(CLO) Việc cắt giảm dòng khí đốt (LNG) mới nhất của Nga đến châu Âu có nguy cơ khiến an ninh năng lượng ở châu Á mất ổn định thêm và tiềm ẩn nguy cơ đẩy nhanh việc di chuyển của (LNG) trong khu vực.
Khó khăn cạnh tranh với châu Âu để mua LNG
Hôm thứ Tư tuần trước, tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ Gazprom (Nga) đã cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên (LNG) cho châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 xuống chỉ còn 20% công suất.
Trong khi Gazprom đổ lỗi cho việc ngừng hoạt động là do bảo trì tuabin, các quan chức Liên minh châu Âu mô tả đây là một quyết định "mang tính định hướng chính trị" gắn liền với căng thẳng giữa Brussels và Điện Kremlin về cuộc xung đột Ukraine.
Giá LNG kỳ hạn tại châu Âu tăng tới 10% theo thông tin trên, trong khi giá giao ngay tại Bắc Á đạt mức cao nhất kể từ tháng 3.
Trong khi đó, các công ty tiện ích của Hàn Quốc và Nhật Bản được cho là lo ngại rằng châu Âu sẽ tích trữ nhiều khí đốt hơn khi mùa đông dần đến gần và đang “ráo riết” nhập khẩu để có được càng nhiều hàng hóa LNG càng tốt.
Kaushal Ramesh, một nhà phân tích khí đốt tại Rystad Energy ở Singapore, cho biết: “Tác động rõ ràng của việc Nga cắt giảm lưu lượng tải LNG của Nord Stream sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh nguồn cung khi LNG là hàng hoá mang tính chất hạn chế”.
“Chúng tôi kỳ vọng những người mua năng lượng tại châu Á có đủ khả năng chi trả (chủ yếu là Nhật Bản và Đài Loan) sẽ cạnh tranh với châu Âu. Các giao dịch vật chất ở châu Á đã đạt mức cao nhất là 47 USD/MMBtu (Đơn vị nhiệt triệu mét của Anh), ông chia sẻ.
Mặc dù trước đây đối với giá LNG đã có sự phân chia đáng kể theo khu vực, nhưng thị trường ngày càng toàn cầu hóa trong những năm gần đây, từ đó mức giá ít nhiều sẽ có ảnh hưởng cung và cầu.
Theo nhiều các chuyên gia, mức giá LNG ở châu Á chịu ảnh hưởng khá lớn từ châu Âu, trong khi Hoa Kỳ được giảm giá đáng kể với tư cách là nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới và được dự báo rộng rãi sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tương lai.
“Mối liên kết Á-Âu được thiết lập khi LNG của Hoa Kỳ thực sự cất cánh trong những năm gần đây. Sau đó, hàng hóa đi đến một trong hai địa điểm để phản ứng với các tín hiệu về giá cả”, ông Ramesh nói.
“Giờ đây, châu Âu - nơi cho đến năm 2020 vẫn là thị trường vận chuyển hàng hóa đang phải chịu thâm hụt sâu với sự thay đổi một bước về nhu cầu LNG, vì vậy họ đang cạnh tranh với châu Á, nhằm tăng cường mối liên kết đó. Ông nói, chừng nào châu Âu còn chịu thâm hụt, thì các sự kiện ở đó sẽ tiếp tục chi phối giá LNG của châu Á.
Giá LNG tăng vọt khiến nhiều quốc gia điêu đứng
Ảnh hưởng của việc giá cả tăng vọt không được đồng đều trong khu vực. Trong khi các quốc gia có dư dả nguồn tài chính như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ dễ dàng nhập khẩu năng lượng hơn những nước đang phát triển, đặc biệt là ở Nam Á - đang phải vật lộn để duy trì phát triển kinh tế.
Được biết, trong những tuần gần đây, Pakistan đã trải qua thời gian vụ mất điện kéo dài hơn 12 giờ khi chính phủ mới của nước này phải vật lộn để có thêm khí đốt.
Tình trạng mất điện kéo dài trong bối cảnh nắng nóng khắc nghiệt đã khiến đám đông người dân Karachi phẫn nộ, đổ ra đường vào cuối tháng 6, với cảnh sát sử dụng hơi cay và dùi cui để giải tán người biểu tình.
Công ty khí đốt quốc doanh của Pakistan đã thất bại trong việc thu hút một nhà cung cấp duy nhất cho gói thầu mua LNG trị giá 1 tỷ USD vào đầu tháng Bảy. Vấn đề năng lượng đã thúc đẩy tân Thủ tướng Shehbaz Sharif nỗ lực duy trì tính hợp pháp trong khi chính phủ của ông cố gắng kiềm chế khủng hoảng kinh tế và đàm phán các gói cứu trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Tại Sri Lanka, nơi thiếu hụt năng lượng trước sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế và chính phủ quốc gia vào tháng 5, nguồn cung xăng dầu cũng đang cạn kiệt.
Các nhà kinh tế trong khu vực cho biết khả năng phục hồi của các quốc gia sẽ phụ thuộc vào thời gian biến động.
Badri Narayanan Gopalakrishnan, một nhà kinh tế tại Delhi, người trước đây đã tư vấn cho Ngân hàng Phát triển Châu Á, chia sẻ với Al Jazeera: “Nếu đó là một cuộc khủng hoảng ngắn hạn sẽ được giảm bớt trong sáu tháng tới, tôi không mong đợi có thêm nước nào rơi vào cảnh tương tự nữa”.
“Tôi không nghĩ Pakistan sẽ đi theo cách của Sri Lanka vì nước này đa dạng hơn một chút với năng lực nội địa lớn hơn và tương đối ít phụ thuộc vào hàng nhập khẩu đắt tiền”, ông chia sẻ.
Với tốc độ tăng trưởng và phát triển gần đây chắc chắn khiến nhiều quốc gia đang phát triển phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng nhưng khi giá cả tăng vẫn có thể kiểm soát được phần nào nếu biết cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng, như Ấn Độ đang tiến hành. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia đều dễ bị tổn thương nếu tình hình vẫn như vậy quá lâu.
Bên cạnh đó, trên thị trường năng lượng, nguồn cung bị thắt chặt nhanh chóng, giá cả tăng nhanh kết hợp với các yếu tố kinh tế vĩ mô gây bất ổn khác, sẽ làm mờ đi triển vọng kinh tế của nhiều nước.
Nhu cầu phát triển hậu đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng theo, với dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy sự sụt giảm hơn 3% trong quý đầu năm 2020, trong khi sự phục hồi đã kích thích sự hồi sinh với nhu cầu tăng 6% vào năm 2021.
IEA dự đoán nhu cầu sẽ tăng 2,4% trong năm nay, tương đương với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch. Tuy nhiên, giá tăng cao có thể đe dọa vị trí của khí đốt trong hỗn hợp năng lượng trong tương lai. IEA đã dự đoán tiêu thụ khí đốt sẽ giảm nhẹ vào năm 2022, trong khi đã có sự điều chỉnh giảm đáng kể cho triển vọng tăng trưởng của hàng hóa trong những năm tới.
Nhiều nguồn tin cho rằng, việc chuyển sang năng lượng tái tạo sẽ rất quan trọng, đặc biệt là đối với các quốc gia thiếu than dự trữ. Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo có chi phí cận biên thấp và có thể giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu làm nhiên liệu.
(CLO) Cảnh sát Thái Lan đang điều tra một tu viện Phật giáo tại tỉnh Phichit sau khi phát hiện 41 thi thể được cho là sử dụng trong các hoạt động thiền định, theo thông tin công bố ngày 24/11.
(CLO) Hiện nay, tình trạng mất cân đối cung - cầu của thị trường BĐS vẫn đang diễn ra tại nhiều đô thị lớn, với nhu cầu sở hữu nhà ở của người dân ngày một tăng. Trong khi đó các sản phẩm phù hợp, đáp ứng được cho nhu cầu này là nhà ở vừa túi tiền vẫn đang bị các công ty địa ốc "bỏ rơi".
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng Thị xã Sơn Tây đã đăng tải thông báo mời thầu cho ba gói thầu xây dựng trường học trên địa bàn thị xã, với mỗi gói thấu có giá trị hàng chục tỷ đồng.
(CLO) Brussels và Bắc Kinh sắp hoàn tất hiệp ước xóa bỏ thuế quan của EU đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, Bernd Lange, người đứng đầu Ủy ban Thương mại của Nghị viện châu Âu, cho biết trong cuộc phỏng vấn với hãng tin của Đức.
(CLO) Sau nhiều ngày giao tranh dữ dội giữa các nhóm giáo phái Sunni và Shia tại Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, chính quyền đã công bố lệnh ngừng bắn kéo dài 7 ngày.
(CLO) Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân lớn nhất của Nga trong năm nay, sau lệnh cấm xuất khẩu uranium làm giàu sang Hoa Kỳ của Moscow để trả đũa cho các hạn chế có chọn lọc của Washington.
(CLO) Theo thống kê của Car Industry Analysis, Tesla vẫn giữ vững ngôi đầu ở thị trường ô tô điện toàn cầu 9 tháng năm 2024 khi bán ra gần 1,3 triệu chiếc, VinFast gây bất ngờ khi bán được 44.260 chiếc.
(CLO) Ngày 24/11, nhóm Hezbollah cho biết đã "lần đầu tiên" thực hiện các cuộc tấn công vào căn cứ hải quân Ashdod ở miền nam Israel, sử dụng tên lửa tiên tiến và máy bay không người lái nhắm vào "một mục tiêu quân sự" tại Tel Aviv.
(CLO) Meta, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ, vừa công bố loạt tính năng mới cho ứng dụng nhắn tin Messenger, mang đến trải nghiệm hiện đại và sáng tạo cho người dùng trên toàn cầu.
(CLO) Công nghệ hỗ trợ giấc ngủ giúp bạn cải thiện chất lượng sống qua các ứng dụng, thiết bị thông minh và chế độ đặc biệt, mang đến giấc ngủ ngon, tinh thần khỏe mạnh.
Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án của Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, trong đó đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực bất động sản như Meey Map, Meey CRM, Meey Atlas…
(CLO) Google có tiềm năng tạo ra camera hành trình đột phá, tích hợp AI, xử lý hình ảnh vượt trội và kết nối hệ sinh thái. Liệu đây có phải cơ hội lớn hay giấc mơ xa vời?
(CLO) Gần đây, một số chương trình giải trí thực tế đang trở thành hiện tượng, không chỉ "cháy vé" tại các phòng vé mà còn khuấy động trên các nền tảng trực tuyến. Những chương trình như "Anh Trai Say Hi", "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai" phản ánh sự chuyển mình mạnh mẽ của văn hóa giải trí trong việc tiếp cận cảm xúc và thị hiếu của khán giả hiện đại.
Vietnam Airlines được tổ chức The Airline Passenger Experience Association (APEX) vinh danh là “Hãng hàng không 5 sao xuất sắc” (Five Star Major Airline). Đây là năm thứ hai liên tiếp Vietnam Airlines nhận được danh hiệu uy tín quốc tế này.
(CLO) Brussels và Bắc Kinh sắp hoàn tất hiệp ước xóa bỏ thuế quan của EU đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, Bernd Lange, người đứng đầu Ủy ban Thương mại của Nghị viện châu Âu, cho biết trong cuộc phỏng vấn với hãng tin của Đức.
(CLO) Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân lớn nhất của Nga trong năm nay, sau lệnh cấm xuất khẩu uranium làm giàu sang Hoa Kỳ của Moscow để trả đũa cho các hạn chế có chọn lọc của Washington.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Quan hệ giữa Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và tỷ phú Elon Musk, từ sự hỗ trợ trong tranh cử đến những ảnh hưởng sâu rộng, đang tạo nên những tác động lớn đối với cả chính trị lẫn kinh tế, với Tesla đạt mức vốn hóa 300 tỷ USD kể từ bầu cử.
Là đơn vị có uy tín trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thời gian qua tại những dự án do Công ty Cổ phần Xây dựng Đại Phú Phát thi công luôn đảm bảo về chất lượng, kỹ thuật cũng như mỹ thuật và tiến độ thi công.
(CLO) Gazprom tiếp tục cung cấp 42,4 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày qua trạm Sudzha ở Ukraine, giữa bối cảnh tranh chấp thanh toán với OMV và ngừng vận chuyển qua trạm Sokhranovka.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden chuẩn bị công bố các hạn chế xuất khẩu mới đối với Trung Quốc sớm nhất là vào tuần tới, Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo với các thành viên trong một email tuần này.