(CLO) Nga đang đối mặt tin đồn ngân hàng sụp đổ khi tín dụng doanh nghiệp tăng 60% trong 2 năm, nhưng nền kinh tế liệu có thực sự đứng bên bờ vực khủng hoảng?
Tuần qua, nhiều dự đoán u ám về khả năng một cuộc khủng hoảng tài chính sắp bao trùm nước Nga lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
Theo đó, lý thuyết này cho rằng Nga đang chi tiêu cho chiến tranh gần gấp đôi con số chính thức, đẩy hệ thống ngân hàng tiến gần đến bờ vực sụp đổ, buộc chính quyền có thể phải phong tỏa tiền gửi của người dân.
Thực trạng đang diễn ra
Những tuyên bố về nguy cơ khủng hoảng đầu tiên xuất hiện trong một bài viết trên Substack hôm thứ Bảy của Craig Kennedy, chuyên gia về Nga thuộc Trung tâm Davis của Đại học Harvard và từng làm việc tại Morgan Stanley. Phân tích này sau đó được biên tập viên kinh tế của Financial Times, Martin Sundby, sử dụng trong một bài xã luận đăng vào ngày hôm sau.
Kennedy mô tả một “kế hoạch huy động vốn ngoài ngân sách kín đáo” để tài trợ cho chiến dịch quân sự của Điện Kremlin tại Ukraine. Ông cho rằng việc vay mượn doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ ở Nga từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022 - tăng hơn 60% trong hai năm, 19,4% GDP liên quan đến chi tiêu quân sự. Theo ông, khoảng 60% các khoản vay này (tương đương 249 tỷ USD) được dành cho các doanh nghiệp liên quan đến quốc phòng.
Kennedy nhận định, do các doanh nghiệp quốc phòng có khả năng không trả được nợ, điều này có thể dẫn đến khủng hoảng tín dụng. Một số nhà bình luận còn đi xa hơn, cho rằng nếu kịch bản này xảy ra, chính quyền có thể chọn cách cứu ngành quốc phòng và các ngân hàng bằng cách phong tỏa tiền gửi cá nhân.
Tin đồn về việc phong tỏa tài khoản
Trên các mạng xã hội tiếng Nga, những tin đồn về việc phong tỏa tài khoản ngân hàng đã xuất hiện từ mùa thu. Đầu tháng 11, nhà kinh tế học Alexei Zubets từng đề cập trong một cuộc phỏng vấn radio rằng các ngân hàng có thể đóng băng tài khoản cá nhân nhằm kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, các quan chức, bao gồm lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nga, đều bác bỏ điều này.
Dù vậy, những lời trấn an này không làm dịu bớt lo lắng của người dân Nga, những người đã nhiều lần chứng kiến các cuộc khủng hoảng tài chính và tịch thu tài sản – từ cải cách tiền tệ năm 1991, đóng băng tài khoản năm 1998, đến việc chuyển đổi cưỡng bức một số khoản tiền gửi ngoại tệ vào năm 2022.
Những tin đồn này cũng trở thành chủ đề trong các cuộc tranh luận tại Duma Quốc gia. Tuần qua, nghị sĩ Alexei Nechayev đã yêu cầu ban hành luật để đảm bảo rằng “mọi quyết định của Ngân hàng Trung ương liên quan đến tiền tiết kiệm của người dân phải được Duma phê duyệt”. Tuy nhiên, khả năng thông qua luật này rất thấp bởi nếu chính quyền thực sự muốn hành động, họ cần tiến hành một cách nhanh chóng.
Liệu phong tỏa tài khoản có khả thi?
Hiện tại, việc đóng băng tài khoản không mang lại ý nghĩa thực tiễn. Tăng trưởng kinh tế Nga hiện nay chủ yếu dựa vào tín dụng, và nếu tài khoản bị phong tỏa, các ngân hàng sẽ không thể tiếp tục cho vay doanh nghiệp.
Lý luận rằng đóng băng tài khoản giúp kiểm soát lạm phát cũng thiếu thuyết phục. Với lãi suất cao, việc rút tiền hàng loạt để chi tiêu không phải là lựa chọn hợp lý.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng ngay cả khi xảy ra khủng hoảng tín dụng, giải pháp khả thi hơn là chính quyền đảm bảo toàn bộ tiền gửi để duy trì niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
Nga có đối mặt với vấn đề tín dụng?
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, tổng số tiền vay doanh nghiệp từ năm 2022 chỉ tăng khoảng 300 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với con số 415 tỷ USD mà một số ý kiến lo ngại. Đặc biệt, phần lớn khoản vay này là thay thế nợ ngoại tệ bằng nợ nội tệ để giảm rủi ro tỷ giá.
Các khoản vay được nhà nước hỗ trợ, như vay thế chấp, cũng không thể coi là nợ xấu vì có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, các lĩnh vực vay nhiều nhất hiện nay là thương mại, giao thông vận tải, xây dựng và bất động sản, chứ không chỉ giới hạn ở ngành quốc phòng.
Nhiều chuyên gia nhận định nền kinh tế Nga chưa sụp đổ ngay trong thời gian tới. Tuy nhiên, những rủi ro lớn hơn nằm ở sự thiếu minh bạch, ít sự tư vấn độc lập, và việc che giấu dữ liệu kinh tế, làm suy giảm lòng tin. Đây có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng trong tương lai.
(CLO) Tối 19/01/2025, câu lạc bộ Hà Nội đã giành chiến thắng 2-0 trước Đà Nẵng tại vòng 10 giải V.League 2024/25. Với 3 điểm có được, đại diện Thủ đô hiện đã có 17 điểm, vượt qua Công an Hà Nội để chiếm lấy vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Ngày 19/1 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Praha, Cộng hòa Czech, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu tại Czech, gồm: ông Pavel Tykac - Chủ sở hữu của Tập đoàn đầu tư toàn cầu Sev.en Global Investments và Câu lạc bộ bóng đá SK Slavia Praha – đội bóng hàng đầu của Czech; ông Jiri Smejc – Giám đốc Điều hành Tập đoàn quốc tế PPF và ông Radek Pluhar –Giám đốc Điều hành Tập đoàn Home Credit (công ty con của PPF); ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Skoda, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Cộng hòa Czech.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở châu Âu nói riêng tiếp tục đóng góp tích cực cho đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
(CLO) Ngày 19/1/2025, cuộc thi "Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa Du lịch nhí Việt Nam" đã chính thức công bố thêm 2 đại sứ là Nguyễn Phương Trà (Thái Nguyên) và Trần Hương Mộc Trà (Hà Nội).
(CLO) Ngày 19/1/2025 tại Langkawi, Malaysia đã diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, chính thức khởi động Năm ASEAN 2025. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã có nhiều đóng góp quan trọng.
(CLO) Ngày 19/1, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi gặp mặt vinh danh tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu, nhân dịp kiều bào về nước tham dự chương trình Xuân quê hương năm 2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 20/1, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều trời nắng, sáng và đêm trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
(CLO) Chiều 19/1, tại Hà Nội, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
(CLO) Google đang nổi lên như một đối thủ nặng ký trong cuộc đua AI nhờ vào nghiên cứu mạnh mẽ, dữ liệu tìm kiếm lớn, hệ sinh thái tích hợp và các sản phẩm AI đột phá như Gemini.
(CLO) Một lệnh ngừng bắn được mong đợi từ lâu ở Gaza đã bắt đầu có hiệu lực sau gần ba giờ trì hoãn, do Hamas chậm cung cấp danh sách ba con tin đầu tiên mà họ cam kết trả tự do.
(CLO) Nga đang đối mặt tin đồn ngân hàng sụp đổ khi tín dụng doanh nghiệp tăng 60% trong 2 năm, nhưng nền kinh tế liệu có thực sự đứng bên bờ vực khủng hoảng?
(CLO) Đài phát thanh và truyền hình Na Uy (NRK) gần đây đã bắt đầu thêm phần tóm tắt do AI tạo ra vào nhiều bài viết được đăng trên trang web của mình để thu hút độc giả trẻ tuổi.
(CLO) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội.
(CLO) Chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp thực hiện chiến dịch trục xuất hàng loạt những người nhập cư trái phép ngay sau lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1.
(CLO) Ngày 19/1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 thu hút số đông người dân và du khách trong nước tham gia.
(CLO) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang có xu hướng trở lại khi Tổng thống Donald Trump dự định áp thuế 60%, đe dọa tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống chỉ còn 4,4% năm 2025.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 101/QĐ-TTg chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Nam Tràng Cát (dự án), thành phố Hải Phòng.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(CLO) Trung Quốc đạt thặng dư thương mại kỷ lục 1.000 tỷ USD năm 2024, tuy nhiên đang đối mặt căng thẳng từ chính sách thuế quan khắt khe của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
(CLO) Vùng Đồng bằng sông Hồng có 4 địa phương tăng trưởng 2 con số, nằm trong Top 10 của cả nước, như: Hải Phòng 11,01%, Hà Nam 10,93%, Hải Dương 10,02%, Nam Định 10,01%.