Hàng nghìn người ủng hộ cựu Thủ tướng Khan tiến vào thủ đô của Pakistan
(CLO) Hôm thứ Hai, cảnh sát Pakistan đã phải bắn hơi cay để ngăn chặn hàng nghìn người ủng hộ cựu Thủ tướng Imran Khan đang tiến vào thủ đô Islamabad của nước này.
Theo dõi báo trên:
Hoá đơn năng lượng tăng vọt, lợi nhuận kinh doanh "tụt dốc"
Hàng nghìn nhà máy và xưởng sản xuất nhỏ của các thương hiệu thời trang xa xỉ như Gucci và H&M đã và đang bên bờ vực bị phá sản trong bối cảnh giá điện và khí đốt tự nhiên tăng cao sau xung đột Nga - Ukraine và quyết định giảm dòng khí đốt đến lục địa này. Ước tính, chi phí năng lượng của nhiều nhà sản xuất dệt may đã tăng từ khoảng 5% chi phí sản xuất lên khoảng 25%, làm giảm tỷ suất lợi nhuận, theo dữ liệu từ tập đoàn thương mại hàng dệt may châu Âu Euratex.
Các nhà sản xuất dệt may cho biết, giá năng lượng đã tăng quá cao, trong đó, nhiều nhà cung cấp dịch vụ tiện ích và năng lượng lo ngại về việc không được thanh toán, đang yêu cầu các công ty dệt may bảo lãnh ngân hàng hoặc ứng trước tiền mặt để trang trải các hóa đơn năng lượng dự kiến trong nhiều tháng.
Tại Ý, nhà sản xuất dệt may lớn nhất châu Âu, nhiều nhà sản xuất cho biết họ không khả năng thực hiện các thỏa thuận mua năng lượng trước đây đã giúp họ tránh khỏi những biến động giá trong ngắn hạn.
Được biết, Ý và một số quốc gia Nam Âu khác đã yêu cầu Liên minh châu Âu áp dụng giới hạn giá khí đốt bán buôn ở tất cả các nước thành viên, một biện pháp mà Đức và Hà Lan phản đối. Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, hôm thứ Ba đã công bố các đề xuất tìm kiếm quyền lực để áp đặt giới hạn khẩn cấp đối với giá khí đốt tự nhiên trên sàn giao dịch thương mại chính của khối.
Hiện tại, nỗi đau đang ập đến với chuỗi cung ứng, từ những người thợ kéo sợi và thợ dệt tiêu thụ nhiều điện để biến những kiện len thành sợi cho đến những người thợ nhuộm vải sử dụng bồn chứa nước chạy bằng gas và máy sấy cỡ công nghiệp.
Rất khó cho các nhà sản xuất vải khi phải chuyển những chi phí cao hơn đó cho người mua. Giá năng lượng tăng cao có thể sẽ thúc đẩy nhiều công ty thời trang và nhà bán lẻ chuyển hoạt động kinh doanh của họ ra bên ngoài châu Âu, nơi giá năng lượng có thể thấp hơn. Cân bằng là 1,3 triệu việc làm của ngành sản xuất dệt may trên khắp EU.
Alberto Paccanelli, người điều hành một công ty sản xuất hàng dệt may ở miền Bắc nước Ý, đã vô cùng sửng sốt khi hóa đơn năng lượng trong tháng 7 của ông tăng vọt lên 660.000 euro (~650.000 USD), trong khi năm ngoái chỉ từ 90.000 euro.
Theo các nhà cung cấp, một số thương hiệu đã chuyển sản xuất sang các nước khác, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, nơi chi phí sản xuất thấp hơn thay vì phải chịu thêm chi phí ở các nước như Ý. Nga đã tiếp tục cung cấp khí đốt và dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ. Enrico Gatti, một nhà sản xuất len cung cấp cho Zara, H&M và các thương hiệu khác, cho biết đơn đặt hàng đã giảm 50% trong năm nay đối với doanh nghiệp của ông và các nhà sản xuất dệt khác xung quanh thị trấn Prato, một trung tâm dệt may lớn của Tuscan.
Người phát ngôn của H&M Hennes & Mauritz AB cho biết công ty đang “liên tục phát triển nguồn cung ứng để giảm thiểu chi phí năng lượng, nguyên liệu thô và vận chuyển hàng hóa cũng như tiền tệ gia tăng”. Trong khi đó, Inditex SA, chủ sở hữu của Zara cũng nhận định các mối quan hệ sản xuất linh hoạt cho phép họ thay đổi sản xuất khi cần thiết.
Chính sách năng lượng ảnh hưởng đến sản xuất thế nào?
Các vấn đề của ngành đang tạo ra sự chia rẽ mới giữa các quốc gia châu Âu đang chuyển sang cách ly các ngành công nghiệp quốc gia khỏi giá khí đốt tăng cao và những quốc gia không đủ khả năng chống đỡ. Đức đã công bố các biện pháp cứu trợ năng lượng trị giá gần 300 tỷ Euro, bao gồm giới hạn giá điện và khí đốt. Pháp có kế hoạch chi 100 tỷ euro cho các biện pháp chống khủng hoảng của riêng mình.
Tuy nhiên, Ý không có tiềm lực tài chính cho các biện pháp tương tự. Quốc gia này đang gánh khoản nợ quốc gia tương đương 150% tổng sản lượng quốc nội và Giorgia Meloni, tân Thủ tướng đã tuyên bố sẽ giữ kín chi tiêu công.
Tính đến cuối tháng 9, Ý đã phân bổ 59 tỷ euro, tương đương 3,3% GDP của mình, cho các biện pháp nhằm bảo vệ các doanh nghiệp và hộ gia đình khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng, theo nhóm nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels. Đức đã phân bổ 100 tỷ euro, tương đương 2,8% GDP của mình, trong khi Pháp đã chỉ đạo 72 tỷ euro, tương đương 2,9% GDP cho vấn đề này.
Jean-François Pierre Gribomont, Chủ tịch công ty dệt may Utexbel NV chia sẻ về sự khác biệt đang làm suy yếu thị trường hàng hóa duy nhất của EU. Hoạt động dệt may của công ty ông ở Bỉ phải chi trả 193 euro/ megawatt giờ, gấp đôi số tiền anh ấy trả một năm trước. Tuy nhiên, nếu tại Pháp, quốc gia đã chỉ đạo trợ cấp năng lượng, ông sẽ chỉ cần chi trả 123 euro/megawatt giờ, tăng hàng năm khoảng 50%.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất vải lo ngại sẽ phải kết thúc hoạt động kinh doanh nếu các thủ đô châu Âu khan hiếm khí đốt vào mùa đông này, bởi vì sản phẩm của họ được coi là ít thiết yếu hơn so với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng khác như thủy tinh và kim loại.
Thiếu khí đốt Nga, nhiều nhà sản xuất chật vật
Nhiều thập kỷ qua, nguồn cung cấp khí đốt ổn định của Nga cho phép các nhà sản xuất trên khắp châu Âu phát triển mạnh mẽ, ngay cả khi cạnh tranh ở nước ngoài gia tăng. Theo số liệu gần đây nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu của châu Âu đã giảm trong 20 năm qua, trong khi Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần lên hơn 40% vào năm 2020, cao hơn gấp đôi so với thị phần năm 2020 của EU.
Các công ty quy mô vừa và nhỏ đã thống trị ngành công nghiệp ở châu Âu bằng cách tạo dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà thiết kế và đào sâu chuyên môn hóa của họ qua nhiều thế hệ. Kỹ thuật kéo sợi và dệt vải của họ tiêu thụ một lượng lớn điện năng, biến những sợi thô nhập khẩu từ New Zealand và Úc thành sợi và vải mịn. Vật liệu này được nhuộm trong các bồn chứa khổng lồ chạy bằng khí đốt tự nhiên. Các công ty ngách đã phát triển các sản phẩm hoàn thiện chất lượng cao, đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề cao và tỷ suất lợi nhuận lớn hơn.
Khi giá năng lượng bắt đầu tăng cách đây một năm, nhiều công ty nhỏ khó có thể chịu được các chi phí phụ trội. Giá khí đốt tự nhiên trên khắp châu Âu đã tăng gần 10 lần trong hơn một năm, đạt đỉnh vào cuối tháng 8, khi các nhà sản xuất làm việc để xoay vòng các bộ sưu tập đã được định giá trước đó nhiều trong năm.
Maurizio Sarti, một nhà sản xuất len xa xỉ ở Tuscany giãi bày đã chạy đua để lấp đầy các đơn đặt hàng trong thời gian hai tháng nhưng không thể theo kịp với giá năng lượng tăng.
Trong khi đó, Vincenzo Cangioli, một nhà sản xuất len cao cấp khác của Prato, phát hiện ra rằng ông không còn có thể gia hạn hợp đồng mua khí đốt dài hạn với bất kỳ giá nào. Điều đó buộc doanh nghiệp của ông phải bắt đầu mua khí đốt hàng tháng. Ước tính, trong tháng 7, hoá đơn năng lượng của hãng sản xuất đã đại 340.000 euro, so với 450.000 euro cho cả năm 2021.
Nhiều doanh nghiệp đã “thắt lưng buộc bụng” được kha khá số tiền bằng cách vận hành máy dệt vào buổi tối khi giá điện thấp hơn. Tuy nhiên, với tình hình này chắc chắn sẽ khó có thể duy trì lâu dài, việc tắt nguồn và làm nóng các bể nhuộm khổng lồ tiêu thụ một lượng lớn khí đốt, trong khi giao hàng chậm trễ sẽ phải chịu các hình phạt từ chủ nhập hàng.
Lê Na (Theo WSJ)
(CLO) Hôm thứ Hai, cảnh sát Pakistan đã phải bắn hơi cay để ngăn chặn hàng nghìn người ủng hộ cựu Thủ tướng Imran Khan đang tiến vào thủ đô Islamabad của nước này.
(CLO) Ngày 25/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, đã diễn ra cuộc gặp thường niên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng giữa 3 quốc gia.
(CLO) Giá dầu thế giới giảm nhẹ vào ngày thứ Hai sau khi tăng 6% trong tuần trước. Tuy nhiên, lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây khiến hai nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã giữ giá dầu ở mức ổn định.
(CLO) Ứng cử viên Yamandú Orsi của phe trung tả đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Uruguay, theo kết quả chính thức vừa được công bố.
(CLO) Ngày 26/11, thông tin từ Công an Thanh Hoá cho biết, lực lượng chức năng vừa bắt 3 đối tượng trong đường dây mua bán pháo nổ từ Quảng Ninh, Hà Nội về Thanh Hóa tiêu thụ, thu giữ gần 1,3 tấn pháo lậu.
(CLO) Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện số 8940/CĐ-BNN-ĐĐ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên và các bộ, ngành liên quan triển khai các phương án ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại.
(CLO) Tình trạng bất ổn tại Haiti đang gia tăng nhanh chóng, buộc Liên hợp quốc, các đại sứ quán và tổ chức cứu trợ quốc tế phải sơ tán khỏi thủ đô Port-au-Prince khi bạo lực do các băng đảng vũ trang gây ra ngày càng nghiêm trọng.
(CLO) Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM thống nhất chủ trương sử dụng vốn ngân sách thành phố để triển khai tiếp theo dự án Metro 2 (Bến Thành - Tham Lương).
(CLO) Để bảo đảm nguồn cung, cùng với đẩy mạnh sản xuất, thành phố Hà Nội đang liên kết với các tỉnh, thành phố xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn, chủ động điều tiết, bình ổn giá...
(CLO) OPPO vừa ra mắt dòng Reno13 mới tại Trung Quốc, trang bị vi xử lý Dimensity 8350, camera 50MP, màn hình AMOLED 120Hz, và pin sạc nhanh 80W, mang đến trải nghiệm đột phá.
(CLO) Vụ đột nhập vào một cửa hàng thực phẩm nhỏ ở thành phố Yekaterinburg của Nga vừa diễn ra vào đầu tháng 11 cũng phản ánh phần nào tình hình khó khăn do lạm phát, giá thực phẩm tăng cao ở Nga.
(CLO) Hôm thứ Hai, giới chức Ai Cập thông báo một tàu du lịch chở theo hơn 40 người, chủ yếu là du khách nước ngoài, đã bị lật trên Biển Đỏ. Hiện tại, 28 người đã được cứu sống, nhưng vẫn còn hơn chục người mất tích.
(CLO) Xiaomi đang chuẩn bị ra mắt mẫu điện thoại tầm trung hoàn toàn mới. Được tiết lộ bởi leaker nổi tiếng Digital Chat Station, chiếc smartphone này sẽ được trang bị những thông số ấn tượng, đặc biệt là viên pin 7,000 mAh và chip xử lý Snapdragon 8s Elite (SM8735).
(CLO) Liên tục những ngày gần đây, trên tuyến đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thường xảy ra các vụ va chạm, tai nạn liên hoàn giữa nhiều xe ô tô.
(CLO) Hiện nay, Hà Nội đã áp dụng nhiều ứng dụng số trong giao thông thông minh, mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm di chuyển cho người dân.
(CLO) Google vừa thông báo cập nhật chính sách xử lý hành vi lạm dụng danh tiếng trang web lớn, hay còn gọi là "SEO ký sinh". Đây là nỗ lực mới nhất của gã khổng lồ công nghệ trong cuộc chiến chống lại nội dung rác đang làm xấu đi trải nghiệm của người dùng.
(CLO) Giá dầu thế giới giảm nhẹ vào ngày thứ Hai sau khi tăng 6% trong tuần trước. Tuy nhiên, lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây khiến hai nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã giữ giá dầu ở mức ổn định.
(CLO) Vụ đột nhập vào một cửa hàng thực phẩm nhỏ ở thành phố Yekaterinburg của Nga vừa diễn ra vào đầu tháng 11 cũng phản ánh phần nào tình hình khó khăn do lạm phát, giá thực phẩm tăng cao ở Nga.
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) vừa tổ chức Lễ ký hợp đồng cung cấp LNG phục vụ việc chạy thử 2 Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.
Vừa qua, tại Thái Bình, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé” cho hơn 300 phụ nữ tỉnh Thái Bình. Đây là hoạt động nằm trong chương trình kết hợp dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà Vinamilk đang thực hiện.
(CLO) Bảo hiểm xã hội TP Hải Phòng vừa có quyết định xử phạt một số doanh nghiệp về hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội.
(CLO) Sáng nay (26/11), giá vàng miếng SJC giảm mạnh 1,3 triệu đồng/lượng, xuống mức thấp nhất 1 tuần qua.
(CLO) Xuất khẩu ngũ cốc của Nga sẽ đạt khoảng 55-60 triệu tấn trong mùa vụ nông nghiệp từ ngày 1/7/2024 đến ngày 30/6/2025, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết trong một cuộc phỏng vấn với trang web tin tức Expert.ru.
(CLO) Iran và Nga không còn sử dụng đồng đô la trong các giao dịch thương mại song phương và đã chuyển sang sử dụng các loại tiền tệ quốc gia nhờ các thỏa thuận đã ký trước đó giữa hai nước trong lĩnh vực tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Hồi giáo Mohammad Reza Farzin cho biết.
(CLO) Trên thực tế, không chỉ ở Nga, áp lực lạm phát đã lan rộng khắp châu Âu. Nguyên nhân chủ yếu đến từ các yếu tố như xung đột Nga - Ukraine kéo dài, thiếu hụt nguồn cung và lao động, chi phí tiền lương cao, lệnh trừng phạt và chi phí sản xuất tăng.
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) vừa tổ chức Lễ ký hợp đồng cung cấp LNG phục vụ việc chạy thử 2 Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.