Ngành du lịch đã biến đổi trong giai đoạn “bình thường mới”

Thứ tư, 17/11/2021 13:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, ngành du lịch toàn cầu và cả Việt Nam đã biến đổi. Thay vì tập trung vào du lịch quốc tế, thì du lịch nội địa là phương án “cứu cánh” của cả ngành.

Xu hướng của ngành du lịch sau đại dịch

Trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, ngành du lịch trong nước đã chịu thiệt hại rất nặng. Đặc biệt, trong đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4 vừa qua, ngành du lịch gần như “đóng băng”. Trước những tác động của đại dịch, ngành du lịch Việt Nam và cả thế giới đã có sự thay đổi. 

Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng Giám đốc enCity chia sẻ: Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, ngành du lịch trong và ngoài nước đã có 5 sự biến đổi.

nganh du lich da bien doi trong giai doan binh thuong moi hinh 1

Trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, ngành du lịch toàn cầu và cả Việt Nam đã biến đổi.

Thứ nhất, du lịch nội địa dần thay thế du lịch quốc tế. Với những hạn chế và quy định về việc di chuyển, các công ty lữ hành phải tập trung vào khách hàng nội địa hơn là khách hàng quốc tế. Các tuyên bố giá trị mới có thể đưa ra và các khách sạn có thể phải điều chỉnh lại, cải tạo cơ sở vật chất để thu hút nhiều khách hàng hơn tại thị trường trong nước.

Thứ hai, điểm đến an toàn trở thành một tiêu chí lựa chọn chính: Các du khách trong tương lai được dự đoán sẽ ưu tiên đến các nhu cầu về vệ sinh, an toàn và an ninh. 

Theo thống kê của Google Trends, “khử trùng” đã trở thành cụm từ tìm kiếm thịnh hành “đột phá” trên toàn cầu vào năm 2020, tăng hơn 5,000% - đặc biệt tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nhật Bản và Hồng Kông.

Thứ ba, áp dụng công nghệ lữ hành trong hành trình du lịch: Các kênh trực tuyến đã trở thành một nền tảng quan trọng trong việc du lịch. Do du khách luôn cần phải được thông báo và cập nhật liên tục về các hướng dẫn, quy định mới nhất về việc di chuyển, khai báo y tế hoặc hướng dẫn cách ly... nên nhu cầu được kết nối để giảm thiểu sự lo lắng cũng như sự thiếu chắc chắn tăng cao.

Thứ tư, chú trọng vào trải nghiệm địa phương. Hiện nay, khách du lịch đang đòi hỏi sự kết nối sâu sắc hơn với những địa điểm mà họ tới và với người dân địa phương mà họ gặp.

Thứ năm, tập trung hơn vào du lịch sinh thái, ngày càng có nhiều người mong muốn tiếp cận và tìm kiếm các lựa chọn du lịch bền vững ở cấp độ vi mô do chúng ta đã có nhận thức rõ ràng hơn về tác động của hệ thống toàn cầu hóa.

4 chiến lược phát triển đô thị du lịch trong bối cảnh “bình thường mới”

Trước sự biến đổi của ngành du lịch, ông Dũng nhấn mạnh, Việt Nam cũng phải có chiến lược phát triển đô thị du lịch kiểu mới, để phù hợp với bối cảnh “bình thường mới.

Thứ nhất, theo ông Dũng, Việt Nam phải bảo tồn di sản vật thể và thiên nhiên. Một trong những sản phẩm du lịch phổ biến nhất chính là môi trường của một địa phương, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường đô thị. 

“Thành phố Hội An của Việt Nam là một ví dụ thành công về việc bảo tồn môi trường thiên nhiên và di sản đô thị giúp thu hút du khách quốc tế và nội địa đến với địa phương”, ông Dũng nói.

Ông Dũng phân tích: Mỗi năm, Hội An thu hút tới 4 triệu du khách tới thăm quan các di sản văn hóa phong phú và khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Khu phố cổ là điểm đến nổi bật nhất với nét đặc trưng là những dãy cửa hàng được xây dựng với kết cấu khung gỗ, đặt dưới lớp mái ngói truyền thống, nằm xen kẽ với những ngôi đền và hội quán.

nganh du lich da bien doi trong giai doan binh thuong moi hinh 2

Ông Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng Giám đốc enCity

Bao quanh khu phố cổ là tập hợp các làng nghề truyền thống. Giữa các ngôi làng, những vùng đất nông nghiệp với diện tích lớn vẫn còn, mở ra tầm nhìn tuyệt đẹp từ trung tâm thành phố đến các vùng lân cận.

Thứ hai, kiến tạo các điểm đến địa phương mới. Khi du khách nội địa trở thành nguồn thu chính của ngành du lịch, bài toán đặt ra cho ngành du lịch và các thành phố là làm sao có thể làm mới các điểm đến vốn đã quá thân thuộc với đối tượng khách hàng này.

Thứ ba là linh hoạt trong chính sách về sử dụng đất. Bất động sản du lịch là sản phẩm nhạy cảm hơn cả. Do đó, các thành phố coi trọng du lịch như là một ngành kinh tế mũi nhọn sẽ phải có chính sách để vừa đảm bảo nguồn cung đất đai khi phải cạnh tranh với các nhu cầu khác, vừa hỗ trợ tạo ra nhu cầu cho loại hình nhiều rủi ro này.

“Singapore là một ví dụ điển hình về việc sử dụng công cụ quy hoạch sử dụng đất trong việc hỗ trợ ngành du lịch phát triển. Kéo dài suốt từ cuối thập niên 60 tới đầu thập niên 80, đất nước này đối mặt với việc thiếu hụt khách sạn và các công trình hạ tầng du lịch do quỹ đất thích hợp về cả quy mô và vị trí để xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế rất hạn hẹp”, ông Dũng nói.

Tuy nhiên, Cơ quan quy hoạch Singapore - URA đã đưa ra một danh mục phân vùng riêng cho khách sạn (tạm gọi là đất khách sạn) trong bản Quy hoạch tổng thể (Master Plan) năm 1985. 

URA bố trí quỹ đất của chính phủ đủ lớn cho việc xây dựng khách sạn, đặt tại những vị trí trọng điểm du lịch như dọc theo sông Singapore, phố mua sắm Orchard, đảo Sentosa, khu Trung tâm thể thao (Sport Hub) hay trong khu vực trung tâm thương mại của thành phố. 

Các quỹ đất này được chính phủ bán cho tư nhân thông qua đấu thầu để xây dựng khách sạn, nhằm đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu thị trường du lịch mà không bị cạnh tranh bởi các nhu cầu bất động sản khác.

Mười năm sau khi giới thiệu sử dụng đất khách sạn, URA lại giới thiệu một loại hình sử dụng đất mới có tính linh hoạt cao cho bất động sản thương mại: Đất Trắng (White site), trong đó cho phép một loạt các chức năng sử dụng đất khác nhau cho nhà đầu tư lựa chọn.

Đất Trắng thường được áp dụng ở những vị trí cực kỳ đắc địa có giá trị cao hoặc trong các khu chức năng đặc thù như khu công nghệ cao hay đảo du lịch Sentosa, nhằm giảm rủi ro và cho phép sự sáng tạo của thị trường.

“ Đất Trắng được áp dụng trong ngành du lịch nhằm phát triển một mô hình mới: Điểm đến tích hợp (Integrated resorts). Hai điểm đến tích hợp nổi tiếng nhất ở Singapore chính là tổ hợp khách sạn - casino - hội nghị và trung tâm thương mại Marina Bay Sands ở trung tâm thành phố và tổ hợp trung tâm vui chơi giải trí và casino Resorts World Sentosa trên đảo Sentosa”, ông Dũng nhấn mạnh.

Thứ tư, nâng cao năng lực kết nối giao thông. Ông Dũng đánh giá, Tất cả các điểm đến du lịch lớn trên toàn thế giới đều có cơ sở hạ tầng giao thông vững chắc, kết nối các nơi này với phần còn lại của thế giới. 

Việt Nam không nên xem xét yếu tố này một cách riêng lẻ nhưng chắc chắn đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để duy trì phát triển cho ngành du lịch. Thành phố Barcelona ở Tây Ban Nha là một ví dụ điển hình. 

“Kết nối giao thông là một trong những yếu tố quan trọng giúp lượng du khách tới thăm Barcelona gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ba cơ sở hạ tầng đã được cải thiện liên tục trong những thập kỷ qua”, ông Dũng nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp