguồn vốn để thực hiện; Nhân sự có chuyên môn và Các giải pháp kỹ thuật cụ thể, phù hợp...

Trong 3 thách thức kể trên thì thiếu vốn là khó khăn đầu tiên và lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình giảm phát thải, chuyển đổi xanh. 50% doanh nghiệp đang phải loay hoay với bài toán huy động tài chính để chuyển đổi xanh. Doanh nghiệp quy mô vừa khó xoay sở nguồn tiền hơn so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và lớn, cụ thể là 62,7% doanh nghiệp có doanh thu từ 1.000 - 1.500 tỷ cho hay mình chưa thu xếp được nguồn tiền để chuyển đổi.

Rõ ràng, cùng với chính sách thì “tiền đâu” luôn là bài toán hóc búa được đặt ra trước tiên trong mọi hành trình phát triển, trong đó có việc chuyển đổi xanh. Vì thế, để hiện thực hoá được tham vọng Net Zero 2050 hay không, tài chính xanh sẽ phải là vấn đề cần sự quan tâm đặc biệt bởi tới nay tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ (số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tính tới hết năm 2023), trong khi trái phiếu xanh còn rất ít.

Nếu Net Zero 2050 là bước đệm cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thì những bệ đỡ như chính sách, như tài chính xanh cũng phải nhanh chóng thực sự là bệ đỡ cần thiết cho công cuộc xanh hoá nền kinh tế đất nước.

Thư Trang

Tin mới

BCĐ 389 Hà Nội xử lý hơn 2.000 vụ buôn lậu hàng giả trong tháng 10

BCĐ 389 Hà Nội xử lý hơn 2.000 vụ buôn lậu hàng giả trong tháng 10

(CLO) Trong tháng 10.2024, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Công luận 24H
Bác Hồ và những bài học vô giá về “không xa xỉ, không hoang phí”

Bác Hồ và những bài học vô giá về “không xa xỉ, không hoang phí”

(NB&CL) Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, công tác phòng, chống lãng phí, như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra trong bài viết mới đây, đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Nói về việc chống lãng phí, không thể không nhớ tới những bài học và tấm gương mẫu mực từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lúc sinh thời đã chỉ mặt đặt tên “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng” và luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về lối sống giản dị và thực hành tiết kiệm.

Chống tham nhũng, tiêu cực
Đấu giá mỹ thuật: Nền tảng vẫn là sự uy tín, minh bạch

Đấu giá mỹ thuật: Nền tảng vẫn là sự uy tín, minh bạch

(NB&CL) Đấu giá là một mắt xích quan trọng trong thị trường nghệ thuật, nó đem lại nhiều lợi ích và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động đấu giá mỹ thuật cũng bộc lộ những yếu kém, bất cập, do đó cần nhanh chóng được quản lý, vận hành theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch hóa.

Đời sống văn hóa
Mỹ trừng phạt 398 công ty ở hơn 10 quốc gia vì hỗ trợ Nga trong chiến tranh

Mỹ trừng phạt 398 công ty ở hơn 10 quốc gia vì hỗ trợ Nga trong chiến tranh

(CLO) Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt lên 398 công ty tại Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, nhằm ngăn chặn sự hỗ trợ chiến lược và công nghệ cho Nga trong xung đột Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trao quyền cho các trường đại học tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Các trường có tự tung tự tác, bất chấp quy định?

Trao quyền cho các trường đại học tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Các trường có tự tung tự tác, bất chấp quy định?

(NB&CL) Hiện nay, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học của từng trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định nhưng tình trạng tuyển sinh tràn lan, tuyển sinh vượt chỉ tiêu vẫn không thể kiểm soát. Vì vậy, nhiều người lo lắng việc trao quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các nhà trường sẽ dẫn đến việc tuyển sinh vượt quá năng lực đào tạo, gây nên hệ lụy lâu dài đối với sinh viên theo học.

Giáo dục
Nga phạt Google số tiền khổng lồ chưa từng có

Nga phạt Google số tiền khổng lồ chưa từng có

(CLO) Google đối mặt án phạt "khổng lồ" từ tòa án Nga, khoản tiền vượt xa cả GDP thế giới với mức phạt hàng ngày 1 triệu USD vì chặn kênh thân Kremlin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tông xe liên hoàn tại Đắk Nông khiến nhiều phương tiện hư hỏng nặng

Tông xe liên hoàn tại Đắk Nông khiến nhiều phương tiện hư hỏng nặng

(CLO) Cú va chạm liên hoàn giữa 4 xe ô tô làm một tài xế bị thương và nhiều phương tiện hư hỏng.

Giao thông
Lùm xùm vụ 'rác thải' trong bầu cử Mỹ: Ông Trump vào vai lao công, bà Harris cố tránh xa

Lùm xùm vụ 'rác thải' trong bầu cử Mỹ: Ông Trump vào vai lao công, bà Harris cố tránh xa

(CLO) Ông Donald Trump hôm thứ Tư đã bước xuống chiếc Boeing 757 mang tên ông và sau đó bất ngờ trèo lên ghế hành khách của một chiếc xe chở rác màu trắng cũng mang tên ông. Vụ lùm xùm liên quan đến các phát biểu về "rác thải" đang rất "nóng" trong cuộc bầu cử Mỹ.

Thế giới 24h
Nhiều sai phạm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam: Cần xử lí nghiêm trách nhiệm của bộ phận, cá nhân liên quan!

Nhiều sai phạm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam: Cần xử lí nghiêm trách nhiệm của bộ phận, cá nhân liên quan!

(NB&CL) Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền Quảng Nam (TP. Tam Kỳ). Qua đó, chỉ ra hàng loạt sai phạm, khuyết điểm của Giám đốc BV cùng cá nhân có liên quan.

Điều tra
'Linh miêu' chính thức chiếu ở rạp từ ngày 22/11

'Linh miêu' chính thức chiếu ở rạp từ ngày 22/11

(CLO) Chia sẻ với báo chí, Nhà sản xuất (NSX) Võ Thanh Hoà cho biết bộ phim “Linh miêu: Quỷ nhập tràng” sẽ chính thức được chiếu tại các rạp từ ngày 22/11. Đây là dự án khó nhất tính đến thời điểm hiện tại trong sự nghiệp làm phim của anh.

Giải trí
Bắt tạm giam đối tượng hiếp dâm bé gái 3 tuổi

Bắt tạm giam đối tượng hiếp dâm bé gái 3 tuổi

(CLO) VKSND huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá) vừa ra Quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, Lệnh tạm giam bị can đối với Nguyễn Văn Thạch, sinh năm 2000 ở xã Thạch Lập về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”, quy định tại khoản 3, Điều 142 Bộ luật Hình sự.

Vụ án
Dự thảo Luật Đầu tư công trao nhiều quyền lực hơn cho Chủ tịch UBND các cấp?

Dự thảo Luật Đầu tư công trao nhiều quyền lực hơn cho Chủ tịch UBND các cấp?

(NB&CL) Một số ý kiến quan ngại, việc trao hoàn toàn quyền lực cho Chủ tịch UBND các cấp phê duyệt chủ trương dự án đầu tư công đặt ra vấn đề về việc kiểm soát quyền lực và tính minh bạch, khách quan trong triển khai thực hiện.

Kinh tế vĩ mô
Cộng đồng người Việt Nam tại Qatar phải luôn giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc

Cộng đồng người Việt Nam tại Qatar phải luôn giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Qatar tiếp tục đoàn kết, tuân thủ pháp luật sở tại; chăm chỉ lao động, học tập, công tác; luôn giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc; đặc biệt là vận động, giúp đỡ, tìm kiếm công ăn, việc làm, tìm kiếm học bổng, cơ hội đầu tư để đưa anh em, bạn bè sang học tập, nghiên cứu, sinh sống lâu dài tại sở tại.

Tin tức
Thua Tottenham, Man City chia tay Cúp Liên đoàn Anh

Thua Tottenham, Man City chia tay Cúp Liên đoàn Anh

(CLO) Ra sân thi đấu với đội hình không mạnh, câu lạc bộ Man City nhận thất bại đáng tiếc 1-2 trước Tottenham ở vòng 1/8 Cúp Liên đoàn 2024/25, rạng sáng 31/10 (theo giờ Việt Nam).

Thể thao
Kẻ bán thai phụ sang xứ người lĩnh án

Kẻ bán thai phụ sang xứ người lĩnh án

(CLO) Sau khi cùng đồng bọn lừa bán thai phụ sang Trung Quốc, Lô Thị Mỹ Anh đã nhanh chân bỏ trốn và bị truy nã. Nhiều năm sau, kẻ bán người đã sa lưới và phải chịu sự trừng trị của pháp luật.

Vụ án
Cụm liên kết an toàn PCCC đã phát huy hiệu quả tích cực

Cụm liên kết an toàn PCCC đã phát huy hiệu quả tích cực

(CLO) Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp là nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Để phòng cháy, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, nhắc nhở của các cơ quan chức năng, thì mô hình Cụm liên kết an toàn PCCC đã phát huy hiệu quả tích cực.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.

Góc nhìn
Chống “giặc ở trong lòng”: Quyết tâm đủ mạnh để đất nước phát triển vươn mình

Chống “giặc ở trong lòng”: Quyết tâm đủ mạnh để đất nước phát triển vươn mình

(NB&CL) Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời đã chỉ mặt đặt tên “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”, “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn”. Trong đó, cái hại lớn nhất, nguy hiểm nhất là làm suy giảm nguồn lực, tạo rào cản vô hình cho mọi sự phát triển. Vì thế, để đất nước không bỏ lỡ cơ hội lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình, thì một trong những mệnh lệnh cấp bách, từ mỗi người dân Việt, là diệt cho được “giặc từ chính trong lòng mình”.

Góc nhìn
Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Góc nhìn
Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Góc nhìn
Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.

Góc nhìn
Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất

(NB&CL) Nghiên cứu của các tổ chức tư vấn, nhìn nhận của các chuyên gia đều cho rằng, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam không đơn thuần là việc có thêm loại hình vận tải hiện đại mà hơn thế nữa, tạo động lực để phát triển kinh tế- xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giảm phát thải, bảo đảm quốc phòng - an ninh… Ở vị thế và tiềm lực của Việt Nam hiện nay, thời điểm đầu tư đường sắt tốc độ cao đã chín muồi. Và để hiện thực hoá dự án này, như nhắc nhớ của người đứng đầu Chính phủ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt. 

Góc nhìn
Tạo đà để Hà Nội “vươn mình” với những mục tiêu cao cả đầy khát vọng

Tạo đà để Hà Nội “vươn mình” với những mục tiêu cao cả đầy khát vọng

(NB&CL) Tròn 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã không ngừng vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế của mình qua những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Hà Nội luôn giữ vững bản lĩnh, nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng đổi mới, sáng tạo. Những thành tựu lớn lao ấy không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xứng đáng với truyền thống lịch sử vẻ vang.

Góc nhìn
Ứng phó biến đổi khí hậu: Cần hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn

Ứng phó biến đổi khí hậu: Cần hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn

(NB&CL) Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, phức tạp, khó lường và có những tác động mạnh hơn so với trước đây. Siêu bão Helene đang quần thảo nước Mỹ khiến hàng trăm người thiệt mạng, mưa lớn trăm năm gây lũ lụt lịch sử ở châu Âu thời gian qua, hay cơn bão Yagi - số 3 và hoàn lưu của nó với những hậu quả khủng khiếp đã, đang gây ra tại nước ta… đều là những minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đi liền với thời tiết cực đoan đã trở thành xu hướng rõ rệt trên phạm vi toàn cầu. Ứng phó với biến đổi khí hậu một cách nhanh hơn, quyết liệt hơn, do đó, đã trở thành yêu cầu hết sức bức thiết với hết thảy các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Góc nhìn
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo: Kỳ vọng tháo điểm nghẽn cho ngành quảng cáo!

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo: Kỳ vọng tháo điểm nghẽn cho ngành quảng cáo!

(NB&CL) Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2024 tới đây. Nhiều ý kiến kỳ vọng, Luật Quảng cáo (sửa đổi) sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động quảng cáo phát triển.

Góc nhìn
Tạo đà cho kinh tế tư nhân: Thêm kì vọng lớn từ “Hội nghị Diên Hồng”

Tạo đà cho kinh tế tư nhân: Thêm kì vọng lớn từ “Hội nghị Diên Hồng”

(NB&CL) Sáng 21/9 vừa qua, lần đầu tiên Thường trực Chính phủ làm việc chuyên đề riêng với đại diện 12 tập đoàn tư nhân lớn hàng đầu Việt Nam ngay sau Hội nghị Trung ương 10. Yêu cầu tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển đã được đặt ra từ lâu, và đến “Hội nghị Diên Hồng” lần này lại được tiếp tục đưa ra mổ xẻ bởi bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới hiện nay cho thấy, việc làm thế nào để doanh nghiệp trở thành lực lượng dẫn dắt, lan tỏa, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành, đã là “việc không thể chần chừ”.

Góc nhìn