Lạm phát đứng đầu mối lo của người Nga khi giá cả tăng vọt 31,7%
(CLO) Lạm phát vọt 31,7% trong hai năm, trở thành mối lo hàng đầu của người Nga khi 63% hộ gia đình phải dành phần lớn thu nhập cho nhu yếu phẩm, vượt xa lo ngại về xung đột vũ trang.
Theo dõi báo trên:
Cơ sở chính cho sự hợp tác giữa Nga với chính quyền mới của Syria là sự tiến triển của chính quyền này hướng tới một chính phủ dân chủ, văn minh, từ bỏ quan điểm cực đoan và tuân thủ nguyên tắc pháp quyền trong việc ra quyết định. Nếu điều kiện này được đáp ứng, cơ hội cho các hoạt động ngoại giao sẽ mở ra. Tất nhiên, ngay cả khi Syria rơi vào hỗn loạn, Nga vẫn có những quân bài chủ chốt nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
Vào cuối tháng 1, cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến các cuộc tiếp xúc ngoại giao rất chặt chẽ giữa Nga và chính quyền mới của Syria. Đầu tiên, Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov và Đại phái viên của Tổng thống Nga về Syria Alexander Lavrentyev đã đến Damascus, sau đó ông Bogdanov đã có cuộc gặp Đại sứ Syria tại Moscow.
Mặc dù thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nga về vấn đề Syria cho đến nay vẫn còn tương đối chung chung, nhưng nhiều khả năng các nhà ngoại giao Nga đã thảo luận về số phận của các căn cứ quân sự của nước này và khả năng hỗ trợ tái thiết Syria.
Một cơ sở hải quân của Nga ở Tartus, Syria. Ảnh: Google Maps
Căn cứ hải quân ở Tartus và căn cứ không quân Khmeimim là những trụ cốt chính bảo đảm sự hiện diện quân sự-chính trị của Nga tại Syria và là một trong những công cụ quan trọng thể hiện ảnh hưởng của Nga trong khu vực, đóng vai trò bảo đảm mối quan hệ ngay cả với những quốc gia thân phương Tây nhất ở Trung Đông, như Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Không phải ngẫu nhiên cho đến hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ và Israel vẫn duy trì quan điểm, lập trường trung lập trong vấn đề Ukraine.
Bất chấp những lời đề nghị rõ ràng từ một số quốc gia phương Tây, chính quyền mới ở Syria, vốn được hình thành từ những nhóm vũ trang đối lập, vẫn cần sự hỗ trợ ngoại giao đáng kể. Điều này mở ra không gian cho việc xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi, cho phép Nga giữ lại các căn cứ của mình và chính phủ Syria mới (nếu có sự thay đổi) đạt được tính hợp pháp quốc tế cần thiết và có khả năng được xóa khỏi danh sách đen quốc tế.
Trong trường hợp chính quyền mới ở Damascus không thể đạt được thỏa thuận (và tất nhiên là nếu có căn cứ pháp lý), về mặt lý thuyết, Nga cũng có thể cân nhắc phương án sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để duy trì các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Syria dưới thời Bashar al-Assad.
Yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay đối với Damascus là cần nguồn lực để xây dựng lại đất nước sau thời gian dài chìm trong khói lửa chiến tranh. Trong vấn đề này, Nga sẽ là một trong những đối tác mà chính phủ mới ở Damascus không thể bỏ qua.
Vài năm trước đây, Tổng thống Syria khi đó Bashar al-Assad đã nói rằng, công cuộc tái thiết Syria sẽ tốn khoảng 400 tỷ USD. Mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đưa ra con số 500 tỷ USD cần thiết để xây dựng lại Syria. Rõ ràng, Ankara sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu tự mình thực hiện dự án này, hay thậm chí là các bên liên quan khác ở Trung Đông.
Điều này mở ra cơ hội cho Nga để tham gia vào công cuộc tái thiết, qua đó mở rộng ảnh hưởng ở Syria mặc dù nước này cũng đang phải “sa lầy” vào cuộc chiến ở Ukraine. Việc Bộ trưởng Bộ Y tế Syria, Maher al-Sharaa (anh trai của nhà lãnh đạo Syria hiện tại, Ahmed al-Sharaa), cũng có mặt tại cuộc họp với phái đoàn Nga ở Damascus cho thấy chính phủ Syria không chỉ cần tiền, mà còn cần kinh nghiệm quản lý (trong trường hợp này là quản lý y tế).
Hình ảnh hoang tàn ở Ghouta, Syria. Ảnh: FP
Ngoài ra, rõ ràng là chính quyền Syria đang cân nhắc phương án thu hút các chuyên gia Nga và cũng cần nhiên liệu, nguyên liệu thô. Đối với Điện Kremlin, lựa chọn này sẽ là tối ưu nhất vì nó cho phép nước này không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền mà vẫn đạt được mục tiêu.
Một lựa chọn khác mà Nga có thể tính đến là xóa bỏ các nghĩa vụ tài chính của Damascus - theo Ngân hàng Thế giới, Nga chiếm khoảng 15% tổng số nợ của Syria - nhiều hơn Đức, Nhật Bản, những đồng minh thân cận của Washington. Nhiều ý kiến cho rằng, việc xóa bỏ các món nợ này sẽ mang lại nhiều lợi ích chiến lược hơn cho Nga nếu cố gắng đòi nợ.
Một điểm quan trọng khác là hầu như bất kỳ chính phủ mới nào cũng cố gắng trở nên độc lập và được thừa nhận, vì chính trị là cơ chế phổ quát để lựa chọn những người có tham vọng và quyền lực. Nhiều ý kiến cho rằng, chính quyền Syria hiện nay bản chất là lực lượng ủy nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Damascus sẽ không từ chối việc giảm sự phụ thuộc vào Ankara nếu có cơ hội. Và để làm được điều này, họ cần càng nhiều đối tác bên ngoài có nguồn lực càng tốt.
Trong trường hợp mâu thuẫn chính trị nội bộ ở Syria tiếp tục leo thang và quốc gia này trượt vào con đường nội chiến đẫm máu, Nga có thể tìm kiếm, tài trợ cho một nhóm chính trị-tôn giáo hoặc dân tộc-chính trị nào đó để bảo đảm lợi ích, ảnh hưởng của mình trong đời sống chính trị Syria như một số nước lớn trong và ngoài khu vực đã từng làm trước đây ở Syria.
Trong trường hợp này, sự lựa chọn rõ ràng nhất là Alawite, một nhánh của dòng Hồi giáo Shitte, đã kiểm soát đời sống chính trị của Syria dưới thời Tổng thống Bashar al-Assad, và hiện đang thực sự lo lắng về số phận của mình sau khi chế độ Assad sụp đổ. Hơn nữa, khu vực phía tây Syria, nơi chủ yếu người Alawite sinh sống, tức là Latakia và Tartus, cũng chính là nới có các căn cứ quân sự của Nga.
Trong trường hợp hỗn loạn gia tăng ở Syria - một kịch bản rất có thể xảy ra do đặc thù của khu vực - Nga luôn có thể đàm phán trực tiếp với người Alawite, bỏ qua chính quyền trung ương. Kịch bản này không phải là tối ưu hay mong muốn nhất, nhưng không phải là không thể xảy ra.
Do đó, Nga có thể hỗ trợ chính phủ mới của Syria giành được tính hợp pháp (với điều kiện tuân thủ luật chơi), cung cấp nguồn lực và đóng vai trò đối trọng với các thế lực lớn khác. Và nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, vẫn còn phương án đàm phán với các nhà lãnh đạo khu vực Alawite để bảo đảm lợi ích, ảnh hưởng cho Nga ở Syria.
(CLO) Lạm phát vọt 31,7% trong hai năm, trở thành mối lo hàng đầu của người Nga khi 63% hộ gia đình phải dành phần lớn thu nhập cho nhu yếu phẩm, vượt xa lo ngại về xung đột vũ trang.
(CLO) Hiện dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đang triển khai thi công 3 ca, 4 kíp để đảm bảo tiến độ thông toàn tuyến vào cuối năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công điện chỉ đạo các ban quản lý dự án, chủ đầu tư tăng cường kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất để phát hiện tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình và yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục.
(CLO) Israel đã hoàn tất việc rút quân khỏi hành lang Netzarim ở Dải Gaza theo giai đoạn một của thỏa thuận ngừng bắn với Hamas, đồng thời cử phái đoàn đến Qatar để đàm phán giai đoạn hai.
(CLO) Các gia chủ có thể lựa chọn một trong các khung giờ đẹp dưới đây để cúng Rằm tháng Giêng (15 tháng 1 Âm lịch), giúp gặp hung hóa cát, gia đình bình an, hạnh phúc và nhiều tài lộc.
(CLO) Tiền đạo Nguyễn Văn Quyết thi đấu rực sáng với 2 bàn thắng ấn tượng,góp công lớn vào thắng lợi 3-0 cho Hà Nội FC trước Sông Lam Nghệ An, thuộc vòng 12 V.League 2024/25.
(CLO) Đối với các tỷ phú Trung Quốc, việc thành lập các trường đại học mới là cơ hội để kiếm tiền và chứng minh rằng họ đã đi theo đường lối ‘chính trị đúng đắn’. Ngoài ra, đây cũng sẽ là cái nôi giúp phát hiện nhân tài và thúc đẩy nhiều lĩnh vực của đất nước.
(CLO) Quận Hải An (Hải Phòng) đã sẵn sàng cho Lễ đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Từ Lương Xâm- căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025 diễn ra từ ngày 12/2 đến 15/02 (tức từ ngày 15 đến ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025).
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố Mỹ và các nước phương Tây đang cố tình kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine.
(CLO) Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn vừa khoe tấm bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi khiến người hâm mộ bất ngờ và ngưỡng mộ thành tích học tập đáng nể của anh.
(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025.
(CLO) Trung Quốc đang bỏ xa Mỹ tới 10 năm trong lĩnh vực pin xe điện, buộc Ford phải tìm cách tiếp cận công nghệ của đối thủ để duy trì năng lực cạnh tranh, theo CEO Jim Farley.
(CLO) Lệnh trừng phạt của Mỹ khiến chi phí vận chuyển dầu Nga tăng 48%, đẩy xuất khẩu vào khủng hoảng.
(CLO) Theo thông tin từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) hôm 8/2, đội tuyển dự kiến sẽ thi đấu các trận trước và trong vòng loại Asian Cup 2027 tại sân Gò Đậu (Bình Dương), thay vì sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 10/2, Hà Nội nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng, trời rét đậm với nhiệt độ thấp nhất khoảng 10-12 độ. Khu vực Trung Bộ trời tiếp tục rét, có mưa rào rải rác vài nơi. Nam Bộ không mưa, ngày nắng, đêm và sáng sớm se lạnh.
(CLO) 5 công dân Thái Lan bị Hamas giam giữ hơn một năm đã trở về nước vào ngày 9/2, gặp lại gia đình trong những giây phút xúc động tại sân bay Suvarnabhumi, Bangkok.
(CLO) CECOT, nhà tù lớn nhất El Salvador, có thể trở thành nơi giam giữ những tên tội phạm cộm cán của nước Mỹ. Dù mới khai trương được gần 2 năm nhưng danh tiếng của siêu nhà tù này đã nổi khắp khu vực Mỹ Latinh.
(CLO) Tổng thống Donald Trump đã ám chỉ rằng ông muốn đưa Bắc Cực trở lại vị trí hàng đầu trong danh sách ưu tiên của Mỹ. Nhưng kế hoạch này đang gặp một trở ngại không nhỏ mang tên tàu phá băng.
(CLO) Việc phân phối thực phẩm, các dịch vụ y tế và nhiều hoạt động nhân đạo khác đã bị đình chệ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đóng băng viện trợ nước ngoài và cắt giảm ngân sách của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).
(CLO) Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump áp mức thuế mới đối với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, các nước này lập tức có động thái đáp trả. Điều này cho thấy cuộc chiến thuế quan đang bước vào giai đoạn căng thẳng ngay từ những ngày đầu của chính quyền Trump 2.0.
(CLO) Vào thứ Bảy, Tổng thống Donald Trump đã áp thuế quan cao đối với ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Canada, Trung Quốc và Mexico, viện dẫn tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến dòng chảy fentanyl và người nhập cư không có giấy tờ vào nước này.
(CLO) Do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, Bắc Cực ấm lên nhanh hơn bất cứ khu vực nào khác trên hành tinh. Nhưng cái nóng ở vùng đất băng giá này không chỉ nằm ở nhiệt độ. Bắc Cực cũng đang chứng kiến cuộc đua sôi động của các cường quốc nhằm khai thác nguồn tài nguyên vô cùng lớn nơi đây.
(NB&CL) Trật tự địa chính trị toàn cầu đang trải qua những thay đổi sâu sắc với sự trỗi dậy của các tập hợp lực lượng mới, có khả năng dịch chuyển cán cân quyền lực. Trong bối cảnh đó, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ tạo ra những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ, tác động đến phần còn lại của thế giới.
(NB&CL) Đông Nam Á đang đứng trước bước ngoặt quan trọng khi cơ cấu quyền lực toàn cầu chuyển từ đơn cực sang đa cực, được thúc đẩy bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Nga, ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ. Mặc dù Mỹ vẫn giữ vai trò chủ chốt trên trường quốc tế, nhưng sự thống trị của quốc gia này đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, dẫn đến một trật tự toàn cầu ngày càng phân mảnh và cạnh tranh hơn.
(NB&CL) Trong kỷ nguyên được định hình bởi toàn cầu hóa nhanh chóng và động lực quyền lực thay đổi, khối BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đã nổi lên như một thế lực quan trọng trên trường quốc tế. Với số lượng thành viên ngày càng mở rộng, BRICS không còn chỉ là một khối kinh tế mà còn đang trở thành “kiến trúc sư” chính của một trật tự thế giới mới, thách thức sự thống trị lâu đời của các cường quốc phương Tây.