New Zealand thúc đẩy luật buộc các Big Tech phải trả tiền cho báo chí

Thứ năm, 04/07/2024 07:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) New Zealand sắp tiến hành một dự luật buộc các nền tảng của những công ty công nghệ lớn (Big Tech) phải trả tiền cho các tổ chức truyền thông để có được tin tức báo chí.

Bộ trưởng Truyền thông Paul Goldsmith cho biết Dự luật thương lượng tin tức kỹ thuật số công bằng, được Chính phủ New Zealand trước đưa ra vào năm ngoái, sẽ được trình lên Quốc hội với các sửa đổi nhằm hỗ trợ "các công ty truyền thông địa phương kiếm doanh thu từ tin tức họ sản xuất".

new zealand thuc day luat buoc cac big tech phai tra tien cho bao chi hinh 1

Tòa nhà Quốc hội New Zealand. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Dự luật này được đưa ra trong bối cảnh các công ty truyền thông New Zealand đang phải đấu tranh với các công ty công nghệ để giành nguồn tiền quảng cáo, nhằm buộc các công ty công nghệ phải trả tiền để có được tin tức từ các công ty truyền thông.

Ông Goldsmith cho biết những thay đổi được đề xuất sẽ phù hợp hơn với luật thương lượng kỹ thuật số của Úc. Luật đó có hiệu lực ở Úc từ tháng 3/2021, buộc các Big Tech như Meta và Google đàm phán các thỏa thuận cung cấp nội dung với các hãng truyền thông nếu các bên không đạt được thỏa thuận về thanh toán.

Meta cho rằng dự luật của New Zealand đã bỏ qua thực tế về cách thức hoạt động của các nền tảng, sở thích của người dùng và giá trị miễn phí mà nó mang lại cho các cơ quan truyền thông.

Người phát ngôn của Meta cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục công khai, minh bạch với chính phủ và các nhà xuất bản về các quyết định kinh doanh của mình khi dự luật này được thông qua".

Sau khi Canada ban hành luật tương tự vào năm 2023, Meta đã chặn nội dung tin tức xuất hiện trên Facebook tại nước này. Meta cũng cho biết họ có kế hoạch ngừng trả tiền cho các công ty truyền thông Úc để có tin tức và chính quyền vẫn đang cân nhắc có nên can thiệp hay không.

Ông Goldsmith cho biết những thay đổi được đề xuất sẽ trao quyền cho Bộ trưởng Truyền thông quyết định luật sẽ áp dụng với nền tảng kỹ thuật số nào. Ông cho biết một cơ quan quản lý độc lập sẽ được chỉ định làm cơ quan có thẩm quyền của dự luật. 

Đảng Lao động đối lập cho biết sẽ kiểm tra các sửa đổi nhưng ủng hộ mục đích của dự luật. Người phát ngôn của Đảng Lao động về truyền thông và phát thanh Willie Jackson cho biết: "Tôi nhẹ nhõm khi Chính phủ nhận ra điều đó và đang tiến triển luật pháp để tạo ra môi trường truyền thông công bằng hơn cho các công ty tin tức hoạt động trực tuyến".

Ngọc Ánh (theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Thêm Amazon vào tầm ngắm của Đạo luật kỹ thuật số của châu Âu

Thêm Amazon vào tầm ngắm của Đạo luật kỹ thuật số của châu Âu

(CLO) Ủy ban châu Âu (EC) đã yêu cầu Amazon cung cấp thêm thông tin về các biện pháp mà gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ đã thực hiện để tuân thủ các nghĩa vụ theo Luật Dịch Vụ Kỹ Thuật Số (DSA).

Báo chí - Công nghệ
Lượng khí thải của Google tăng gần 50% do sử dụng AI tăng đột biến

Lượng khí thải của Google tăng gần 50% do sử dụng AI tăng đột biến

(CLO) Lượng khí thải nhà kính của Google đã tăng vọt 48% trong năm qua do mở rộng các trung tâm dữ liệu hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI), đe dọa mục tiêu "phát thải ròng bằng 0" vào năm 2030 của gã khổng lồ công nghệ này.

Báo chí - Công nghệ
Úc ra 'tối hậu thư' bảo vệ trẻ em đối với các nền tảng trực tuyến

Úc ra 'tối hậu thư' bảo vệ trẻ em đối với các nền tảng trực tuyến

(CLO) Úc đã cho ngành công nghiệp internet nước này 6 tháng để đề ra một bộ quy tắc chi tiết cách ngăn trẻ em xem nội dung khiêu dâm và không phù hợp trực tuyến khác.

Báo chí - Công nghệ
Meta bị cáo buộc vi phạm luật pháp châu Âu với dịch vụ 'không quảng cáo'

Meta bị cáo buộc vi phạm luật pháp châu Âu với dịch vụ 'không quảng cáo'

(CLO) Công ty mẹ của Facebook là Meta đã bị cáo buộc vi phạm các quy tắc cạnh tranh kỹ thuật số mới của châu Âu về mô hình quảng cáo "trả tiền hoặc đồng ý".

Báo chí - Công nghệ
Nghị quyết do Trung Quốc dẫn đầu về AI được thông qua tại Liên hợp quốc

Nghị quyết do Trung Quốc dẫn đầu về AI được thông qua tại Liên hợp quốc

(CLO) Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết do Trung Quốc dẫn đầu kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo ra một môi trường kinh doanh "tự do, cởi mở, bao trùm và không phân biệt đối xử" giữa các quốc gia cho sự phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Báo chí - Công nghệ