(CLO) Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần làm rõ mục đích của chứng chỉ hành nghề dành cho nhà giáo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&DT) đang lấy ý kiến đóng góp, phản biện để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo trong đó có quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp.
Giấy chứng nhận này được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp miễn phí và có giá trị sử dụng trong toàn quốc. Nội dung này đang trở thành đề tài tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều.
Trước việc nhiều ý kiến phản đối, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam.
Theo đó, vị chuyên gia này cho rằng, Bộ GD&ĐT cần làm rõ mục đích của chứng chỉ hành nghề dành cho nhà giáo. Nếu chứng chỉ này giống như một thủ tục hành chính thì nên bỏ, không cần thiết.
Còn nếu, Bộ GD&ĐT đang hướng đến một việc rất quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Tức là những người làm nghề giáo phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và được thẩm định trước khi hành nghề thì cần tiếp tục nghiên cứu.
“Trong các trường Sư phạm hiện nay, vấn đề bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên còn rất yếu, họ mới tập trung phần lớn thời gian đến đào tạo về khoa học cơ bản.
Trong trường hợp các trường sư phạm quan tâm, làm tốt việc bồi dưỡng đào tạo về tay nghề cho sinh viên, thì cũng cần có bộ phận đánh giá độc lập, khách quan để khẳng định chất lượng đào tạo và trình độ tay nghề giáo viên” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nêu.
Ông cho rằng, như nghề Luật sư, những người có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ quyền lợi đối với người dân và được cấp bằng hành nghề do Đoàn Luật sư hoặc tổ chức riêng thẩm định năng lực trước khi hành nghề.
“Trên thực tế không phải ai học xong sư phạm là có thể trở thành giáo viên giỏi.
Tôi cho rằng, nếu cấp chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo với mục đích nâng cao, đảm bảo chất lượng giảng dạy của đội ngũ nhà giáo thì nên thực hiện” - Thầy Nguyễn Tùng Lâm nhận định.
Theo chia sẻ của thầy Nguyễn Tùng Lâm, tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, bất cứ ngành nghề nào được hội nghề nghiệp công nhận thì tấm bằng đó mới có giá trị. Những sinh viên sư phạm ra trường hoặc ai muốn dạy học thì phải thi lấy chứng chỉ hành nghề.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cũng nên áp dụng ở nước ta nhưng chỉ với những người có nhu cầu sang nước ngoài, dạy học ở nước ngoài.
Còn riêng ở Việt Nam, quan điểm là không quy định bắt buộc tất cả nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề vì đây là vấn đề có tính lịch sử. Những giáo viên đã dạy lâu năm, có tay nghề, được học sinh, đồng nghiệp tín nhiệm thì không phải thi chứng chỉ hành nghề.
Thay vào đó, cần có quy định về mốc thời gian cụ thể, trình độ năng lực của giáo viên để cấp chứng chỉ hành nghề. Những ai chưa đạt được mốc thời gian công tác hoặc chưa đạt chuẩn năng lực theo yêu cầu thì mới bắt buộc thi chứng chỉ hành nghề.
Điều này đồng nghĩa, những thầy cô đã công tác vài chục năm trong ngành giáo dục sẽ không cần thiết có loại chứng chỉ này.
Riêng những người hành nghề dạy thêm, cần bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.
Cũng lưu ý thêm, hiện nay, đa số giáo viên coi thường tâm lí giáo dục, họ chỉ làm theo bản năng, không phải làm theo cơ sở khoa học và nâng cao tay nghề của nhà giáo.
Chính vì vậy, khi đã ban hành chứng chỉ này để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thì cần có một bộ phận quản lý và thẩm định.
(CLO) Về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu luật mới phải tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc, những nút thắt trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Luật phải bao quát tối đa, không để khoảng trống pháp lý, tránh tình trạng có những tình huống xảy ra trong thực tiễn nhưng luật không quy định.
(CLO) Chiều ngày 7/2, thực hiện Chương trình công tác năm 2025, để chuẩn bị cho công tác thẩm tra Dự án Luật Báo chí (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng làm trưởng đoàn đã đến làm việc với Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí.
(CLO) Chiều 7/2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(CLO) Theo thông báo mới từ Ban Tổ chức giải đấu V-League 2024/25, sẽ có tới 11 cầu thủ và một quan chức phải ngồi ngoài ở vòng này, một số nhận thẻ đỏ ở trận trước, còn lại nhận đủ ba thẻ vàng và quyết định kỷ luật từ Ban Tổ chức.
(CLO) Ngày 7/2, Công an tỉnh Hải Dương tổ chức lễ công bố, trao quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về việc nghỉ hưu trước hạn tuổi đối với 5 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng của đơn vị này.
(CLO) Ngày 7/2, Đoàn lãnh đạo cấp cao của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) do ông QU Dongyu (Khuất Đông Ngọc) - Tổng giám đốc làm Trưởng đoàn đã có chuyến tham quan, khảo sát thực tế tại cánh đồng lúa Tam Cốc (xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình).
(CLO) Tiếp Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Kohdayar Marri, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, tận dụng các tiềm năng và thế mạnh của hai nước, phấn đấu sớm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên hơn 1 tỷ USD.
(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ghi nhận nỗ lực của Ban Chỉ đạo tỉnh trong tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, đảm bảo chất lượng và tiến độ các đề án trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng thời, ông biểu dương lãnh đạo các ban, ngành, đặc biệt là Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu vì tinh thần gương mẫu, tự nguyện xin nghỉ trước tuổi, tạo thuận lợi cho công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 8/2, không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới khu vực Trung Bộ, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có mưa rào rải rác. Vùng núi cao có nơi dưới 3 độ, trời rét hại, mưa tuyết và băng giá cảnh báo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người và vật nuôi.
(CLO) Thường vụ Quốc hội quyết định bỏ đề xuất tăng một bậc lương cho nhà giáo xếp lương lần đầu, với lý do chính sách này chưa hợp lý với ngành nghề khác.
(CLO) Galaxy S25 Ultra lần đầu tiên đánh bại iPhone 16 Pro Max trong bài kiểm tra tốc độ của PhoneBuff, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh giữa Samsung và Apple.
(CLO) Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, dự thảo Luật Nhà giáo quy định giao thẩm quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành Giáo dục được đánh giá là cần thiết, vừa đảm bảo tính sát thực của việc tuyển dụng, vừa nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện để ngành Giáo dục chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo, đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng.
(CLO) Chiều 6/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
(CLO) Ngành bán dẫn được xem là “mỏ vàng”, nếu có một chiến lược tổng thể và nguồn nhân lực cao đây sẽ là một mũi nhọn kinh tế nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Nhiều chuyên gia đánh giá, bán dẫn là thời cơ “trăm năm có một” nếu Việt Nam biết tận dụng. Vì vậy, theo học ngành này đang được xem là “thời thượng” để sinh viên vừa có việc làm, thu nhập cao, lại tiếp cận đúng xu thế công nghệ cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
(CLO) Năm 2025, Trường Đại học Giao thông Vận tải tuyển sinh 4.500 chỉ tiêu tại Hà Nội và 1.800 chỉ tiêu tại TP. Hồ Chí Minh; trường sử dụng 4 phương thức xét tuyển và 12 tổ hợp xét tuyển.
(CLO) Thông tư về dạy thêm, học thêm mới có nhiều nội dung nhân văn, khi đi vào thực tiễn sẽ thay đổi bộ mặt giáo dục. Tuy nhiên, để thành hiện thực phải cần thời gian. Trong khi quyền lợi của học sinh là điều giáo viên cần hướng tới, tránh ảnh hưởng tới việc học tập thi cử của các em.
(CLO) Phương thức xét tuyển bằng điểm tổng kết học bạ vẫn được nhiều trường sử dụng, trong đó nhiều trường có kết hợp với điểm tổng kết học bạ với chứng chỉ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào.
(CLO) Hiện nay, đã có nhiều trường đại học công bố dự kiến phương án tuyển sinh, có thể thấy về phương thức tuyển sinh nhiều trường đã có sự điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng trường, bên cạnh đó nhiều trường mở ngành mới để thu hút thêm thí sinh theo học.
(NB&CL) Câu chuyện đào tạo nhanh nguồn nhân lực để phục vụ cho các ngành công nghiệp mới khi đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới đang trở thành chủ đề nóng của giáo dục đại học nước ta. Trong đó, việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đã là một nhu cầu cấp bách để Việt Nam có thể trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trung tâm về công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu đến năm 2040.