iPhone có thể chạm mốc 60 triệu đồng vì thuế quan Mỹ
(CLO) Giấc mơ sở hữu một chiếc iPhone mới có thể trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết do chính sách thuế mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo dõi báo trên:
Các đồng minh đã cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine kể từ tháng 2, làm cạn kiệt kho vũ khí của chính họ. Đặc biệt, sự thiếu hụt và mối lo về xung đột Nga - Ukraine có thể lan rộng đã khiến các quốc gia tại khu vực Đông Âu đẩy mạnh việc mua sắm và cả sản xuất vũ khí chỉ trong ít tháng qua.
Vũ khí tại một xưởng sản xuất ở Ba Lan. Ảnh: Reuters
Viện theo dõi Kinh tế Thế giới của Viện Kiel chỉ ra rằng Mỹ và Anh đã cam kết viện trợ quân sự trực tiếp nhiều nhất cho Ukraine trong khoảng thời gian từ ngày 24/1 đến ngày 3/10. Tuy nhiên, những quốc gia gần Ukraine ở Đông Âu như Ba Lan hay CH Czech cũng rất mạnh tay trong việc hỗ trợ cho Kiev, khi lần lượt đứng ở vị trí thứ 3 và thứ 9.
Một số quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây coi việc giúp đỡ Ukraine là vấn đề an ninh khu vực. Nhưng các Chính phủ, công ty cũng như các nhà phân tích cho biết cuộc xung đột cũng mang đến những cơ hội mới cho ngành công nghiệp vũ khí của khu vực.
"Với thực tế rằng nhiều quốc gia đang tăng chi tiêu trong lĩnh vực ngân sách quốc phòng, có cơ hội thực sự để thâm nhập thị trường mới và tăng doanh thu xuất khẩu vũ khí trong những năm tới", ông Sebastian Chwalek, Giám đốc điều hành PGZ của Ba Lan, cho hay.
Tập đoàn vũ khí PGZ thuộc sở hữu nhà nước Ba Lan kiểm soát hơn 50 công ty sản xuất vũ khí và đạn dược, từ xe vận chuyển bọc thép đến hệ thống máy bay không người lái, và nắm giữ cổ phần trong hàng chục công ty khác.
Ông Chwalek nói rằng họ hiện có kế hoạch đầu tư tới 8 tỷ zloty (1,8 tỷ USD) trong thập kỷ tới, cao hơn gấp đôi so với mục tiêu trước khi cuộc chiến Ukraine diễn ra. Điều đó bao gồm các cơ sở mới nằm cách xa biên giới với Belarus, đồng minh của Nga vì lý do an ninh.
Theo những gì mà các công ty và quan chức Chính phủ Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Séc cho hay thì các nhà sản xuất khác cũng đang tăng năng lực sản xuất và chạy đua để thuê công nhân.
Ngay sau cuộc tấn công của Nga, một số quân đội và nhà sản xuất ở Đông Âu đã bắt đầu gửi hàng loạt kho vũ khí và đạn dược có từ thời Liên Xô cho Ukraine. Khi những kho dự trữ đó cạn kiệt, các nhà sản xuất vũ khí đã tăng cường sản xuất cả thiết bị cũ và thiết bị hiện đại để duy trì nguồn cung.
Ông Chwalek cho biết PGZ hiện sẽ sản xuất 1.000 hệ thống phòng không Piorun Manpad di động vào năm 2023, tăng gần gấp đôi so với 600 chiếc vào năm 2022 và chỉ 300 chiếc trong những năm trước. Công ty này cũng đã cung cấp hệ thống pháo và súng cối, lựu pháo, áo chống đạn, vũ khí nhỏ và đạn dược cho Ukraine.
Ngành công nghiệp vũ khí của Đông Âu có từ thế kỷ 19, khi Emil Skoda người Séc bắt đầu sản xuất vũ khí cho Đế quốc Áo - Hung. Dưới chế độ Cộng sản, các nhà máy khổng lồ ở Tiệp Khắc, nhà sản xuất vũ khí lớn thứ hai của Hiệp ước Warsaw, Ba Lan và các nơi khác trong khu vực đã giúp người dân có việc làm, sản xuất vũ khí cho các cuộc xung đột Chiến tranh Lạnh.
"Cộng hòa Séc là một trong những cường quốc xuất khẩu vũ khí và chúng tôi có nhân sự, cơ sở vật chất và dây chuyền sản xuất cần thiết để tăng công suất", Đại sứ của nước này tại NATO Jakub Landovsky cho hay.
"Đây là cơ hội tuyệt vời để người Séc hiện đại hoá kho vũ khí sau khi cung cấp cho người Ukraine những kho vũ khí cũ từ thời Liên Xô. Điều này có thể cho các quốc gia khác thấy rằng chúng tôi có thể là một đối tác đáng tin cậy trong ngành công nghiệp vũ khí", ông cho hay.
Ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, cho biết: "Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 và sự mở rộng của NATO vào khu vực đã thúc đẩy các công ty hiện đại hóa, nhưng họ vẫn có thể nhanh chóng sản xuất những thứ như đạn dược phù hợp với hệ thống của Liên Xô".
Các chuyến giao hàng tới Ukraine bao gồm cả đạn pháo theo kiểu cũ, chẳng hạn như đạn lựu 152mm và tên lửa 122mm theo tiêu chuẩn thời Liên Xô. Các quan chức và công ty trong khu vực cho biết cho biết Ukraine đã mua vũ khí và thiết bị thông qua quyên góp từ các Chính phủ và hợp đồng thương mại trực tiếp giữa Kiev và các nhà sản xuất.
Ông Christoph Trebesch, giáo sư tại Viện Kiel, cho biết: “Các nước Đông Âu hỗ trợ Ukraine một cách đáng kể. Đồng thời, đây là cơ hội để họ xây dựng ngành công nghiệp sản xuất quân sự của mình".
Những vũ khí hiện đại đang được các nước Đông Âu sản xuất với số lượng lớn chỉ trong vài tháng qua. Ảnh: Reuters
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Séc Tomas Kopecny nói rằng Ukraine đã nhận được gần 50 tỷ crown (tương đương 2,1 tỷ USD) vũ khí và thiết bị từ các công ty của Séc, khoảng 95% trong số đó là giao hàng thương mại. Ông cho biết, xuất khẩu vũ khí của Séc năm nay sẽ cao nhất kể từ năm 1989, với nhiều công ty trong lĩnh vực này tăng thêm việc làm. "Đối với ngành công nghiệp quốc phòng Séc, cuộc xung đột ở Ukraine rõ ràng là một sự thúc đẩy mà chúng tôi chưa từng thấy trong 30 năm qua", ông Kopecny nói.
David Hac, giám đốc điều hành của Tập đoàn STV của Séc, đã đề xuất kế hoạch bổ sung dây chuyền sản xuất đạn cỡ nhỏ mới và cho biết họ đang xem xét mở rộng năng lực sản xuất đạn dược cỡ nòng lớn. Ông nói, trong một thị trường lao động khan hiếm, công ty đang cố gắng lôi kéo công nhân từ ngành công nghiệp ô tô vốn đang chậm lại. Doanh số bán hàng quốc phòng đã giúp Tập đoàn Czechoslovak tăng gần gấp đôi doanh thu so với một năm trước đó, lên 13,8 tỷ crown.
Người phát ngôn Andrej Cirtek nói rằng công ty đang tăng cường sản xuất cả đạn cỡ nòng 155mm theo tiêu chuẩn của NATO và 152mm theo tiêu chuẩn của Liên Xô, đồng thời tân trang lại các phương tiện chiến đấu bộ binh và xe tăng T-72 thời Liên Xô.
Theo các chuyên gia, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine không chỉ là một hoạt động kinh doanh tốt, mà còn giúp củng cố lại sức mạnh quân sự cho các quốc gia trong khu vực. Và hy vọng rằng, việc các quốc gia Đông Âu đang chạy đua vũ trang chỉ nhằm phục vụ cho quốc phòng và vì mục đích hòa bình.
Quốc Thiên
(CLO) Giấc mơ sở hữu một chiếc iPhone mới có thể trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết do chính sách thuế mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
(CLO) Sau gần 4 tháng báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh về Dự án khu đền thờ Nguyễn Cao có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng do Ban Quản lý các dự án xây dựng TX Quế Võ làm chủ đầu tư, Công ty CP xây dựng Phú Đạt là nhà thầu xây dựng có dấu hiệu kém chất lượng, vừa làm đã hỏng, đến nay công trình chỉ được sửa chữa qua loa. PV cũng phát hiện thêm dự án đền Đậu, TX Quế Võ có dấu hiệu bị thi công không đúng thiết kế, kém chất lượng.
(CLO) Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1991), trú tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương. Linh là đối tượng đang bị cơ quan Công an truy nã về tội “Buôn bán hàng cấm”.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP HCM diễn ra Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
(CLO) Sáng 4/4, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung bộ”.
(CLO) Làn sóng kêu gọi tẩy chay hàng hóa Mỹ bùng nổ trên mạng xã hội sau khi Tổng thống Donald Trump công bố chính sách áp thuế toàn cầu.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị 04 Đảng bộ tiếp tục chủ động, rà soát nội dung công việc chuẩn bị đại hội; quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024, Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18/01/2025 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, kế hoạch và hướng dẫn của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đến các chi bộ.
(CLO) Tỉnh Phú Thọ dừng, hoãn, hủy nhiều hoạt động vui chơi, giải trí dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025, trong hai ngày quốc tang nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone.
(CLO) Tự nhận là Trưởng phòng Địa chính huyện và “vẽ” ra các cơ hội việc làm, đất tái định cư, một phụ nữ tại huyện Kỳ Anh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng của nhiều người dân.
(CLO) Giữa cơn địa chấn trên khắp các thị trường tài chính toàn cầu, Tổng thống Donald Trump vẫn giữ thái độ lạc quan đáng kinh ngạc.
(CLO) Xe điện trẻ em – món đồ chơi tưởng chừng vô hại, nhưng lại đang trở thành mối nguy tiềm tàng khi được sử dụng thiếu kiểm soát tại các công viên, khu vui chơi công cộng. Không mũ bảo hiểm, không biện pháp bảo hộ, thậm chí có trường hợp trẻ em điều khiển xe với tốc độ cao, luồn lách giữa dòng người đông đúc, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố một loạt thuế quan mới, gây ra nhiều tranh cãi về công thức tính toán và mục tiêu kinh tế đằng sau quyết định này.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Với tiềm năng phát triển dài hạn và là vùng trũng về giá, thị trường BĐS Quy Nhơn đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư từ các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và cả dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.