Thủ tướng Anh đến thăm Kiev và ký hiệp ước đối tác 100 năm với Ukraine
(CLO) Thủ tướng Anh Keir Starmer đã đến Kiev vào ngày 16/1 để ký một hiệp ước an ninh và thương mại quan trọng và kéo dài tới 100 năm với Ukraine.
Theo dõi báo trên:
Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành đã nhận được nhiều phản hồi nhiều chiều từ phía nhà trường và phụ huynh. Bên cạnh tinh thần hưởng ứng và ủng hộ việc cấm dạy thêm thu tiền trong nhà trường, có những giáo viên tỏ ra hụt hẫng vì không được dạy thêm có thu tiền trong nhà trường, một số phụ huynh cũng lo lắng phải tìm chỗ học thêm cho con sau giờ chính khóa vì sợ nhà trường không tổ chức dạy thêm như hiện nay.
Tâm trạng đó xuất phát từ việc Thông tư 29 hạn chế đối tượng được học thêm trong nhà trường. Chỉ cho phép dạy thêm, học thêm 3 đối tượng là những học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Việc dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền.
Tuy nhiên, có một điểm tích cực không phải ai cũng biết, đó là Thông tư 29 quy định tiền chi trả cho dạy thêm học thêm lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
Trước những băn khoăn và các điểm mới này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với các lãnh đạo trong ngành giáo dục ở các địa phương. Bước đầu có thể thấy đây là một chính sách tích cực, có ý nghĩa lớn lao đối với học sinh và thầy cô. Cụ thể bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hà Đông cho biết, đối với bồi dưỡng học sinh yếu kém, học sinh giỏi từ xưa đến nay vẫn tổ chức bồi dưỡng tại các nhà trường. Ngày trước, việc bồi dưỡng các học sinh diện này là miễn phí. Bây giờ, Thông tư 29 quy định dùng ngân sách nhà nước chi trả, đây là điều rất tốt.
“Các nhà trường từ trước đến nay vẫn làm, vẫn bồi dưỡng học sinh giỏi, vẫn bồi dưỡng học sinh yếu kém. Mặc dù, không có kinh phí nhưng các cô thầy vẫn sẵn sàng dạy học sinh. Bây giờ có thêm kinh phí chi trả từ ngân sách Nhà nước thì đó là một thuận lợi” – bà Hằng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bà Hằng cho rằng, kinh phí nhà nước đang khó khăn nhưng nếu có thêm để thanh toán hỗ trợ cho các thầy cô cũng là điều đáng mừng. “Giờ có hành lang pháp lý để thanh toán, còn ngày xưa đối với bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh yếu kém là dạy miễn phí trên tinh thần tự nguyện” – Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông chia sẻ.
Cũng theo bà Hằng, hiện nay trong nhà trường, các chương trình liên kết như ngoại ngữ, dạy toán bằng các môn khoa học và ngoại ngữ vẫn dạy bình thường không bị ảnh hưởng bởi Thông tư 29. Việc dạy liên kết ngoại ngữ và các chương trình ngoại khóa trên cơ sở tự nguyện, xã hội hóa giáo dục tại các trường vẫn được triển khai nhiều năm qua thì vẫn tiến hành bình thường. “Việc này không ảnh hưởng gì khi Thông tư mới được ban hành” – bà Hằng chia sẻ.
Cũng theo bà Hằng, khi Thông tư 29 ra đời có những thay đổi nhưng tất cả giáo viên phải thích nghi để quen với quy định mới. Còn đối với các bậc phụ huynh cũng không cần lo lắng vì các con đến trường luôn được thầy cô quan tâm, dạy hết lòng.
Liên quan đến Thông tư 29, ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, Đại biểu Quốc hội (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An) cũng nhận thấy được nhiều điểm ưu việt từ Thông tư 29. Ông Thành cho rằng, với những quy định mới, tới đây, học sinh sẽ được thụ hưởng nhiều chính sách giáo dục tốt hơn và hình ảnh thầy cô giáo cũng đẹp hơn, lung linh hơn trong mắt học sinh và phụ huynh.
“Thông tư 29 là một bước tiến, đã thể hiện Đảng, Nhà nước chăm lo học tập cho các cháu toàn diện hơn. Đối với các địa phương giàu có như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… thì quá hay. Bởi, Nhà nước sẽ chi trả kinh phí cho dạy thêm. Thầy cô chỉ việc dạy mà không liên quan đến thu tiền. Điều đó làm hình ảnh người thầy đẹp hơn, thầy cô chỉ cần giỏi về chuyên môn, chăm lo chuyên môn để dạy học trò còn những điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí Nhà nước sẽ lo” – ông Thành chia sẻ.
Ông Thành cho biết, khi Thông tư đi vào thực tiễn, hình ảnh thầy cô đi dạy sẽ đàng hoàng hơn. Họ dạy học được hưởng tiền từ ngân sách nhà nước mà không phải thu tiền từ phụ huynh, các chế độ chính sách nhà nước đảm bảo. Cái hiện nay cần quan tâm là cách làm để phù hợp với quy định. Điều này cần thời gian để các Sở GD&ĐT các tỉnh tham mưu cho tỉnh trong chính sách liên quan đến dạy thêm, học thêm trong nhà trường. “Khi Nhà nước đảm bảo nguồn kinh phí, có đầu tư thỏa đáng thì thầy cô không cần thu xã hội hóa nữa. Từ đó, mối quan hệ giữa học sinh với thầy cô thêm cao đẹp. Giáo viên chỉ cần hoàn thiện chuyên môn, cống hiến. Chính sách Nhà nước trả cho thầy cô xứng đáng, xã hội tôn vinh thì còn gì tuyệt hơn” – thầy Thành phân tích.
Cũng theo thầy Thành, các thầy cô không nên quá lo lắng vì những thay đổi trong Thông tư 29. Điểm ưu việt của Thông tư là điều giáo dục mong mỏi từ lâu. Thời gian sẽ cho thấy, những thay đổi trên là điểm tích cực mà thầy cô giáo cũng được thụ hưởng. “Bây giờ hướng đến Nhà nước chi trả tiền dạy thêm, học thêm, phụ đạo, ôn thi lớp 9, ôn thi lớp 12 đều được miễn phí. Điều này là điểm tích cực”- ông Thành chia sẻ.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cơ bản đủ đáp ứng yêu cầu, phẩm chất năng lực người học để trở thành người công dân tốt, nhân lực tốt cho đất nước. Đội ngũ nhà giáo được đào tạo, năng lực đáp ứng nhu cầu chương trình, tăng cường công tác bồi dưỡng, ai chưa đáp ứng được cần phải tăng cường tiếp công tác bồi dưỡng để đáp ứng việc dạy và học. “Khi chương trình tốt, thầy cô tốt thì chắc chắn chất lượng phải tốt” – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An nhận định.
Thầy Thành chia sẻ thêm: “Tại tỉnh Nghệ An, hiện có 83 trường bán trú ở cấp 1 và cấp 2. Nghệ An đã thông qua Nghị quyết như tăng cường ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống và số tiết đó tỉnh cấp ngân sách để hiệu trưởng chi trả sử dụng. Muốn dạy như vậy giáo viên phải đáp ứng yêu cầu, nếu không phải thuê giáo viên bên ngoài. Tỉnh trả tiền cho dạy thêm đó là mô hình Nghệ An đã làm.”
Hiện tại, điểm nghẽn cần phải cân nhắc đó là ngân sách. Nếu các tỉnh đã cân đối được thu chi ngân sách thì rất thuận lợi. Trong khi những tỉnh nghèo, những tỉnh miền núi, những địa phương có khu vực miền núi thì cần phải bàn luận, tìm giải pháp phù hợp. “Làm sao học sinh đi học được chăm lo học tập toàn diện, Nhà nước chăm lo cho các em đầy đủ chính là điểm mà giáo dục đang hướng tới” – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An chia sẻ.
Ông cũng cho rằng, để có chính sách cụ thể thì cần thời gian nghiên cứu, đề xuất, vì vậy áp dụng trong năm học 2024 - 2025 sẽ rất khó mà nên áp dụng từ năm học 2025 - 2026. Theo ông Thành, thời điểm đó là phù hợp nhất để các tỉnh có thời gian xây dựng chính sách phù hợp cho địa phương của mình.
Như vậy, qua trao đổi với lãnh đạo giáo dục ở một số địa phương, có thể thấy Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm đã thể hiện được quyết tâm của Đảng và Nhà nước mong muốn chăm lo giáo dục cho học sinh một cách toàn diện. Đây là một chính sách nhiều ưu việt, thầy cô và học sinh cần đón nhận tích cực.
Trinh Phúc
(CLO) Thủ tướng Anh Keir Starmer đã đến Kiev vào ngày 16/1 để ký một hiệp ước an ninh và thương mại quan trọng và kéo dài tới 100 năm với Ukraine.
(CLO) Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã không tham gia phiên thẩm vấn thứ hai vào ngày 16/1, tiếp tục cản trở cuộc điều tra về các cáo buộc nổi loạn liên quan đến vụ thiết quân luật hồi tháng 12.
(CLO) Sony Xperia 5 V nhận bản cập nhật Android 15 với nhiều tính năng mới như Không gian riêng tư, Dashboard trong Side sense, và cải tiến cài đặt SIM, nâng cao trải nghiệm người dùng.
(CLO) Mặt trăng vừa được đưa vào danh sách "Theo dõi" Di tích Thế giới 2025, theo công bố của Quỹ Di tích Thế giới (WMF) vào ngày 15/1.
(CLO) Quân đội Ukraine đã nhận 6 khẩu pháo tự hành bánh lốp RCH 155 (SPH) đầu tiên được bàn giao từ nhà máy Rheinmetall ở Kassel, Đức.
(CLO) Ngày 16/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức trao hàng chục bộ chiêng, hàng trăm bộ trang phục truyền thống của các dân tộc, để hỗ trợ các câu lạc bộ và đội văn nghệ vùng dân tộc thiểu số.
(CLO) Hôm nay (16/1), nhóm cổ phiếu blue-chips đến từ ngân hàng và chứng khoán đã hỗ trợ mạnh cho thị trường tăng giá. Thanh khoản cải thiện so với phiên trước nhưng vẫn ở mức thấp.
(CLO) Để công chúng có thể tiếp cận được gần hơn, thấy được giá trị của 82 tấm bia đá tiến sĩ, hôm nay ngày 16/1/2025, Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức chương trình trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện lần 2”.
(CLO) Mỹ cấm xe thông minh dùng công nghệ Trung Quốc từ năm 2027, gây tranh cãi khi Bắc Kinh gọi đây là "chủ nghĩa bảo hộ" làm rạn nứt thương mại toàn cầu.
(CLO) OnePlus Open 2 và Oppo Find N5 hứa hẹn là điện thoại gập siêu mỏng với cấu hình mạnh mẽ, hỗ trợ kết nối vệ tinh và sạc không dây, ra mắt vào tháng tới.
(CLO) Luôn mong muốn là đơn vị đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động ở tỉnh, thành mình, nhiều cơ quan báo Đảng địa phương đã chủ động nhập cuộc để nâng cao hiệu suất công việc, hiệu quả quản trị nội dung, cải thiện chất lượng thông tin và thu hút công chúng.
(CLO) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang có xu hướng trở lại khi Tổng thống Donald Trump dự định áp thuế 60%, đe dọa tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống chỉ còn 4,4% năm 2025.
(CLO) CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã: DLG) dự kiến chi ra 6 tỷ đồng để mua lại cổ phần tại một công ty liên kết cũ mà đơn vị đã thoái vốn trước đây.
(CLO) Nam tài xế đạp phanh xe gấp khi đèn tín hiệu giao thông chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, khiến hàng chục tấm sắt đổ xuống đường làm người dân bị thương.
(CLO) UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP HCM tìm người thân của bé gái sơ sinh được đặt trong giỏ nhựa bỏ trước nhà không số trên địa bàn.
(CLO) Giá cổ phiếu của Thép Pomina (POM) hiện chỉ hơn 2.100 đồng/cổ phiếu. Lãnh đạo công ty đăng ký bán cổ phiếu nhưng sau đó đã không thực hiện lệnh bán như đăng ký.
(CLO) Năm học này, Đại học Bách Khoa áp dụng nhiều phương thức và cách thức tuyển sinh, trong đó dự kiến dành gần 40% chỉ tiêu để tuyển sinh theo diện xét điểm tốt nghiệp THPT 2025.
(CLO) Đến thời điểm này, đã có 6 tỉnh lựa chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 công lập điều này cho thấy các tỉnh rất chú trọng môn học này, cũng phù hợp với chủ trương đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.
(CLO) Trong bảng xếp hạng đại học Việt Nam năm 2025 vừa công bố, Đại học Quốc gia Hà Nội được đánh giá cao nằm ở vị trí thứ nhất.
(CLO) – Ngày 15/1, thông tin từ UBND thành phố Thủy Nguyên (Hải Phòng), Trường Mầm non Thiên Hương đã có quyết định tạm đình chỉ công việc trong 15 ngày với 2 giáo viên liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi bị người lạ dẫn đi.
(CLO) Hiện nay, tiếng Nga được giảng dạy chủ yếu tại các trường trung học phổ thông chuyên tiếng Nga, các trường đại học ngoại ngữ và trường thuộc khối lực lượng vũ trang. Tại Việt Nam, tiếng Nga là 1 trong 7 ngoại ngữ được giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
(CLO) Bảng xếp hạng đại học cho thấy trường công, trường đa ngành, trường thành lập lâu năm có ưu thế hơn so với những trường tư thục, trường mới thành lập và các trường đơn ngành.
(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đào tạo doanh nhân làm thế nào để vẫn có lợi ích, lợi nhuận, nhưng vẫn yêu nước, trách nhiệm dân tộc, trách nhiệm xã hội, kinh doanh giữ tín, không lợi mình hại người, biết đem tinh thần “kiến lợi tư nghĩa”.
(CLO) Theo đó, việc sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập.
(CLO) Ngày 8/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tổ chức Hội thi Vẽ tranh cấp thành phố về chủ đề “Trường học hạnh phúc - Tôn trọng quyền trẻ em” dành cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.