Ngẫm về Tâm nghề!

Thứ năm, 03/11/2016 06:36 AM - 0 Trả lời

Ngẫm cho tới cùng nghề báo là nghề đặc thù, nhà báo luôn phải giữ được tâm nghề, tự đổi mới chính mình nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác, trung thực, khách quan phục vụ kịp thời quyền lợi của công chúng báo chí. Đồng thời với hành động dũng cảm là thái độ thiện tâm của nhà báo khi hành nghề.

(NB&CL) Ngẫm cho tới cùng nghề báo là nghề đặc thù, nhà báo luôn phải giữ được tâm nghề, tự đổi mới chính mình nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác, trung thực, khách quan phục vụ kịp thời quyền lợi của công chúng báo chí. Đồng thời với hành động dũng cảm là thái độ thiện tâm của nhà báo khi hành nghề.

Thi thoảng ngồi trò chuyện với những người làm báo đã nghỉ hưu, mọi người rất tâm đắc với những lời tâm sự của nhà báo Vũ Long, nguyên Tổng biên tập Báo Hải Phòng những năm 80: “Làm nghề nào cũng cần phải có cái tâm. Chữ tâm trong hành nghề chính là nhân cách của con người. Những người làm nghề báo có tâm thì không uốn cong ngòi bút, không lợi dụng nghề để khoe khoang, vòi vĩnh. Xã hội nể trọng người làm báo, nhiều lĩnh vực trong xã hội rất vui khi được báo chí đưa tin, viết bài khen ngợi, bởi cái tốt của họ được lan tỏa trong đời sống. Ngược lại khi cơ quan nọ, doanh nghiệp kia có thiếu sót, họ không muốn báo chí chiềng họ ra giữa thiên hạ. Và rồi giữa cơ quan nọ và doanh nghiệp kia với người làm báo nọ và kia có chuyện với nhau. Nhờ có cái tâm trong sáng của người làm báo nên đã góp phần vào sự ổn định xã hội. Còn với người lãnh đạo, nhờ có cái tâm trong sáng nên nội bộ cơ quan đoàn kết, tờ báo ngày càng trở nên thân thiện với công chúng nhờ hình thức đẹp, có nhiều bài báo hay, hấp dẫn”.

takingnotesjournalism

Rõ ràng, đạo đức nghề báo là nhu cầu tự thân của người đi hành nghề nhưng là đòi hỏi lương tâm của một con người. Những năm gần đây số lượng các cơ quan báo chí tăng mạnh, số lượng người làm báo cùng lũy tiến theo cấp số nhân của các cơ quan báo chí. Xuất hiện nhiều cơ quan báo chí là tín hiệu mừng đối với xã hội dân chủ, công khai và cởi mở. Nhưng điều đáng nói là nhiều cơ quan báo chí quên tôn chỉ, mục đích tờ báo của mình. Một địa phương có tới hơn ba chục hoặc gần bốn mươi cơ quan báo chí trong nước đặt đại diện, phải chăng vì địa phương đó cần được tuyên truyền rộng rãi để công chúng cả nước ngưỡng mộ. Điểm lại, mấy chục cơ quan báo chí đặt đại diện ở địa phương nọ đã thường xuyên có tin bài về địa phương đó chưa?. Chắc chắn trong số nghìn người được cấp Thẻ nhà báo trong cả nước, có không ít người chưa từng viết nổi một bài báo nhưng họ đi xin quảng cáo, dọa viết bài về chỗ nọ chỗ kia chắc chắn nhà báo chân chính phải bái phục.

Thời gian qua, trên báo chí đã đưa ra khá nhiều dẫn chứng về biểu hiện lạm quyền của một số nhà báo. Một số nhà báo có tâm lý ảo tưởng, mình là người có thẩm quyền phán xét, kết luận hoặc kết tội trước khi tòa tuyên án. Nhà báo không thể nhân danh bất cứ mục đích gì để biện minh cho việc bóp méo sự thật. Vì thế, hãy tôn trọng độc giả với ý thức xã hội và trách nhiệm công dân của người làm báo.

Nhà báo Đỗ Hoàng (Hội Nhà báo TP. Hải Phòng)

Tin khác

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn