Ukraine tiến hành cuộc không kích lớn nhất vào Nga kể từ khi chiến tranh nổ ra
(CLO) Ukraine vừa tiến hành đợt không kích lớn nhất nhằm vào lãnh thổ Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu gần ba năm trước.
Theo dõi báo trên:
Vai trò thiết yếu của tăng vốn điều lệ
Theo quy định tại Nghị định 141, đến 31/12/2010 các ngân hàng thương mại (NHTM) phải đảm bảo vốn pháp định 3,000 tỷ đồng và sau đó được gia hạn đến 31/12/2011. Vì vậy, năm 2011 cũng là thời điểm các ngân hàng chạy đua tăng vốn để thỏa quy định 3,000 tỷ đồng vốn điều lệ như SGB, KLB, VBB, NCB, OCB, NAB…
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, cách đây 10 năm, năm 2014, vốn điều lệ của nhóm NHTM Nhà nước chiếm tỷ trọng 30% trong toàn hệ thống, nhóm NHTM tư nhân chiếm 44%. Thế nhưng, số liệu đến cuối tháng 6/2024, tỷ trọng vốn điều lệ của hai nhóm này tương ứng là 21% và 55%, cho thấy sự tăng trưởng vượt trội trên đường đua tăng vốn của nhóm NHTM tư nhân. Cụ thể, vốn điều lệ của nhóm NHTM Nhà nước tính đến 31/12/2024 là 228,229 tỷ đồng, chỉ tăng thêm 94,023 tỷ đồng, tương đương tăng 41% so với cuối năm 2014. Còn vốn điều lệ của nhóm NHTM tư nhân đạt 587,850 tỷ đồng, tăng đến 587,850 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng đến 67%.
Nhóm NHTM tư nhân có cơ hội bứt phá về vốn điều lệ đặc biệt trong giai đoạn 2017-2018, khi các ngân hàng ồ ạt niêm yết lên sàn chứng khoán, mở ra cơ hội tăng vốn cũng như tìm kiếm cổ đông chiến lược tiềm năng, tận dụng cả cơ hội huy động vốn trong và ngoài nước.
Ngoài đảm bảo quy định của cơ quan quản lý, tăng vốn điều lệ là yếu tố tiên quyết, giúp ngân hàng gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn đang dần bị siết lại theo lộ trình tại Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ngày 14/08/2020 của NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đồng thời, việc tăng vốn nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng, hướng tới đáp ứng chuẩn mực quốc tế, tăng trưởng lợi nhuận liên tục hàng năm. Tăng vốn còn là nhiệm vụ thực hiện theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/06/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Một trong những mục tiêu quan trọng là đến năm 2023, tỷ lệ CAR của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025 đạt tối thiểu 11 - 12%.
Sau 10 năm, tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ cao, dẫn đến hệ số CAR của nhóm NHTM tư nhân cao hơn nhiều so với nhóm NHTM Nhà nước. Cụ thể, năm 2014, mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhóm NHTM Nhà nước là 9.4%, nhóm NHTM tư nhân là 12.07%. Đến tháng 6/2024, tỷ lệ an toàn vốn của nhóm NHTM cổ phần (11.86%) cũng cao hơn nhóm NHTM Nhà nước (9.99%), áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Như vậy, có thể thấy tăng vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của các ngân hàng. Không chỉ giúp các ngân hàng đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định của cơ quan quản lý, tăng vốn điều lệ còn mở rộng khả năng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, và củng cố khả năng cạnh tranh trên thị trường của các ngân hàng.
Hiện tại các ngân hàng luôn chủ động tìm kiếm giải pháp phù hợp, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và tầm trụng, bao gồm các phương thức tăng vốn linh hoạt, cải thiện hiệu quả hoạt động, và tuân thủ các quy định pháp lý mới để duy trì sự phát triển bền vững trong bối cảnh thị trường hiện tại.
Tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức đang trở thành xu hướng
Có nhiều hình thức giúp ngân hàng tăng vốn điều lệ như: Phát hành cổ phiếu mới, trái phiếu chuyển đổi, và hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, tùy tình hình tài chính, định hướng chiến lược, mong muốn của cổ đông cũng như tình hình kinh tế mỗi thời điểm mà ngân hàng quyết định phương thức tăng vốn.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán hiện tại chưa thật sự sôi động, phát hành cổ phiếu mới gặp nhiều khó khăn khi thu hút cổ đông mua cổ phiếu. Thêm nữa, ngân hàng còn phải cân nhắc tác động của việc phát hành cổ phiếu mới lên tỷ lệ sở hữu hiện tại của các cổ đông và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý.
Do đó, việc phát hành cổ phiếu để chia cổ tức - phương pháp tăng vốn không cần huy động thêm từ bên ngoài - đang dần trở thành xu hướng tại các ngân hàng, nhất là sau dịch COVID-19. Ngân hàng có thể sử dụng lượng cổ tức tích lũy để phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện tại. Đây là giải pháp hợp lý khi ngân hàng muốn duy trì sự đồng lòng của các cổ đông và không muốn chia sẻ quyền sở hữu với các nhà đầu tư mới.
Giai đoạn khắc phục sau dịch COVID-19 (2021-2022), NHNN khuyến khích các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt để dành nguồn lực giảm lãi suất cho vay. Do đó, hầu hết các ngân hàng phải chuyển sang chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Đến năm 2023, song song với tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu, ngân hàng chi trả thêm cổ tức bằng tiền với tỷ lệ nhất định. Điều này không chỉ đến từ việc NHNN không còn siết chính sách cổ tức tiền mặt, mà còn làm hài lòng một bộ phận cổ đông không còn mặn mà với việc nhận cổ tức cổ phiếu khi thị trường chứng khoán vừa qua không mấy khả quan.
Ở nhóm ngân hàng TMCP Nhà nước, từ cuối năm 2023, NHNN đã cho phép nhóm này tăng vốn điều lệ, để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn và củng cố dư địa cho vay. Vietcombank phát hành thêm 2.17 tỷ cp cho cổ đông hiện hữu để chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 38.79%. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ ngân hàng này sẽ tăng từ 55,891 tỷ đồng lên mức hơn 77,571 tỷ đồng. VietinBank cũng được phê duyệt sử dụng phần lợi nhuận còn lại năm 2022, khoảng 11,648 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu, nâng vốn điều lệ từ 53,700 tỷ đồng lên hơn 65,300 tỷ đồng.
Hay như Agribank đã được Quốc hội XV chấp thuận bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2021 - 2030 tối đa là 17,100 tỷ đồng. Nếu được bổ sung, Agribank sẽ tăng vốn điều lệ lên hơn 51,500 tỷ đồng.
Các ngân hàng tư nhân cũng liên tục được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ và hoàn thành thủ tục thay đổi giấy phép kể từ đầu năm 2024.
Hồi cuối tháng 7/2024, NHNN đã chấp thuận cho OCB tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20%, mức tối đa là 4,109 tỷ đồng. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Ngân hàng sẽ tăng từ 20,548 tỷ đồng lên 24,658 tỷ đồng.
Trước đó, NAB cũng được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ mức 10,580 tỷ đồng lên 13,725 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% và phát hành 50 triệu cp ESOP với giá 10,000 đồng/cp.
Trong khi đó, Vietbank dự kiến dùng gần 1,445 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu và giữ lại 148 tỷ đồng. Cụ thể, Vietbank tiếp tục triển khai phương án tăng vốn thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (đã được NHNN phê duyệt hồi tháng 7/2023) với tổng số tiền tăng thêm là 1,003 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ từ 4,777 tỷ đồng lên 5,780 tỷ đồng. Đến hiện tại, Ngân hàng đã hoàn tất chào bán hơn 100.3 triệu cp và đang thực hiện các thủ tục đề nghị NHNN chấp thuận sửa đổi giấy phép, dự kiến hoàn thành trong quý 3/2024.
Vietbank còn dự kiến phát hành gần 144.5 triệu cp để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 25%, dự kiến thực hiện trong quý 3,4/2024. Tổng mệnh giá phát hành tương ứng gần 1,445 tỷ đồng. Nếu hoàn tất thủ tục chỉnh sửa giấy phép vốn điều lệ và phát hành thành công cổ phiếu để trả cổ tức, vốn điều lệ Vietbank sẽ tăng lên mức gần 7,225 tỷ đồng.
Những năm trở lại đây, các ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình là nhóm ngân hàng chủ động tăng vốn điều lệ liên tục như Vietbank, OCB, NamABank... Cùng với kế hoạch tăng trưởng quy mô kinh doanh hàng năm, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính như: Tăng trưởng quy mô, tăng năng lực cạnh tranh và đáp ứng kế hoạch mở rộng mạng lưới giao dịch; tiếp tục đầu tư cho các hệ thống công nghệ phục vụ cho việc hiện đại hóa ngân hàng, hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm mới, tăng trải nghiệm dịch vụ khách hàng.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vốn điều lệ còn được xem như “bộ đệm” dự phòng, đem lại nguồn lực cho các ngân hàng sẵn sàng ứng phó với thách thức trong môi trường kinh tế chưa ổn định; tạo điều kiện thuận lợi hơn để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng, hỗ trợ vốn cho nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ.
Một điều cần lưu ý, Luật Tổ chức tín dụng (TCTD) mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2024, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng. Luật mới đặt ra các yêu cầu và quy định về vốn tối thiểu, quản lý rủi ro, và tổ chức tín dụng, tạo ra cả cơ hội và thách thức. Các ngân hàng cần phải tuân thủ các quy định này để đảm bảo hoạt động phù hợp với pháp luật, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý và cải thiện khả năng tài chính.
(CLO) Ukraine vừa tiến hành đợt không kích lớn nhất nhằm vào lãnh thổ Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu gần ba năm trước.
(CLO) Giới chức Nam Phi đã phát hiện 36 thi thể và giải cứu 82 người sống sót từ một mỏ vàng bị bỏ hoang gần thị trấn Stilfontein, cách Johannesburg khoảng 140 km.
Sáng 15/1/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 với chủ đề Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số.
(CLO) Dù nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, ông lớn ngành vận tải biển CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco, Mã: VOS) vừa lên kế hoạch đi lùi cho năm 2025.
(CLO) Sở Giao thông vận tải Hà Nội có văn bản thông báo về việc tổ chức giao thông cho phép xe ô tô chở học sinh lưu thông qua Cầu Chương Dương từ 20/1/2025.
(CLO) Sau sự việc một bé gái 3 tuổi bị người phụ nữ lạ mặt dẫn đi khỏi Trường Mầm non Thiên Hương ( Hải Phòng) và được tìm thấy sau gần 1 ngày, nhà trường đã tạm đình chỉ công tác hai giáo viên.
(CLO) CTCP Thương mại - Du lịch - Đầu tư Cù Lao Chàm, một đơn vị kinh doanh BĐS từng tăng vốn từ 200 tỷ lên hơn 1.200 tỷ đồng. Công ty vừa bị UBCKNN xử phạt do vi phạm công bố thông tin trái phiếu.
(CLO) Sau nửa tháng tăng nặng mức xử phạt, lực lượng CSGT toàn quốc phát hiện, xử lý 174.653 trường hợp vi phạm, giảm 22.786 trường hợp so với thời gian trước liền kề.
(CLO) Bộ trưởng phụ trách dịch vụ tài chính và chống tham nhũng Tulip Siddiq của Vương quốc Anh, đã từ chức sau những áp lực liên quan đến mối quan hệ tài chính với dì ruột của bà là cựu Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina.
(CLO) Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, 11 tháng năm 2024, lượng sầu riêng nhập từ Việt Nam đạt gần 721.000 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ 2023.
(CLO) UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị đến hết năm 2025. Quyết định này nhằm tạo điều kiện cho việc hoàn thiện phương án thí điểm, nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường này.
(CLO) Đội bóng của HLV Thiago Motta hòa tới 13 trên tổng số 20 trận từ đầu mùa tại Serie A, thành tích hiếm có trong lịch sử.
(CLO) Hôm qua, người dùng Internet tại Nga đã gặp phải sự cố mất kết nối trên diện rộng, ảnh hưởng đến khả năng truy cập các công ty viễn thông và nền tảng trực tuyến.
(CLO) Hình ảnh quảng cáo Samsung Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra rò rỉ tiết lộ thiết kế mới, với vòng camera đồng màu mặt lưng và các tính năng AI, Snapdragon 8 Elite.
(CLO) Ứng dụng Google trên Android cập nhật thanh công cụ mới dưới cùng cho các trang Tìm kiếm và Khám Phá, cải thiện trải nghiệm tìm kiếm và chia sẻ tiện lợi hơn.
(CLO) TikTok bác bỏ tin đồn bán lại cho Elon Musk trước thời hạn 19/1, khi đối mặt nguy cơ ngừng hoạt động tại Mỹ sau 5 năm tranh cãi.
(CLO) Dù nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, ông lớn ngành vận tải biển CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco, Mã: VOS) vừa lên kế hoạch đi lùi cho năm 2025.
(CLO) CTCP Thương mại - Du lịch - Đầu tư Cù Lao Chàm, một đơn vị kinh doanh BĐS từng tăng vốn từ 200 tỷ lên hơn 1.200 tỷ đồng. Công ty vừa bị UBCKNN xử phạt do vi phạm công bố thông tin trái phiếu.
(CLO) Dù sản lượng nước tăng trưởng hơn so với năm trước nhưng Công ty nước - Môi trường Bình Dương Biwase (Mã: BWE) mới chỉ hoàn thành 81% mục tiêu đề ra.
(CLO) Hôm nay (14/1), chỉ số VN-Index đảo chiều giảm hơn 6 điểm, xuống mức 1.229 điểm. Cổ phiếu ngân hàng tác động mạnh nhất đến sự đi xuống của thị trường.
Ngày 11/01/2025, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm các ông Lê Thanh Hải và Bùi Quốc Hiệu đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc SeABank kể từ ngày 11/1/2025 nhằm kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao, tiếp tục triển khai mạnh mẽ chiến lược ngân hàng bán lẻ gắn với phát triển bền vững.
(CLO) Ông Nguyễn Quang Nghĩa, Chủ tịch HĐQT và cũng là thành viên HĐQT cuối cùng của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức - Thuduc House (TDH) đã từ nhiệm. Như vậy, HĐQT công ty đã chính thức không còn một ai.
(CLO) Công ty TNHH La Vie (Nước khoáng La Vie) vừa bị Cục thuế tỉnh Long An xử phạt và truy thu thuế 66,6 tỷ đồng.
(CLO) Áp lực chi phí lớn khiến lợi nhuận của Thép Nhà Bè (Mã: TNB) sụt giảm. Công ty vừa dự định phát hành 14,9 triệu cổ phiếu để huy động vốn.
(CLO) Nguyên liệu Á Châu (Mã: AIG) vừa lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua việc tăng lương cho Chủ tịch Nguyễn Thiên Trúc lên gấp 4 lần. Bất chấp việc cổ phiếu của doanh nghiệp vừa lên sàn vào cuối năm 2024 đã mất giá 28%.
(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (Mã: NDN) liên tiếp bị xử phạt về thuế trong bối cảnh doanh thu sụt giảm hơn 87%.