Ngành đường sắt dần trở lại bình thường sau “bão” COVID-19

Thứ ba, 28/06/2022 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau những khó khăn mà đại dịch COVID-19 gây ra, trong những tháng đầu năm 2022 khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, ngành đường sắt dần tìm thấy ánh sáng khi sản lượng vận tải hành khách đã có sự phục hồi, nhất là trong các đợt cao điểm vận tải Tết, Giỗ tổ Hùng Vương và kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

Sự kiện: đường sắt

Kỳ vọng về một mùa hè bội thu

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, chỉ trong 5 ngày từ ngày 29/4 - 3/5, ngành đường sắt đã tổ chức 192 đoàn tàu trên các tuyến với sản lượng đạt hơn 123 nghìn hành khách, doanh thu hơn 39,1 tỷ đồng.

Trong đó, hành khách đi tàu các cung đoạn ngắn tăng đột biến, như tuyến Hà Nội - Hải Phòng tăng 50% về khách đi tàu và 76% doanh thu. Các đôi tàu khách đều có hiệu quả, doanh thu cao hơn chi phí. Tàu khách Thống nhất Hà Nội - Sài Gòn chênh lệch thu - chi bình quân 180 triệu đồng/vòng quay. Đôi tàu Sài Gòn - Quy Nhơn hiệu quả nhất với chênh lệch thu - chi đạt 235 triệu đồng/vòng quay.

nganh duong sat dan tro lai binh thuong sau bao covid 19 hinh 1

Sản lượng vận tải hành khách đường sắt ghi nhận những sự phục hồi trong những tháng đầu năm 2022, đặc biệt vào các đợt cao điểm nghỉ lễ.

Hệ số sử dụng chỗ trên các đoàn tàu cũng đạt cao, đem lại hiệu quả về doanh thu. Với tàu khách Thống nhất, hệ số sử dụng chỗ trên các đoàn tàu do Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn quản lý đạt 82,29%, của Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội đạt 80,5%.

Tàu khu đoạn trên tuyến Hà Nội - Đồng Hới, Đà Nẵng có hệ số sử dụng chỗ cao từ 90% trở lên. Tuyến Hà Nội - Thanh Hóa, Vinh đạt từ 51 - 98%. Tuyến Sài Gòn - Quy Nhơn đạt 91,56%; Sài Gòn - Phan Thiết, Nha Trang đạt từ 70 - 100%.

Kết quả này tạo đà cho việc thực hiện chiến dịch vận tải hè 2022. Hiện ngành đường sắt đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án tổ chức vận tải, đầu máy, toa xe phục vụ chạy tàu dịp cao điểm vận tải hè; xây dựng chính sách giá vé linh hoạt,...

Chia sẻ thêm với PV Báo Nhà báo và Công luận, đại diện VNR cho biết, ngành đường sắt đã tăng cường khai thác luồng hàng và đa dạng hóa dịch vụ vận tải hàng hóa trong giai đoạn vận tải hành khách sụt giảm.

nganh duong sat dan tro lai binh thuong sau bao covid 19 hinh 2

Vận tải hàng hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bù đắp doanh thu cho ngành đường sắt khi vận tải hành khách sụt giảm.

Đặc biệt đẩy mạnh khai thác hàng hóa liên vận quốc tế, chủ động tìm kiếm và khai thác nguồn hàng xuất, nhập khẩu vận chuyển giữa Việt Nam - Trung Quốc và đi các nước thứ 3... Trong quý III/2021, Tổng Công ty đã tổ chức đoàn tàu container Liên vận quốc tế đi Bỉ và đoàn tàu chở container đầu tiên từ Hà Nội đi Trùng Khánh chạy thẳng châu Âu.

Bên cạnh đó, VNR cũng đã thực hiện các biện pháp giám sát tài chính đặc biệt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh gồm 3 bước: giám sát thẩm định nội dung chi phí trong xây dựng kế hoạch, giám sát tạm ứng kinh phí phục vụ sản xuất hằng tháng, giám sát thẩm định báo cáo thực hiện kế hoạch và quyết toán tài chính hằng quý, năm.

Đồng thời điều chỉnh kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định, kế hoạch đầu tư theo tiêu chí cắt giảm toàn bộ nhưng dự án chưa thực sự cần thiết, cấp bách.

Gỡ rào cản khó khăn để đường sắt phát triển giai đoạn hậu COVID-19

Mặc dù đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong những tháng đầu năm 2022, tuy nhiên theo Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh, chúng ta cần nhìn nhận vào thực tế là khi chưa có dịch bệnh thì Tổng Công ty đã phải đối mặt với những hạn chế về năng lực nội tại và sự cạnh tranh gay gắt với các loại hình vận tải khác, đặc biệt là hàng không giá rẻ và đường bộ cao tốc.

Bản thân hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt đã có tuổi từ 50 đến trên 140 năm, suốt 30 năm qua chưa được đầu tư đúng mức nên so với ngành vận tải khác, đường sắt phát triển chậm và chưa tương xứng với nhu cầu, sự phát triển của xã hội, chưa đáp ứng đủ cho mục tiêu xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng theo Chiến lược, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dù ngành đường sắt đã có nhiều giải pháp để duy trì qua giai đoạn cao điểm về dịch bệnh và tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 thì việc phục hồi sản xuất và tăng sức cạnh tranh với các loại hình vận tải khác đang là bài toán khó đối với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

nganh duong sat dan tro lai binh thuong sau bao covid 19 hinh 3

Hệ thống kết cấu hạ tầng đã quá lạc hậu và hiện không đáp ứng nhu cầu phát triển, trở thành rào cản lớn đối với ngành đường sắt.

Do đó để ngành đường sắt phục hồi và phát triển giai đoạn hậu COVID-19, rất cần sự tiếp tục quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương trong việc có những giải pháp kịp thời hỗ trợ Tổng Công ty vượt qua những khó khăn trước mắt và giải quyết các khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh để có cơ sở trong định hướng hoạt động và thu hút đầu tư cho phát triển dài hạn.

Ngoài ra do căng thẳng Nga - Ukraine cũng đã ảnh hưởng đến vận tải liên vận bằng đường sắt sang châu Âu. Theo kế hoạch đầu tháng 3/2022, ngành đường sắt sẽ tổ chức đoàn tàu vận chuyển container chạy thẳng từ Đà Nẵng đi châu Âu. Nhưng do căng thẳng giữa Nga - Ukraine nên kế hoạch này đã bị tạm hoãn.

Lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định, đường sắt xác định trọng tâm trong thời gian tới là chuyển dịch sang vận chuyển hàng hóa để bù đắp cho sự sụt giảm của vận tải hành khách; trong đó đẩy mạnh việc vận chuyển liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Trung Quốc và đi đến nước thứ 3 như châu Âu, Nga, Trung Á, Mông Cổ…

Nhưng cơ sở hạ tầng, năng lực kho bãi các ga hiện nay của ngành đường sắt đang rất yếu, không đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác hiện chỉ có các ga Đồng Đăng, Lào Cai, Yên Viên, Hải Phòng có tổ chức thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu (có hải quan) nên khi khối lượng tăng, lại tập trung ở ga Đồng Đăng, Yên Viên dẫn đến ách tắc hàng hóa tại các địa điểm này.

Vừa qua, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét đầu tư nâng cấp kho, bãi tiêu chuẩn để phục vụ vận tải hàng hóa trên toàn mạng lưới. Trước mắt, để nâng cao năng lực vận tải hàng hóa nói chung và liên vận quốc tế nói riêng, cần sớm triển khai thực hiện cải tạo, mở rộng, nâng cấp các ga Sóng Thần, Diêu Trì, Kim Liên, Vinh, Đồng Đăng, Đông Anh, Kép để đưa các ga thành nơi tập kết hàng hóa, container lớn.

Hoàng Lan

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

(CLO) Qua một tháng cao điểm kiểm tra, xử lý xe ba, bốn bánh tự chế, không đảm bảo an toàn, chở hàng hóa cồng kềnh tại Hà Nội; lực lượng chức năng đã xử lý gần 2.000 trường hợp vi phạm và tạm giữ 540 phương tiện các loại.

Giao thông
Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

(CLO) Các hãng hàng không Việt Nam đã có thông báo tăng cường tần suất các chuyến bay đi/đến đến cảng hàng không Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Giao thông
Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5

Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ công ty cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai kế hoạch phục vụ hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao.

Giao thông
Chuyển đổi khai thác thành công Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

Chuyển đổi khai thác thành công Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

(CLO) Hôm nay (18/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã chuyển đổi khai thác thành công Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới theo đúng kế hoạch đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.

Giao thông
Khai thác hơn 2.000 chuyến bay đêm, hàng không tìm cách giải bài toán tải cung ứng

Khai thác hơn 2.000 chuyến bay đêm, hàng không tìm cách giải bài toán tải cung ứng

(CLO) Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines khai thác và mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay khai thác vào khung giờ giờ muộn từ sau 21h00 hàng ngày trên các đường bay giữa Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn… để thêm lựa chọn cho hành khách trong bối cảnh tải cung ứng giảm do ảnh hưởng của việc triệu hồi động cơ.

Giao thông