Những vũ khí và công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
Theo dõi báo trên:
Ngay cả sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine và Nga vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ thân thiết. Năm 1994, Ukraine đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân trong Bản ghi nhớ Budapest với điều kiện Nga, Anh và Mỹ đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của mình.
Thực tế, dù là một quốc gia độc lập từ năm 1991, song Ukraine luôn được Nga coi là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của mình. Năm 2008, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng phản đối việc Ukraine muốn trở thành thành viên NATO. Quan điểm này được xây dựng dựa trên sự việc vào đầu những năm 1990 rằng NATO từng hứa không mở rộng sang phía Đông nói chung, các quốc gia Liên Xô cũ nói riêng.
Bẵng đi nhiều năm, tình hình chính trị tại Ukraine đã có nhiều thay đổi. Phong trào Euromaidan (2013–2014) nổ ra. Cuộc biểu tình chống chính phủ xuất hiện trên khắp đất nước, lý do vì giới chức nước này trì hoãn việc ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và các nhà lãnh đạo của phe đối lập trong Quốc hội Ukraine sau đó đã phải đi đến một thỏa thuận kêu gọi một cuộc bầu cử sớm.
Tuy nhiên chỉ ngay ngày hôm sau, Tổng thống Yanukovych đã chạy trốn khỏi Kiev, ngay trước khi một cuộc bỏ phiếu luận tội tước quyền tổng thống của ông diễn ra. Dẫu vậy, một số lãnh đạo các khu vực phía Đông nói tiếng Nga của Ukraine tuyên bố tiếp tục trung thành với Yanukovych, gây ra tình trạng bất ổn vô cùng lớn ở Ukraine vào năm 2014. Sự việc càng trở nên phức tạp hơn khi Nga quyết sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014. Sau đó, những lực lượng ly khai ở Donbas đã quyết định thành lập 2 nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng là Donetsk và Luhansk vào tháng 4 năm 2014. Kể từ đó cho đến nay, có thể nói Ukraine không có một ngày nào thực sự bình yên, bởi cuộc xung đột mà thế giới đặt cho biệt danh là “thùng thuốc súng Donbas” này.
Trở lại với tình hình tại của Ukraine sau khi Yanukovych trốn chạy khỏi đất nước, một chính phủ lâm thời sau đó được thành lập vào ngày 27/2 do người đứng đầu hội đồng an ninh Oleksandr Turchynov giữ vai trò Tổng thống tạm quyền.
Cuộc bầu cử tổng thống sớm được tổ chức vào ngày 25/5/2014 và tỷ phú Petro Poroshenko đã giành chiến thắng. Trong 5 năm điều hành đất nước, Poroshenko đã phải chịu rất nhiều sức ép từ mọi phía, song vẫn thể hiện sự quyết tâm trong việc ngăn chặn sự phụ thuộc vào Nga, cũng như luôn khát khao đòi lại Crimea từ Nga và Donbas từ phe ly khai.
Tuy nhiên, ông đã thất bại trong cuộc bầu cử vào năm 2019 trước Volodymyr Zelensky, người khi đó đang chỉ là một diễn viên hài 41 tuổi, nhưng được lòng dân chúng bởi từng đóng vai một tổng thống rất thành công trong một bộ phim truyền hình nhiều tập và rất ăn khách tại nước này. Rõ ràng, cuộc đời tổng thống ngoài đời thực của Zelensky không phải là một bộ phim hài châm biếm thú vị “Tôi tớ của Nhân dân” mà ông từng thủ vai chính, mà đến giờ có thể nói nó đã trở thành một tấn bi kịch.
Tuy nhiên, có một sự thực là Zelensky vẫn tỏ ra là một vị tổng thống cứng rắn và cấp tiến. Ông theo đường lối thân phương Tây và tái khẳng định mong muốn đưa Ukraine gia nhập NATO. Vào ngày 14/9/2020, ông đã phê duyệt Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Ukraine, “với mục tiêu trở thành thành viên của NATO”, cũng như có những chính sách kiên định trong cuộc xung đột tại Donbas.
Vào đầu tháng 11/2021, các báo cáo về việc tăng cường quân sự của Nga đã được đưa ra, đồng thời phương Tây đồng loạt phát đi cảnh báo rằng Nga đang cân nhắc một cuộc tấn công vào Ukraine. Cũng trong thời điểm này, một số chuyên gia và nhà bình luận tin rằng việc Tổng thống Putin tiến hành các hoạt động quân sự gần biên giới Ukraine chỉ là nhằm tạo ra đòn bẩy cho các cuộc đàm phán với phương Tây về yêu cầu đảm bảo an ninh bằng văn bản, trong đó có việc NATO không được phép kết nạp Ukraine. Thực ra, nếu phương Tây chấp nhận yêu cầu của Nga, thì chuyện tồi tệ sẽ không diễn ra. Nhưng thật trớ trêu, NATO không thể nhượng bộ trong nguyên tắc cốt lõi của mình: không thể có chuyện một quốc gia ngoài khối được phép cấm họ kết nạp thành viên!
Để rồi, sự gia tăng quân sự của Nga về phía biên giới Nga và Ukraine diễn ra ngày càng mạnh mẽ và ở nhiều mặt hơn. Vào ngày 13/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo rằng Nga đã tích lũy 100.000 quân gần biên giới, cao hơn đánh giá của Mỹ là khoảng 70.000. Cùng ngày, trong một cuộc phỏng vấn, ông Putin lúc này vẫn phủ nhận mọi khả năng Nga tấn công Ukraine, đồng thời cho rằng NATO là “kẻ báo động”.
Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2021, khi các quan chức Nga và Ukraine cáo buộc nhau về việc triển khai quân ở Donbas, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã cảnh báo rằng Nga đang lên kế hoạch tấn công. Ngược lại, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc chính Ukraine đang gây hấn ở Donbas.
Đến ngày 3/12, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã nói về khả năng xảy ra “leo thang quy mô lớn” của Nga trong một phiên họp tại Quốc hội Ukraine. Reznikov ước tính rằng lực lượng quân đội Nga bao gồm 94.300 quân. Các lực lượng bổ sung của Nga được cho là đã di chuyển đến Crimea. Lúc này, các quan chức tình báo Mỹ cảnh báo rằng Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công quân sự lớn sắp tới vào Ukraine, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2022.
Trước tình hình căng thẳng ở biên giới Nga và Ukraine, các nỗ lực ngoại giao không thể đếm xuể nhằm tránh nguy cơ chiến tranh đã liên tiếp được tổ chức, trọng tâm là việc giải quyết các yêu cầu đảm bảo an ninh từ Nga.
Ngay đầu tháng 11/2021, Giám đốc CIA William Burns đã gặp các quan chức tình báo cấp cao của Nga tại Moscow để bàn về mối quan ngại của Tổng thống Mỹ Biden về tình hình ở biên giới Nga- Ukraine. Ông cũng đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Zelensky sau cuộc họp tại Moscow nhằm xoa dịu căng thẳng.
Các vòng đàm phán ngoại giao về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine diễn ra với tần suất rất cao sau đó. Sự kiện ngoại giao được mong đợi nhất là vào ngày 7/12/2021, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện qua cầu truyền hình. Phía Nga đưa ra một tuyên bố nói rằng: “NATO đang thực hiện những nỗ lực nguy hiểm nhằm mở rộng lãnh thổ sang Ukraine”.
Ông Putin yêu cầu “đảm bảo hợp pháp, đáng tin cậy” để ngăn NATO mở rộng về phía Nga và triển khai các hệ thống vũ khí tấn công ở các quốc gia giáp biên giới với mình. Tuy nhiên, không có bất cứ thỏa thuận nào đạt được thông qua cuộc điện đàm này, khi Tổng thống Biden đều bác bỏ những đòi hỏi từ ông Putin.
Vào ngày 17/12/2021, Nga chính thức giao cho Mỹ hai dự thảo hiệp ước về đảm bảo an ninh. Cụ thể, Mỹ và NATO cam kết không triển khai quân đội ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ không phải thành viên NATO. Tiếp đến là không mở rộng hơn nữa Liên minh này về phía đông, không triển khai bất kỳ lực lượng nào ở các thành viên NATO sau năm 1997. Và tất nhiên quan trọng hơn cả là không kết nạp Ukraine.
Sau đó, hai ông Biden và Putin đã có thêm cuộc điện đàm kéo dài 50 phút vào ngày 30/12/2021. Ông Biden kêu gọi Putin “giảm leo thang căng thẳng với Ukraine” và cảnh báo rằng nếu Nga tiếp tục gây hấn với Ukraine, nước này sẽ phải hứng chịu “những hậu quả nghiêm trọng”. Putin đáp lại bằng cách nói rằng điều đó sẽ “gây ra sự cắt đứt hoàn toàn quan hệ” giữa Nga và Mỹ, cũng như phương Tây nói chung.
Sau sự việc này, các vòng đàm phán liên tiếp và có ý nghĩa quyết định tại châu Âu đã diễn ra. Vào ngày 10/1/2022, Mỹ và Nga đã tổ chức các cuộc hội đàm song phương tại Geneva, mục đích được hai bên xác định là “thảo luận những lo ngại về hoạt động quân sự của Nga gần biên giới Ukraine”.
Tiếp sau cuộc họp Geneva là cuộc họp của Hội đồng NATO-Nga tại Brussels vào ngày 12/1 với sự tham gia của tất cả 30 quốc gia NATO và một phái đoàn đến từ Nga. Cũng chỉ ít ngày sau, một cuộc hội đàm giữa Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng diễn ra. Tuy nhiên, tất cả các cuộc đàm phán đều đi vào ngõ cụt, khi mà các bên đều không nhượng bộ đòi hỏi của nhau.
Để rồi, Mỹ đã đưa ra phản hồi chính thức bằng văn bản về các yêu cầu an ninh của Nga vào ngày 26/1, với nội dung hoàn toàn bác bỏ. Vào ngày 17/2, do nguy cơ Nga tấn công Ukraine đang được Mỹ và NATO đánh giá là rất cao, Nga đã trao một lá thư cho đại sứ Mỹ với nội dung chỉ trích Washington đã phớt lờ các yêu cầu chính của mình.
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã được triệu tập vào ngày 31/1 để thảo luận về cuộc khủng hoảng. Trong cuộc tranh luận, Mỹ và Nga đã cáo buộc nhau. Đại sứ Mỹ tại LHQ, Linda Thomas-Greenfield nói Nga có “hành vi gây hấn” và đặt ra “mối đe dọa rõ ràng đối với hòa bình và an ninh quốc tế”. Đại sứ Nga tại LHQ thì cáo buộc phương Tây là “cuồng loạn” và “gây căng thẳng” về Ukraine.
Đại diện thường trực của Ukraine tại LHQ, Sergiy Kyslytsya lúc này cũng báo cáo rằng Nga đã triển khai 112.000 quân gần biên giới Ukraine và Crimea, cộng thêm 18.000 quân được triển khai ở các vùng Biển Đen ngoài khơi Ukraine.
Ngày 7/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trực tiếp gặp lại ông Putin tại Moscow, nhưng cũng không thể lay chuyển được tình hình. Lúc này, ông Macron đã trở thành một thuyết khách lớn trong cuộc khủng hoảng, khi không ngừng công du con thoi đến các nước. Tuy nhiên, nỗ lực của ông cũng như rất nhiều nhà ngoại giao khác đều không thể thuyết phục được ông Putin, cũng như các nhà lãnh đạo, đi đến một thỏa thuận đột phá.
Sau khi tất cả những nỗ lực ngoại giao đã không mang lại kết quả, hồi chuông cảnh báo của chiến tranh đã được gióng lên. Vào ngày 21/2/2022, sau khi các nước cộng hòa Donetsk và Luhansk được công nhận, Tổng thống Putin đã ra sắc lệnh đưa quân đội đến Donbas để thực hiện “sứ mệnh gìn giữ hòa bình”.
Sau sự việc này, một loạt lệnh trừng phạt tới tấp đã được đưa ra đối với Nga. Anh đã công bố các lệnh trừng phạt 5 ngân hàng và 3 tỷ phú Nga. Đức tuyên bố dừng đường ống Nord Stream 2. EU đưa vào danh sách trừng phạt tất cả các thành viên của Duma, những người đã bỏ phiếu ủng hộ việc công nhận các khu vực ly khai. Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác của Nga.
Đến lúc này, có lẽ tất cả đều đã lường trước được nguy cơ xung đột toàn diện sẽ xảy ra. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố “sự khởi đầu của một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine” đã xảy ra. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói rằng “chiến tranh” đã diễn ra.
Cùng ngày, Hội đồng Liên bang Nga đã nhất trí cho phép ông Putin sử dụng vũ lực quân sự bên ngoài nước Nga. Đến lượt mình, Tổng thống Zelensky ra lệnh huy động các lực lượng dự bị Ukraine. Ngày 23/2, Ukraine tuyên bố ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Sau đó, Nga bắt đầu sơ tán đại sứ quán của mình ở Kiev và cũng hạ cờ Nga từ đỉnh của tòa đại sứ. Cũng trong ngày này, các trang web của Quốc hội và Chính phủ Ukraine, cùng với các trang web ngân hàng, đã bị tấn công mạng.
Và rồi, khi bình minh còn chưa ló rạng, vào lúc 05h00 giờ Ukraine, ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát lệnh cho một chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền đông Ukraine, bắt đầu bằng tiếng còi báo động liên hồi và những tiếng đạn pháo nổ trên bầu trời Ukraine!
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.