Nga đứng thứ 2 thế giới về số ca nhiễm Covid-19

Thứ hai, 18/05/2020 13:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với hơn 281.000 ca mắc Covid-19, Nga hiện là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Các nhà nghiên cứu dự đoán, Nga vẫn chưa qua đỉnh dịch

BB12LNor

Theo hãng tin CNN, trong số ca nhiễm ở Nga, một nửa là người dân ở thủ đô Moscow (gần 139.000 người). SARS-CoV-2 đang có mặt ở khắp nước Nga, cả những vùng xa xôi và nghèo khó, từ ngoại ô Kaliningrad nằm giữa Ba Lan và Lithuania, đến khu vực tự trị Chukotka ở vùng Viễn Đông.

Ngày 15/3, Nga phát hiện ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng, tức không phải người từ nước ngoài trở về. Từ đó, số ca nhiễm không ngừng tăng; sau 2 tháng, đến ngày 14/5 tăng lên hơn 252.000 người, cao thứ hai thế giới (sau Mỹ).

Ngày 17/5, Nga ghi nhận hơn 9.700 ca nhiễm mới, tăng so với con số 9.200 của ngày trước đó, và có thêm 94 ca tử vong. Hiện Nga có tổng cộng hơn 281.000 ca nhiễm và 2.600 ca tử vong.

Song, ông Christopher Gerry, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nga và Đông Âu tại Đại học Oxford (Anh) nhận định: Nga chưa đạt đỉnh dịch. Tỷ lệ tử vong tại Nga vẫn ở mức thấp, chỉ 0,9% (so với 6% ở Mỹ, gần 7% ở Brazil và 14,4% ở Vương quốc Anh).

Có nhiều nguyên nhân về tỷ lệ tử vong thấp ở Nga. Trong đó, TS. Elena Malinnikova tại Bộ Y tế Nga lý giải, do phát hiện kịp thời các ca nhiễm mới và người dân Nga thường tìm tới bác sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh nên tỷ lệ tử vong chỉ 0,9%. Hơn nữa, Nga đã xét nghiệm Covid-19 với số lượng lớn, với 170.000 ca xét nghiệm mỗi ngày, theo khẳng định của Tổng thống Vladimir Putin.

Báo Financial Times dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, con số tử vong ở Nga cao hơn 70% so với thống kê chính thức. Thị trưởng Moscow Sergey Sobyanin cũng cho hay, theo các nghiên cứu sàng lọc, số người nhiễm bệnh có thể cao hơn.

Tuy nhiên, giới chức thành phố Moscow nhận định, trong số hơn 60% các trường hợp nghi tử vong do Covid-19, bệnh nhân có thể tử vong do các nguyên nhân khác và không thể xem những ca tử vong khác là do đại dịch.

Trong cuộc họp trực tuyến hồi tuần trước với lãnh đạo 85 khu vực ở Nga, Tổng thống Putin nêu rõ: Tuy giai đoạn ngừng hoạt động của đất nước được dỡ bỏ từ ngày 12/5, nhưng các lãnh đạo địa phương sẽ quyết định việc tiếp tục đóng cửa hay bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa để mở cửa lại nền kinh tế.

“Tình hình dịch tễ học khác nhau giữa các vùng”, ông Putin đánh giá và cho biết khi Nga bước vào giai đoạn mới, đòi hỏi phải hành động cụ thể và thận trọng hơn. Người đứng đầu Điện Kremlin giao nhiệm vụ cho chính phủ trước ngày 1/6 phải đưa ra kế hoạch hành động quốc gia để bảo đảm thu nhập cho người dân và tăng trưởng kinh tế.

Tổng thống Putin cũng đã hoãn cuộc bỏ phiếu trên cả nước về sửa đổi Hiến pháp vốn dự kiến diễn ra vào ngày 22/4 vừa qua, mở đường để ông tiếp tục tại vị.

Thị trưởng Sobyanin cho hay, ông không vội kết thúc lệnh phong tỏa đối với vùng tâm dịch Moscow bởi dỡ bỏ sớm các biện pháp hạn chế sẽ dễ làm bùng phát làn sóng thứ hai của dịch bệnh. Trong cuộc chiến chống Covid-19, ông Sobyanin trở thành chính trị gia nổi bật.

Ngày 30/3, vị Thị trưởng Moscow áp đặt các biện pháp hạn chế còn nghiêm khắc hơn cả các quy định ở thành phố New York (Mỹ), theo đó đóng cửa tất cả công viên, nhà hàng và cửa hàng không thiết yếu (ngoại trừ cửa hàng cung cấp thực phẩm, thuốc và nhu yếu phẩm).

Sau hành động kiên quyết của ông Sobyanin, các lãnh đạo của 20 khu vực khác thuộc Nga yêu cầu người dân phải ở nhà để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Nga có thể giảm 5,5% trong năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 15% với 8 triệu người không có việc làm. Theo tạp chí TIME, 2/3 dân số Nga không có tiết kiệm tài chính.

Ngày 24/4 vừa qua, Tổng thống Putin nhìn nhận, Nga đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế lớn hơn cuộc suy thoái toàn cầu năm 2009. Đó là những lý do chính để Điện Kremlin muốn nhanh chóng mở cửa trở lại.

Bên cạnh “cú sốc” về diễn biến phức tạp của Covid-19 và kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái, Nga còn phải xoay xở khi giá dầu lao dốc (xuất khẩu dầu chiếm 40% nguồn thu). Đây là những thách thức lớn đối với chính phủ và quá trình phục hồi thời hậu Covid-19 sẽ không dễ dàng.

Hoàng Minh

Tin khác

Bệnh viện Đại học Y Thái Bình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em trong 2 ngày 18 và 19/5

Bệnh viện Đại học Y Thái Bình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em trong 2 ngày 18 và 19/5

(CLO) Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, Bệnh viện E Hà Nội, Viettel Thái Bình phối hợp cùng Hội Cựu chiến binh Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, tổ chức sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em nghèo ở Thái Bình. Mục tiêu là phát hiện và điều trị sớm, giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho các em.

Sức khỏe
Thái Bình: Hệ thống y tế cơ sở còn gặp nhiều khó khăn

Thái Bình: Hệ thống y tế cơ sở còn gặp nhiều khó khăn

(CLO) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn còn gặp những khó khăn do tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất, thiếu trang thiết bị và nhân lực.

Sức khỏe
Ninh Bình: Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Ninh Bình: Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

(CLO) Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay, tỉnh Ninh Bình hướng tới mục tiêu tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới bằng những hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng ngừa ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng.

Sức khỏe
TP HCM: Liên tục phát hiện và xử lý các đơn vị quảng cáo trái phép dịch vụ làm đẹp vùng nhạy cảm

TP HCM: Liên tục phát hiện và xử lý các đơn vị quảng cáo trái phép dịch vụ làm đẹp vùng nhạy cảm

(CLO) Trong thời gian qua, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã liên tục phát hiện các trường hợp vi phạm, quảng cáo làm đẹp "cô bé, cậu bé" được đăng tải trên không gian mạng. Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, khám chữa bệnh.

Sức khỏe
Bộ Y tế khẳng định tiêm chủng vắc xin AstraZeneca COVID-19 an toàn, hiệu quả

Bộ Y tế khẳng định tiêm chủng vắc xin AstraZeneca COVID-19 an toàn, hiệu quả

(CLO) Bộ Y tế cho biết, nghiên cứu thống kê cho thấy tỷ lệ huyết khối giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mắc phải hội chứng này sau khi nhiễm COVID-19.

Sức khỏe