(CLO) Nga đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế khi nguồn cung Nhân dân tệ từ Trung Quốc cạn dần sau lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc hiện đang là đồng tiền ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất tại Nga. Tuy nhiên, sự sẵn có của nó trong một quốc gia bị cấm vận nặng nề như Nga có thể sớm cạn kiệt, đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các doanh nghiệp Nga vốn đang phụ thuộc rất lớn vào đồng NDT khi thương mại với Trung Quốc gia tăng đáng kể sau khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh đưa quân vào Ukraine năm 2022. Cuộc chiến này đã kéo theo các lệnh trừng phạt từ phương Tây, khiến Nga gần như bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
Vào tháng 6 vừa qua, Mỹ đã mở rộng các lệnh trừng phạt, buộc Sở giao dịch chứng khoán Moscow và đơn vị thanh toán bù trừ của họ phải ngừng giao dịch bằng đồng đô la và euro. Một giấy phép từ Bộ Tài chính Mỹ cho phép các giao dịch còn lại được kết thúc sẽ hết hạn vào ngày 12/10.
Dù Nga đã chuyển hướng khỏi các loại tiền tệ phương Tây và ưu tiên sử dụng đồng NDT, các biện pháp trừng phạt bổ sung từ Mỹ có thể gây tác động dây chuyền đến các ngân hàng Trung Quốc đang thực hiện giao dịch NDT với Nga. Một nguồn tin nói với Reuters rằng: “Tình hình có thể thay đổi sau ngày 12/10. Việc thiếu hụt đồng NDT hoặc các ngân hàng Trung Quốc từ chối thanh toán cho Nga là điều có thể xảy ra.”
Lý do là bởi mọi hoạt động chuyển đổi tiền tệ, bao gồm cả với các công ty con của ngân hàng Trung Quốc, sẽ dừng lại. Các vị thế ngoại tệ mở thông qua Sở giao dịch chứng khoán Moscow cũng sẽ bị đóng lại. Điều này khiến nguồn cung thanh khoản NDT tại Nga trở nên càng khó khăn hơn, theo nguồn tin từ Reuters.
Thêm vào đó, chi nhánh của Ngân hàng Raiffeisen Áo tại Nga cũng đã ngừng thực hiện thanh toán sang Trung Quốc từ đầu tháng này. Thanh khoản NDT tại Nga đã bị thắt chặt hơn sau khi Mỹ mở rộng định nghĩa về ngành công nghiệp quân sự của Nga hồi đầu năm nay, khiến nhiều công ty Trung Quốc có nguy cơ bị áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp nếu họ tiếp tục hợp tác với Moscow.
Kết quả là các ngân hàng Trung Quốc ngày càng ngần ngại trong việc chuyển NDT cho các đối tác Nga trong khi phải xử lý các khoản thanh toán thương mại quốc tế, khiến nhiều giao dịch bị đình trệ trong nhiều tháng. Khi thanh khoản NDT từ Trung Quốc cạn kiệt, các công ty Nga đã phải tìm đến Ngân hàng Trung ương Nga để vay NDT thông qua các hợp đồng hoán đổi tiền tệ.
Tuy nhiên, hy vọng về nguồn cung thanh khoản từ Ngân hàng Trung ương Nga cũng bị dập tắt khi ngân hàng này khẳng định rằng các hợp đồng hoán đổi chỉ được sử dụng để ổn định thị trường tiền tệ trong nước trong ngắn hạn, và không phải là nguồn tài trợ dài hạn. Lượng vay hoán đổi của các ngân hàng Nga đã giảm hơn một nửa, xuống còn 15,4 tỷ NDT (tương đương 2,19 tỷ USD) vào hôm thứ Tư, so với mức cao nhất là 35,2 tỷ NDT vào đầu tháng 9, theo Reuters.
“Tôi không thể cho vay bằng NDT, vì chúng tôi không có gì để bù đắp cho các vị thế ngoại tệ của mình” - ông German Gref, Giám đốc điều hành của ngân hàng lớn nhất Nga, Sberbank, chia sẻ tại một diễn đàn kinh tế hồi đầu tháng này.
Hiện tại, chi tiêu cho chiến tranh và xuất khẩu dầu sang Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp duy trì sự ổn định cho nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa việc các nhà máy hoạt động liên tục và tình trạng thiếu lao động do lệnh huy động quân sự đã đẩy lạm phát lên cao hơn. Đồng thời, Nga cũng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số trầm trọng.
Các nhà nghiên cứu do Jeffrey Sonnenfeld của Đại học Yale dẫn đầu đã cảnh báo vào tháng 8 rằng các số liệu GDP có vẻ lạc quan chỉ đang che giấu những vấn đề sâu sắc hơn trong nền kinh tế. “Trong khi ngành công nghiệp quốc phòng mở rộng, người tiêu dùng Nga ngày càng gánh thêm nợ, điều này có thể đặt nền móng cho một cuộc khủng hoảng đang đến gần,” họ viết. “Sự tập trung quá mức vào chi tiêu quân sự đang làm giảm đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác, kìm hãm triển vọng tăng trưởng dài hạn và sự đổi mới”.
Nhìn chung, tình trạng cạn kiệt đồng NDT tại Nga đang làm dấy lên lo ngại lớn không chỉ về khả năng duy trì hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, mà còn về mối quan hệ thương mại Nga - Trung trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây ngày càng siết chặt.
(CLO) Tòa án chống khủng bố Pháp hôm thứ Sáu (20/12) đã tuyên án 8 người liên quan đến vụ sát hại giáo viên Samuel Paty bằng cách chặt đầu cách đây 4 năm tại ngoại ô Paris, vụ án từng gây chấn động nước Pháp.
(CLO) Ít nhất 25 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza vào ngày thứ Sáu, theo thông tin từ các nhân viên y tế.
(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Con đường lịch sử” là một trong những điểm nhấn trong loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
(CLO) Những năm qua, Hà Nội đã chứng kiến cộng đồng doanh nghiệp phát triển hùng hậu với gần 400.000 doanh nghiệp, chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp cả nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, các doanh nghiệp, doanh nhân đã thể hiện vai trò đóng góp quan trọng, góp phần vào sự chuyển mình và cất cánh của kinh tế Thủ đô.
(CLO) Theo Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045 sẽ phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động tập trung vào các ngành thương mại, du lịch và dịch vụ, logistic, công nghiệp phụ trợ,…
(CLO) Thủ tướng Canada Justin Trudeau có nguy cơ mất quyền lực vào đầu năm tới sau khi lãnh đạo Đảng Dân chủ Mới (NDP), ông Jagmeet Singh, tuyên bố sẽ đưa ra một kiến nghị bất tín nhiệm nhằm miễn nhiệm chính phủ thiểu số do Đảng Tự do lãnh đạo.
(CLO) Các lãnh đạo hàng đầu và hàng chục nghìn người dân Cuba đã tham gia cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ tại Havana vào ngày thứ Sáu (20/12), nhằm phản đối các lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ đối với Cuba.
(CLO) CTCP Bột Giặt LIX (Mã: LIX) vừa công bố tỷ lệ tạm ứng cổ tức tiền mặt 5% cho năm 2024. Mức tạm ứng này thấp hơn gần một nửa so với các năm trước, trong bối cảnh lợi nhuận công ty đi ngang.
(CLO) Cải cách thể chế kinh tế luôn là vấn đề cốt lõi có tính sống còn cho phát triển kinh tế. Cuốn sách nổi tiếng được giải Nobel kinh tế năm 2024 “Vì sao các quốc gia thất bại” của Dron Acemogly và James A. Robinson, đã nhấn mạnh sự khác biệt quan trọng giữa các quốc gia thành công và thất bại trong phát triển nằm ở thể chế, chứ không phải là mô hình kinh tế.
(CLO) Một tài xế đã đâm xe vào đám đông đang vui chơi tại một khu chợ Giáng sinh ở miền trung nước Đức vào tối thứ Sáu, khiến ít nhất hai người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương trước khi bị bắt giữ.
(CLO) Vi nhựa đã xâm nhập vào mọi ngóc ngách trên Trái đất, từ đỉnh núi cao đến đáy đại dương sâu thẳm. Thậm chí là trong nước đóng chai, nhau thai người và sữa mẹ.
(CLO) Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan về triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
(CLO) Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông TP Hà Nội vừa báo cáo Sở GTVT tiến độ một số giải pháp nhằm giảm thiểu thương tích và hư hỏng kết cấu cầu Thanh Trì, đảm bảo an toàn cho phương tiện di chuyển.
(CLO) Biểu trưng thành phố Nha Trang gồm 4 màu chủ đạo, được thiết kế với bố cục và đường nét cân đối, hài hòa, nội dung cách điệu hình ảnh thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, hiện đại với biển xanh, cát trắng, nắng vàng.
(CLO) Theo Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai, hiện 63/63 tỉnh, thành phố đang xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó có 300/705 huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
(CLO) Chính quyền thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc vừa ban hành một loạt chính sách trợ cấp chục triệu đô la để thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%, bất chấp áp lực tăng lãi suất tiếp theo trong bối cảnh lạm phát gia tăng mạnh mẽ.
(CLO) Các khu công nghiệp phải sớm làm quen, bắt nhịp và thích ứng với các xu hướng đầu tư mới. Nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết nhanh chóng, vững chân bước vào sân chơi toàn cầu, chuỗi sản xuất thông minh toàn cầu.
(CLO) Bộ Tài chính đề xuất nâng mức đề xuất cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế quá hạn 120 ngày với mức 50 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
(CLO) Nhận định thực trạng mua bán, gian lận hoá đơn trái phép đang là vấn đề nhức nhối, Tư lệnh ngành Tài chính cho rằng cần có biện pháp xử lý nghiêm minh với những trường hợp vi phạm để mang tính răn đe pháp luật.
(CLO) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40 về quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.