Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam có sức chống chịu tốt

Thứ tư, 15/12/2021 05:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, một lần nữa chứng tỏ khả năng chống chịu tốt.

Đó là nhận định trong bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 12 năm 2021 của Ngân hàng Thế giới.

Như thường lệ, phần đầu của Bản tin này đã điểm lại những điểm mới của Việt Nam. Và điểm mới đầu tiên được WB nói đến, đó là: Mặc dù số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 gia tăng trong tháng 11, nhưng nhờ đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin nên tỷ lệ tử vong trên tổng số ca nhiễm bắt đầu theo xu hướng giảm.

ngan hang the gioi kinh te viet nam co suc chong chiu tot hinh 1

Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, một lần nữa chứng tỏ khả năng chống chịu tốt của nền kinh tế Việt Nam.

Các điểm mới tiếp theo là: Tình hình kinh tế tiếp tục được cải thiện. Chỉ số sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đều ghi nhận tăng trưởng tháng thứ ba liên tiếp.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục 31,9 tỷ USD, giúp thặng dư cán cân thương mại được duy trì tháng thứ hai liên tiếp, góp phần cải thiện cán cân thương mại Thặng dư thương mại đạt 1,3 tỷ USD trong tháng 11 nhờ xuất khẩu hàng hóa tăng tốc từ tăng trưởng 6,1% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 10 lên đến 26,5% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 11, cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký phục hồi. Sau khi giảm trong tháng 10, Vốn FDI đăng ký tăng 71,2% trong tháng 11 (so tháng trước). Giải ngân vốn FDI tiếp tục phục hồi sau khi giảm mạnh trong quý III (tăng 4,3% trong tháng 11 so với tháng trước).

Lạm phát tăng nhẹ do giá nhiên liệu tăng, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng ngoài lương thực, thực phẩm trong nước đang phục hồi và chi phí logistics tăng, trong khi tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức ổn định, cung cấp thanh khoản dồi dào để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Chính phủ tiếp tục chính sách tài khóa thắt chặt và cân đối ngân sách tiếp tục có thêm một tháng thặng dư nhờ thu ngân sách tăng.

Về tình hình kinh tế, WB nhận định: Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, một lần nữa chứng tỏ khả năng chống chịu tốt. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,5% trong tháng 11 (so với tháng trước), một phần nhờ các hoạt động kinh tế được khôi phục ở các tỉnh thành phía Nam, bao gồm cả ở thành phố Hồ Chí Minh (tăng 13,3% so tháng trước). Với sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 11, chỉ số sản xuất công nghiệp đã vượt mức được ghi nhận cùng kỳ năm trước.

Nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục được cải thiện, nhưng chưa phục hồi hoàn toàn về mức của tháng 11/2020. Trong đó, doanh thu dịch vụ tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi các biện pháp giãn cách xã hội trong đợt giãn cách quý III, nhưng cũng phục hồi mạnh mẽ hơn sau khi các biện pháp này được gỡ bỏ (tăng 12,5% so tháng trước).

Một điểm tích cực rõ ràng là số doanh nghiệp gia nhập ròng tăng mạnh khi các hoạt động kinh tế và dịch vụ hành chính được khôi phục sau giãn cách. So với tháng trước, trong tháng 11, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 45%.

Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn so với số lượng doanh nghiệp gia nhập. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao hơn số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Cải thiện chung về tình hình đăng ký doanh nghiệp có thể nhờ giảm được những chậm trễ trong hoạt động đăng ký thành lập mới và giải thể doanh nghiệp do giãn cách gây ra. Tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập ròng cao hơn có thể còn nhờ tình hình kinh tế được cải thiện. 

WB cũng lưu ý: Chính sách sống chung với COVID đòi hỏi các cấp có thẩm quyền phải tiếp tục thận trọng và hành động  nhanh chóng, cả về tiêm vắc-xin, giãn cách xã hội, xét nghiệm và cách ly y tế. 

Ngoài ra, trong thời gian tới, rõ ràng cần sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa để thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân, giúp khôi phục kinh tế trong nước và đóng góp cho tăng trưởng. Hướng đi cần thiết để thực hiện mục tiêu này là cung cấp hỗ trợ tài chính cho người lao động và hộ gia đình bị ảnh hưởng. 

Với dư địa tài khóa hiện có và những khó khăn được ghi nhận trong thực hiện chi ngân sách năm 2021, một phương án chính sách khác có thể cân nhắc là giảm thuế giá trị gia tăng trong năm  2022 để hỗ trợ tiêu dùng tư nhân. Bên cạnh đó, cũng cần tiếp tục theo dõi sát khu vực tài chính, WB gợi ý. 

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

(CLO) Trong quý I/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77%. Trong đó, gạo là mặt hàng tăng mạnh nhất trong quý, với mức tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô
Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

(CLO) Việc chưa hoàn thiện chuỗi sản xuất khiến Việt Nam mất đi khá nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp “nội” chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh tế vĩ mô
GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

(CLO) Quý I/2024, GDP Việt Nam ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô