(CLO) Ngành đồ gỗ Việt Nam thời gian qua được ghi nhận là ngành xuất khẩu "tỷ đô" của Việt Nam khi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Trái ngược lại những gì mà ngành này đem lại là thực tế bao lâu nay, thương hiệu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn là một con số 0 tròn trĩnh.
[caption id="attachment_99380" align="aligncenter" width="700"]
Nhiều năm qua, ngành chế biến gỗ cũng luôn được "sướng tên" trong số 10 ngành hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam bên cạnh những nhóm hàng đã được "nhớ mặt điểm tên" như điện thoại và linh kiện; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép; hàng thủy sản (5,07 tỷ USD)... Tất cả những thống kê đã cho thấy, tiềm năng to lớn của ngành chế biến gỗ Việt Nam. Tuy nhiên thương hiệu lại không được nhiều bạn bà quốc tế biết đến ? - Ảnh minh họa[/caption]
Tiềm lực xuất khẩu mạnh mẽ...
Ngành gỗ của Việt Nam gia nhập "CLB xuất khẩu tỷ đô" từ năm 2004, đến 2014 thì kim ngạch xuất khẩu được 6,2 tỷ USD, tăng 6 lần trong 10 năm qua. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014 và 23% so với năm 2013. Năm 2015, ngành này chiếm vị trí thứ 6 về kim ngạch tỏng số các nhóm hàng xuất khẩu của quốc gia.
Nhiều năm qua, ngành chế biến gỗ cũng luôn được "sướng tên" trong số 10 ngành hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam bên cạnh những nhóm hàng đã được "nhớ mặt điểm tên" như điện thoại và linh kiện; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép; hàng thủy sản (5,07 tỷ USD)... Tất cả những thống kê đã cho thấy, tiềm năng to lớn của ngành chế biến gỗ Việt Nam.
Bên cạnh đó, gỗ cũng là ngành hiếm hoi đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ trong 5 năm như kế hoạch được đề ra. Hiện, các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đang được tiêu thụ trên 100 quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ.
Việc Việt Nam đàm phán và ký kết thành công các hiệp định thương mại tự do nổi bật nhất là TPP và EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU) đang tạo cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng với nhiều cơ hội mới từ việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao cơ hội nhập khẩu trang thiết bị công nghệ cao với giá thành hợp lý, tăng cường các cơ hội đầu tư từ các nước thành viên của các hiệp định trên và đặc biệt là có cơ chế và môi trường phát triển thuận lợi.
... nhưng lại không có thương hiệu
Theo thống kê, lượng các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực này chỉ chiếm 14% trong khi đó có đến 80% DN là sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, điều đáng nói chính là dù chiếm số lượng nhỏ nhưng giá trị xuất khẩu mà các DN FDI này chiếm hữu lại rất lớn, lên đến 50% tổng kim ngạch. Thống kê của Tổng cục Hải quan trong Quý I/2016 cũng cho thấy rõ ràng điều này khi tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của DN FDI lên đến 720 triệu USD, chiếm 47,4% tổng kim ngạch của cả nước.
Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp cũng tiếp tục chỉ rõ, đa số các cơ sở chế biến gỗ của Việt Nam có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, máy móc lạc hậu nên sản phẩm sản xuất ra có giá trị rất thấp, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đa số chỉ thực hiện gia công ở công đoạn sơ chế.
Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) khẳng định rằng, "giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam lên tới gần 7 tỷ USD năm 2015 nhưng chưa có một sản phẩm nào có nhãn hiệu Made in Vietnam dán trên sản phẩm".
Lý giải về vấn đề này, ông Quyền cho rằng, gỗ Việt Nam rất nhiều, diện tích rừng lớn nhưng gỗ có đường kính lớn lại rất nhỏ khi chỉ chiếm 10 - 15% mà đây lại là những mặt hàng chủ lực để xuất khẩu cũng như tạo ra các sản phẩm gỗ để xuất khẩu. Hiện gỗ của Việt Nam hiện nay chỉ đơn thuần được dùng để làm bột giấy, ván nhân tạo... Đó chính là lý do giải thích vì sao, các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu có số lượng lớn nhưng lại không đủ "chất" để tiến lên.
Việc phát triển ngành gỗ nói riêng và chế biến gỗ nói chung trong hội nhập hiện giờ không còn chỉ gói gọn trong công cuộc duy trì vị trí "xuất khẩu tỷ đô" trong các nhóm hàng có tỷ trọng xuất khẩu cao mà đang trở thành câu chuyện về việc đưa mặt hàng này có "tên" trên thị trường thế giới.
Hội nhập hiểu theo một cách đơn giản là đưa Việt Nam trở thành một bộ phận của chuỗi cung ứng toàn cầu. Áp dụng riêng cho ngành chế biến gỗ thì chính là quá trình đưa ngành công nghiệp này trở thành một bộ phận của chuỗi cung ứng toàn cầu về gỗ và sản phẩm của gỗ trên toàn thế giới.
Để làm được điều này, ông Quyền cho rằng, Việt Nam phải làm được 3 vấn đề: có chính sách khuyến khích lâu dài về phát triển ngành gỗ đơn cử như chính sách thuế phải ổn định; phải có vùng quy hoạch có chất lượng phải với nguồn vốn đầu tư tập trung; đặc biệt là phải có thị trường ổn định từ trong đến ngoài nước sau đó mới tiến đến đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực và phát triển công nghệ theo kịp xu hướng của thế giới.
Câu chuyện về phát triển ngành gỗ của Việt Nam hiện lại đang giống như công cuộc phát triển ngành dệt may - ngành luôn được coi là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP: Phát triển theo hướng sản xuất thành công "hàng hiệu" của riêng Việt Nam và đưa các thương hiệu này lên trên bản đồ các thương hiệu của thế giới.
Việc định hướng phát triển này cũng được bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO thuộc VCCI chia sẻ rằng, Việt Nam sẽ lựa chọn hướng phát triển "cào bằng", tức là hỗ trợ những ngành yếu đỡ yếu hơn hay hỗ trợ các ngành giỏi để rồi hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển.
Bởi theo bà Trang,việc phát triển ngành gỗ thì không chỉ đơn thuần là đưa 4000 DN, 300.000 lao động đang hoạt động trong lĩnh vực này phát triển mà còn là câu chuyện liên quan hàng triệu những người nông dân đang trồng rừng, những người có thu nhập thấp thuộc vùng sâu xa. Việc phát triển ngành sản xuất gỗ liên quan đến an sinh xã hội, xóa đổi giảm nghèo trên địa bàn cả nước nên thực sự cần có những chính sách hợp lý để sự phát triển ấy luôn đi đúng hướng.
Quỳnh Liên