(CLO) Xung đột Nga – Ukraine leo thang đã buộc Điện Kremlin phải tăng chi tiêu quốc phòng, ước tính “sự hỗn loạn” này có thể gia tăng vào năm 2023. Ngân sách quốc phòng tăng vọt đồng nghĩa với việc chi tiêu của chính phủ Nga kém linh hoạt và hiệu quả hơn.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) tại Thụy Điển, Nga xếp thứ 5 trên thế giới về chi tiêu quốc phòng trong năm 2021. Theo đó, Moscow ước tính đã chi tiêu quân sự 65,9 tỉ USD trong năm 2021, tăng 2,9% so với năm 2020 và là năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng sau giai đoạn giảm bớt từ 2016-2019.
Kể từ tháng 5/2022, Chính phủ Nga đã không công bố nhiều dữ liệu về ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, ước tính, chi tiêu quốc phòng từ tháng 1 - tháng 4 đạt tổng cộng gần 1,6 nghìn tỷ rúp (26,4 tỷ USD), với khoảng 500 tỷ rúp (8,3 tỷ USD) chi cho mỗi tháng cho tháng 3 và tháng 4. So với những năm trước, mỗi tháng ước tính quốc gia này chỉ chi khoảng 300 tỷ rúp (5 tỷ USD).
Xe tăng của lực lượng Nga tại Luhansk hồi tháng 5. Ảnh: Reuters.
Ước tính này tương quan với hai sự kiện chính. Đầu tiên, vào tháng 6/2022, chi tiêu kế hoạch bổ sung cho sản xuất vũ khí được ước tính chính thức vào khoảng 600–700 tỷ rúp (9,9 tỷ - 11,6 tỷ USD). Thứ hai, sau khi sửa đổi vào tháng 9/2022, dự toán cho toàn bộ ngân sách quốc phòng của Nga năm 2022 đã được điều chỉnh lên 4,7 nghìn tỷ rúp (77,7 tỷ USD), và thay đổi này chắc chắn sẽ không phải là lần cuối cùng.
Theo cách này, chính chi tiêu quốc phòng đang khiến ngân sách nhà nước Nga mất cân bằng. Và khoản chi này không bao gồm tài trợ cho các cơ quan an ninh và thực thi pháp luật, chẳng hạn như Rosgvardia (Vệ binh Quốc gia Nga) và Cơ quan An ninh Liên bang Nga, những cơ quan cũng tham gia vào cuộc chiến chống Ukraine.
Ban đầu, ngân sách năm 2022 dành cho các tổ chức an ninh và thực thi pháp luật được đặt ở mức 2,8 nghìn tỷ rúp (46,3 tỷ USD), nhưng bằng chứng cho thấy kế hoạch đã bị thay đổi đáng kể nhiều lần kể từ đó, theo TASS, ngày 21 tháng 9 năm 2021).
Năm 2023, ước tính, đề xuất ngân sách xem xét gần 5 nghìn tỷ rúp (82,6 tỷ USD) cho quốc phòng và 4,2 nghìn tỷ rúp (69,4 tỷ USD) cho an ninh và thực thi pháp luật, tăng từ 3,6 nghìn tỷ rúp ((59,5 tỷ USD) được lên kế hoạch trước đó và 2,9 nghìn tỷ rúp (47,9 tỷ USD) tương ứng.
Theo cách này, dự kiến, nếu chiến tranh Nga – Ukraine tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2022, thì chi tiêu quốc phòng của Nga rất có thể sẽ cao hơn đáng kể hơn 5 nghìn tỷ rúp (82,6 tỷ USD).
Ngân sách quốc phòng tăng vọt đồng nghĩa với việc chi tiêu của chính phủ Nga kém linh hoạt và hiệu quả hơn. Do đó, Moscow đã quyết định chia sẻ gánh nặng chi tiêu quốc phòng với ngân sách địa phương và khu vực bằng việc yêu cầu mua thiết bị lưỡng dụng, máy bay không người lái thương mại, hệ thống dẫn đường bằng laser và các nguồn cung cấp khác thông qua yêu cầu trực tiếp từ Bộ Quốc phòng Nga, theo Publication.pravo.gov.
Quá trình này kết hợp chặt chẽ với quá trình huy động vốn, tuy nhiên không chỉ đối mặt với sự hỗn loạn mà còn thiếu hụt trang thiết bị cơ bản, thuốc men và hệ thống hỗ trợ chiến đấu cho những người lính mới. Như vậy, ngân sách quốc phòng Nga năm 2023 có thể nhận thêm tiền, nhưng điều đó sẽ phụ thuộc vào quy mô và mức độ thành công của việc huy động.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là hiện nay, không có ngân sách khu vực nào ở Nga độc lập với những ý tưởng của Điện Kremlin và do đó, không một ngân sách địa phương nào độc lập với các chỉ thị khu vực. Nghĩa là quyết định của chính phủ trong việc sử dụng ngân sách địa phương và khu vực cho các nhu cầu quốc phòng đã tạo ra sự mất cân đối và bất ổn hơn nữa trong hệ thống kinh tế-chính trị của Nga. Và điều đó đặc biệt đúng khi Điện Kremlin phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc, lệnh cấm vận quốc tế đối với nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị công nghiệp và giảm xuất khẩu.
Mặc dù nguyên nhân chính khiến chi tiêu quốc phòng của Nga tăng lên là do tổn thất lớn về nhân lực và vũ khí, nhưng sự gia tăng này rất có thể sẽ chỉ làm tăng chi phí sản xuất và mua sắm vũ khí và trang thiết bị quân sự, thay vì cải thiện số lượng và chất lượng.
Tình trạng thâm hụt lực lượng lao động nói chung trong nền kinh tế Nga, bao gồm cả trong ngành công nghiệp quốc phòng, là một vấn đề nghiêm trọng ngay cả trước chiến tranh, trong khi đó xung đột giữa Nga – Ukraine liên tục làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt này.
Do đó, các dữ kiện chứng minh rằng, cách tiếp cận điển hình của Điện Kremlin để giải quyết các rắc rối bằng cách “ném tiền” vào “khoảng không vô định" là chưa bền vững.
Theo nhiều chuyên gia, sự mất cân bằng hơn nữa trong lĩnh vực quốc phòng Nga là không thể tránh khỏi, ngay cả khi cường độ của cuộc chiến ở Ukraine giảm trong những tháng tới.
Hơn nữa, do đồng rúp không còn là một loại tiền tệ tự do chuyển đổi và có thể mất giá bất ngờ trong tương lai gần, nên chi tiêu quốc phòng tăng vọt của Nga có thể “lạc lối” nếu không được khôi phục thêm nền kinh tế chỉ huy.
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Nga kỳ vọng hợp tác sản xuất với Trung Quốc tăng 2 năm liên tiếp, theo Bộ trưởng Maksim Reshetnikov tại AIM Congress 2025, mở lối kinh tế bền vững.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Việc tận dụng cơ hội từ các FTA giữa các địa phương và doanh nghiệp chưa đồng đều, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.