Tạm dừng hoạt động vui chơi, giải trí hội Đền Hùng trong 2 ngày Quốc tang
(CLO) Tỉnh Phú Thọ dừng, hoãn, hủy nhiều hoạt động vui chơi, giải trí dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025, trong hai ngày quốc tang nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone.
Theo dõi báo trên:
Liên hợp quốc làm cầu nối giữa Nga và Ukraine đã khiến song phương đạt được thoả thuận, các chuyến hàng ngũ cốc của Ukraine thành công rời khỏi các cảng Biển Đen của Ukraine, giá hàng hóa thực phẩm đã giảm mạnh.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng khủng hoảng lương thực sẽ tồi tệ hơn vào năm tiếp theo. Ảnh: Internet.
Giá lương thực giảm không có nghĩa đã qua khủng hoảng
Bên cạnh đó, do nhiều lo ngại về suy thoái kinh tế, một vụ thu hoạch bội thu ở Nga và hy vọng dòng chảy thương mại ngũ cốc “hồi sinh” đã đẩy giá các mặt hàng thực phẩm chính xuống mức thấp hơn.
Tuy nhiên, theo Financial Times, giá lương thực giảm không có nghĩa là cuộc khủng hoảng lương thực chấm dứt. Các nhà phân tích cho rằng các yếu tố cơ bản thúc đẩy thị trường tăng cao hơn nữa là không thay đổi.
Được biết, xung đột Ukraine được ví như “gia vị” được nêm nếm vào thời điểm giá lương thực trước đó đã bị đẩy lên cao. Trong khi đó, một loạt các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến cán cân an ninh lương thực toàn cầu phải kể đến: hạn hán ảnh hưởng đến các nước sản xuất cây trồng chủ chốt và chuỗi cung ứng đang đối phó với những ảnh hưởng còn sót lại của đại dịch.
Ở những quốc gia nghèo hơn, có nền kinh tế bị bỏ lại bởi các đợt giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19, chiến tranh Nga – Ukraine chỉ làm trầm trọng thêm tình hình tồi tệ.
Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho rằng, xung đột Nga - Ukraine chắc chắn là một lực cản lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu. Với việc các cảng của Ukraine bị phong tỏa và năng lực vận tải trên các tuyến đường thay thế bị hạn chế, khối lượng xuất khẩu của Ukraine vì thế đã giảm đáng kể. Vào tháng 6, nước này chỉ xuất khẩu dưới 1 triệu tấn lúa mì, ngô và lúa mạch, thấp hơn 40% so với cùng tháng năm 2021, theo Bộ Nông nghiệp Ukraine.
Vào tháng này, vụ thu hoạch của Ukraine bắt đầu. Những người trồng trọt đang tích cực tăng gia sản xuất để tích trữ cho vụ mùa mới. Nhưng nếu nông dân không thể bán ngũ cốc của họ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến năm 2023 vì họ sẽ không có tiền để trả hạt giống và phân bón cho mùa vụ tiếp theo.
Cary Fowler, đặc phái viên về an ninh lương thực của Hoa Kỳ cho biết: “Điều khiến cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu này khác với những tình huống tương tự trước đó là có nhiều nguyên nhân chính đằng sau nó.
Các nhà phân tích cho biết tác động thực sự của sự kết hợp các yếu tố này sẽ chỉ trở nên rõ ràng vào năm tới. Một người nói: “Tôi lo lắng về năm 2023 hơn là năm 2022”.
Được biết, giá hàng hóa tăng cao vào cuối vụ xuân có thể đã khuyến khích nông dân tham gia sản xuất. Nhưng điều đó sẽ chả thấm vào đâu bởi chi phí đầu vào đang tăng cao, đặc biệt là giá phân bón và dầu diesel dùng cho vận chuyển và thiết bị nông nghiệp.
Các quan chức chính sách lương thực cảnh báo rằng giá năng lượng tăng cao, dự kiến sẽ còn tăng trong mùa đông tới, cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất phân đạm, một chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng.
Arif Husain, nhà kinh tế trưởng tại Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ, cảnh báo: “Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề đầu vào nông nghiệp - cụ thể là phân bón - thì cuộc khủng hoảng khả năng chi trả sẽ chuyển thành cuộc khủng hoảng về nguồn cung ứng vào năm tới”.
Cho đến nay, mối quan tâm chính về lương thực là nguồn cung cấp ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì và dầu thực vật mà Ukraine là nước xuất khẩu lớn. Nhưng một số nhà phân tích lo ngại về giá gạo đang đồng loạt tăng giá và khan hàng tại châu Á.
Hiện tại, theo ước tính, dư lượng lương thực tồn kho ở các nước sản xuất hàng đầu như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đang ở mức tương đối ổn định. Tuy nhiên, có những lo lắng về việc hạn chế xuất khẩu, nếu giá lúa mì cao ngất ngưởng sẽ đẩy nhiều người tiêu dùng chuyển sang sử dụng gạo để thay thế.
Trong khi đó, chỉ khoảng 10% tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu được xuất khẩu, do đó, sự hạn chế của bất kỳ nhà xuất khẩu nào có thể có tác động lớn đến giá quốc tế.
Trong năm 2007-08, hàng loạt các nước “đầu tàu” về sản xuất và xuất khẩu gạo như Ấn Độ và Việt Nam đều đồng loạt hạn chế xuất khẩu, kết hợp với việc các nhà nhập khẩu gạo lớn như Philippines hoảng loạn mua tích trữ, khiến giá mặt hàng này tăng hơn gấp đôi.
Gánh nặng cơm áo gạo tiền bào mòn con người ra sao?
Rất lâu trước khi Nga tấn công Ukraine, tình trạng mất an ninh lương thực đã ở mức kỷ lục. Do đại dịch, hạn hán và các cuộc xung đột khu vực khác, ước tính vào năm 2021 trên dưới 770 triệu người bị đói, đây là con số cao nhất kể từ năm 2006, theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc.
FAO dự đoán cuộc chiến ở Ukraine sẽ làm tăng số người thiếu ăn lên tới 13 triệu trong năm nay và 17 triệu nữa vào năm 2023. Theo Ngân hàng Thế giới, cứ mỗi 1 điểm phần trăm giá lương thực tăng, sẽ có thêm 10 triệu người giảm lâm vào cảnh nghèo cùng cực.
Trên phần lớn châu Phi, Trung Đông và Trung Á, tiêu thụ các mặt hàng chủ lực cao hơn sản xuất. Theo nhóm dữ liệu hàng hóa Gro Intelligence, chính các quốc gia trong những khu vực này là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc tăng giá toàn cầu. Nhiều nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt với gánh nặng thêm của việc đồng tiền giảm giá do giá lương thực tăng.
Trong khi đó, phần lớn các quốc gia ở Trung Đông và châu Phi phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Ukraine và Nga. Ai Cập đã tìm đến IMF để được viện trợ, lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên gần 80% trong khi Ngân hàng Thế giới mô tả cuộc khủng hoảng ở Lebanon là một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua.
Ở các quốc gia có thu nhập thấp, nơi thực phẩm chiếm một phần lớn trong chi tiêu của người tiêu dùng, việc cắt giảm để bù đắp cho chi phí sinh hoạt tăng cao khó hơn nhiều. Ở Ai Cập thực phẩm và đồ uống không cồn chiếm hơn một phần ba chi tiêu hộ gia đình, người dân đang phải đối mặt với việc giá thực phẩm tăng 24%. Ở Ethiopia, nơi ngân sách dành cho lương thực thậm chí còn cao hơn, lạm phát lương thực là 38%.
Nhiều người cho rằng: “Nếu phải sống ở một quốc gia mà vào một ngày đẹp trời, bạn chi tiêu từ 50 đến 60% thu nhập khả dụng của mình cho thực phẩm, thì sau đó sẽ không còn nhiều không gian để đối phó với cú sốc lớn này.
Đặc biệt là ở Châu Phi, “có nguy cơ xảy ra nạn đói vào năm tới”, hàng loạt các cuộc khủng hoảng khác sẽ xảy đến.
Giá lương thực tăng đột biến trong các năm 2007-08 và 2010-11 từng dẫn đến bạo loạn trên khắp thế giới, và giá lương thực tăng cao ngất ngưởng là yếu tố chính dẫn đến tình trạng bất ổn gần đây đang diễn ra ở Sri Lanka. Các chính phủ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khác cho đến nay đã cố gắng ngăn chặn tình trạng bất ổn xã hội bằng cách sử dụng trợ cấp.
Ngay cả những quốc gia không mua của Nga hoặc Ukraine nhưng là những nước nhập khẩu ròng hàng hóa nông nghiệp cao cũng đang phải đối mặt với chi phí nhập khẩu cao hơn.
Giá các loại thực phẩm chủ yếu như bánh mì, mì ống và dầu ăn đang tăng nhanh nhất. Một ổ bánh mì ở Bulgaria có giá cao hơn gần 50% trong tháng 6 so với một năm trước đó. Dầu ăn ở Tây Ban Nha hiện đắt gần gấp đôi so với một năm trước và giá đường ở Ba Lan đã tăng 40%.
Các quan chức cũng đang theo dõi sự sẵn có của phân bón cho sản xuất lúa gạo ở châu Á.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ rằng cuộc khủng hoảng sẽ trở nên trầm trọng hơn. Đầu tháng này, Morgan Stanley đã đưa ra một báo cáo lạc quan về tương lai của giá thực phẩm, cho thấy mức tăng trong năm 2023 sẽ thấp hơn dự kiến. Báo cáo cho biết, sản lượng ngũ cốc của nông dân tăng, bao gồm cả ở Ukraine khi căng thẳng giảm bớt, sẽ kìm hãm lạm phát lương thực. Tuy nhiên, để tốt nhất, người tiêu dùng toàn cầu nên học cách đối mặt và chi tiêu hợp lý hơn.
Lê Na (Theo FT)
(CLO) Tỉnh Phú Thọ dừng, hoãn, hủy nhiều hoạt động vui chơi, giải trí dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025, trong hai ngày quốc tang nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone.
(CLO) Tự nhận là Trưởng phòng Địa chính huyện và “vẽ” ra các cơ hội việc làm, đất tái định cư, một phụ nữ tại huyện Kỳ Anh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng của nhiều người dân.
(CLO) Giữa cơn địa chấn trên khắp các thị trường tài chính toàn cầu, Tổng thống Donald Trump vẫn giữ thái độ lạc quan đáng kinh ngạc.
(CLO) Xe điện trẻ em – món đồ chơi tưởng chừng vô hại, nhưng lại đang trở thành mối nguy tiềm tàng khi được sử dụng thiếu kiểm soát tại các công viên, khu vui chơi công cộng. Không mũ bảo hiểm, không biện pháp bảo hộ, thậm chí có trường hợp trẻ em điều khiển xe với tốc độ cao, luồn lách giữa dòng người đông đúc, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố một loạt thuế quan mới, gây ra nhiều tranh cãi về công thức tính toán và mục tiêu kinh tế đằng sau quyết định này.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Với tiềm năng phát triển dài hạn và là vùng trũng về giá, thị trường BĐS Quy Nhơn đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư từ các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và cả dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý về dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu.
(CLO) Mẫu xe off-road thuần điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ được phân phối tại thị trường Việt Nam với 2 phiên bản tiêu chuẩn và Edition One.
(CLO) Trước thềm đối thoại với Mỹ, Nga bất ngờ gỡ phong tỏa 87 triệu USD tài sản Goldman Sachs và cử cố vấn cấp cao sang Washington.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Mỹ tăng thuế mạnh tay, nguy cơ lặp lại Đại khủng hoảng 1930 - lạm phát leo thang, thương mại toàn cầu chao đảo, USD suy yếu.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Trước thềm đối thoại với Mỹ, Nga bất ngờ gỡ phong tỏa 87 triệu USD tài sản Goldman Sachs và cử cố vấn cấp cao sang Washington.
Ngày 3/04, Nam A Bank phối hợp Trung tâm nghiên cứu - Ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an chính thức triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID.
(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.
(CLO) Sáng nay (4/4), giá vàng trong nước mất mốc 102 triệu đồng/lượng dù hôm qua đã có bước tăng vượt bậc.
Với hơn 860 Cửa hàng xăng dầu (CHXD) cùng gần 4.000 cửa hàng trưởng và nhân viên bán hàng trải dài khắp cả nước, PVOIL không chỉ là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam, mà còn là thương hiệu được khách hàng biết đến bởi sự chuyên nghiệp, tận tâm và đáng tin cậy trong chất lượng phục vụ.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
Toàn bộ gói cước mới của Viettel có tốc độ từ 300Mbps trở lên và được trang bị miễn phí modem WiFi6 sẽ đánh dấu bước tiến trong việc cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tại Việt Nam.
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
(CLO) Thông tin từ liên bộ Tài chính - Công Thương, từ 15h chiều nay (3/4), giá xăng đồng loạt tăng thêm 341 - 495 đồng/lít.
Chủ động thực thi chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là minh chứng rõ nét cho sự vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc của Agribank trong việc cụ thể hóa chủ trương lớn của Chính phủ mà còn là hành động thiết thực góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng nghìn lao động trẻ trên khắp cả nước.