(CLO) Ngày 28/8, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hoá Việt Nam và Nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian”.
Phát biểu tại sự kiện, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nguyễn Văn Đoàn cho biết, Champa là quốc gia cổ đại từng tồn tại từ năm 192 đến năm 1832 ở khu vực miền Trung Việt Nam ngày nay. Văn hoá Champa chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Java cùng với những sáng tạo riêng đã tạo nên những đỉnh cao nghệ thuật như phong cách Mỹ Sơn, Đồng Dương, Tháp Mẫm... Nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc còn tồn tại đến ngày nay cho thấy Ấn Độ giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của vương quốc Champa xưa.
Cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề "Báu vật Champa – Dấu ấn thời gian".
Champa hưng thịnh nhất vào các thế kỷ thứ 9 - 10. Sau thế kỷ 15, trung tâm của vương quốc Champa dịch chuyển dần về phía Nam và mang sắc thái mới. Giai đoạn từ năm 1692 (khi chúa Nguyễn đặt Trấn Thuận Thành trên vùng đất Champa) đến năm 1832 (khi Champa chính thức sáp nhập vào Đại Nam dưới triều vua Minh Mạng), những vấn đề về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật Champa dường như còn ít được quan tâm nghiên cứu.
Theo đó, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã cùng các đơn vị phối hợp nghiên cứu và lựa chọn hơn 60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu vàng, bạc thuộc giai đoạn lịch sử này (thế kỷ 17 -18) để giới thiệu tới công chúng, trong đó hầu hết các hiện vật lần đầu tiên được đưa ra trưng bày.
"Thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn công chúng trong và ngoài nước có cơ hội thưởng lãm các cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và hiểu biết sâu sắc hơn về một giai đoạn của lịch sử văn hóa của Champa dường như còn ít được biết tới, từ đó, biết trân trọng, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc", ông Nguyễn Văn Đoàn nhấn mạnh.
Người dân tham quan không gian trưng bày.
Trưng bày gồm 2 phần: Tượng và linh vật tôn giáo: Giới thiệu một số hiện vật tiêu biểu như tượng thần Shiva, tượng nam thần, nữ thần, tượng thần Ganesha, tượng Phật, tượng Bồ tát Avalokitesvara, Linga - Yoni, kosalinga, đầu thần Shiva, tượng bò thần Nandin… bằng chất liệu vàng, bạc gắn đá quý. Như những quốc gia cổ khác trong khu vực, Champa tiếp nhận và chịu ảnh hưởng cả hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Vì vậy, phổ biến nhất trong di sản Champa là các tượng thần, Phật và linh thú, linh vật của hai tôn giáo này.
Đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo và quyền uy hoàng tộc: Giới thiệu những hiện vật thuộc loại hình đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc và tôn giáo, gồm: khuyên tai, nhẫn, dây chuyền, trâm cài tóc, lược, vòng tay, bao tay, thắt lưng, hộp đựng đồ trang sức, các đồ đội dạng mũ, vương miện, bịt tóc... được trang trí những biểu tượng mang tính tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của nghệ thuật Champa, đặc biệt là các vị thần Hindu giáo như thần Brahma, thần Visnu, thần Shiva, thần Ganesha, bò thần Nandin, chim thần Garuda, rắn thần Naga…
Phổ biến nhất trong di sản Champa là các tượng thần, Phật và linh thú, linh vật...
Đây là những vật dâng cúng cho thần linh hoặc được sử dụng trong hoàng tộc Champa. Những hiện vật này đều được thể hiện rất tinh mĩ với trình độ chế tác kim hoàn kỹ thuật cao, có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc biệt.
Theo Bảo tàng Lịch sử quốc gia, khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Champa, ngoài các công trình kiến trúc đền tháp ở khu vực miền Trung với các phong cách nghệ thuật và khung niên đại tương ứng, ngay từ cuối thế kỷ 19, các học giả người Pháp đã biết đến những vật dụng, đồ thờ phụng quý giá của vua và hoàng tộc Champa thuộc giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 19.
Hiện vật trưng bày tại sự kiện 'Báu vật Champa – Dấu ấn thời gian'.
Những hiện vật thể hiện rất tinh mĩ với trình độ chế tác kim hoàn kỹ thuật cao. Ảnh: Bảo Thoa
Năm 1905, hai nhà khảo cứu nổi tiếng người Pháp là H. Parmentier và E. Durand đã công bố kết quả nghiên cứu, giới thiệu khá chi tiết về những “kho báu” của các vua Chăm trên tạp chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Qua các tài liệu đó, chúng ta có được những hình ảnh chân thực đầu tiên để nhận diện và đánh giá những hiện vật thuộc loại hình này đang nằm trong các bộ sưu tập của các bảo tàng, các sưu tập tư nhân trong và ngoài nước.
Trưng bày “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” diễn ra từ ngày 28/8/2024 đến tháng 10/2024.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.