(NB&CL) Những tháng đầu năm 2022, ngành Hải quan đã có những kết quả đáng ghi nhận, tích cực đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu, các mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra, bắt giữ, xử lý nhiều vụ vận chuyển, mua bán trái phép ma túy.
Theo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), từ đầu năm tới nay, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại phổ biến và gia tăng mạnh tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có số thu lớn, lưu lượng hàng hóa lớn qua khu vực cảng biển, sân bay quốc tế lớn, có hoạt động tạm nhập tái xuất, chuyển cảng, quá cảnh.
Các mặt hàng vi phạm được phát hiện trong thời gian qua chủ yếu là hàng tiêu dùng, hàng cấm như ma túy tổng hợp, ma túy đá, heroin, thuốc phiện, cocain, cần sa, cá thể rùa, cá thể tê tê, vảy tê tê, ngà voi, máy móc thiết bị đã qua sử dụng… Trong đó, phải kể đến các mặt hàng thiết bị y tế, bộ kit test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, thuốc chữa bệnh COVID-19, các đối tượng đã lợi dụng đường mòn, lối mở biên giới, trà trộn vào hàng hóa, cất giấu trong hành lý; lợi dụng vận chuyển hàng hóa, hành khách đường hàng không… để vận chuyển trái phép vào Việt Nam các mặt hàng này.
Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu.
Kết quả 5 tháng đầu năm 2022 (số liệu từ 16/12/2021 đến 15/5/2022), ngành Hải quan đã trực tiếp và phối hợp phát hiện, bắt giữ và xử lý: 5.387 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.283 tỷ 144 triệu đồng. Cơ quan Hải quan khởi tố 22 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 34 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước: 186 tỷ 330 triệu đồng. Có thể thấy, công tác chống buôn lậu đầu năm 2022 có sự chuyển biến đáng ghi nhận.
Nhận định về sự chuyển biến trong công tác chống buôn lậu những tháng qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã đánh giá, với sự chỉ đạo quyết liệt, cộng với hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể từ tổng cục, công tác chống buôn lậu, điều tra, khởi tố, nhất là tại các địa phương có sự chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện qua công tác khởi tố các vụ án hình sự, đấu tranh với tội phạm ma túy xuyên quốc gia trong địa bàn hoạt động hải quan.
Riêng Cục Điều tra chống buôn lậu khởi tố 9 vụ, trong khi quý I/2021 chỉ khởi tố được 1 vụ và cả năm 2021 chỉ có 11 vụ. Ở địa phương, cùng kỳ năm 2021, chỉ có Cục Hải quan Tây Ninh và Cục Hải quan Đắk Lắk có quyết định khởi tố với 4 vụ. Sang quý I/2022, có 9/35 cục hải quan địa phương có các quyết định khởi tố vụ án hình sự gồm: các Cục Hải quan Bình Phước, Tây Ninh, Cao Bằng, Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam và An Giang. Riêng Cục Hải quan Bình Phước khởi tố 3 vụ, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị khởi tố 1 vụ. Kết quả khởi tố của Cục Hải quan Bình Phước là một nỗ lực lớn và có sự chuyển biến đáng kể, bởi trong năm 2021 toàn đơn vị chưa khởi tố được vụ án hình sự nào.
Cùng với đó, lực lượng Hải quan cũng tích cực trong phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra, xác minh, bắt giữ và xử lý nhiều vụ vận chuyển, mua bán trái phép ma túy lớn với những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tại khu vực phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và tuyến biên giới giáp Campuchia, tình hình hoạt động của tội phạm ma túy diễn biến hết sức phức tạp; các khu vực này trở thành “địa bàn nóng” về tội phạm ma túy.
Do Trung Quốc tổ chức kiểm soát chặt chẽ biên giới, các đối tượng người Trung Quốc, người Đài Loan (Trung Quốc) tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, móc nối với các đối tượng trong nước đầu tư kinh doanh, thuê kho, xưởng, căn hộ chung cư để điều hành, tổ chức việc mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép ma túy từ khu vực Tam giác Vàng vào Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi như: cất giấu ma túy trong mô-tơ điện, đồ gỗ, máy móc, thiết bị điện tử, nông sản, hạt nhựa, sắt phế liệu, đồ chơi trẻ em, thực phẩm… để vận chuyển đi nước thứ ba tiêu thụ.
Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến của các trang mạng xã hội, việc hướng dẫn sản xuất trái phép chất ma túy cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây khó khăn cho công tác kiểm soát và phòng, chống ma túy của các cơ quan chức năng.
Liên quan đến tuyến đường biển, thông qua kênh hợp tác quốc tế, cơ quan Hải quan Việt Nam tiếp nhận thông tin chia sẻ về một số vụ vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng lớn qua nhiều quốc gia bằng đường biển, có lưu trữ tồn lâu ở Việt Nam và tái xuất đi nước thứ ba. Qua đó có thể thấy, tuyến này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt thời gian gần đây ma túy bị phát hiện được cất giấu, ngụy trang trong các thành vách giả, kiên cố bên trong phương tiện chuyên chở, công-te-nơ và các lô hàng cồng kềnh.
Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2022, toàn ngành đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy phát hiện, bắt giữ: 109 vụ/97 đối tượng. Tang vật thu giữ gồm có: 66,8kg và 20 bánh heroin; 61,7kg cần sa; 40,5kg thuốc phiện; 245,6kg và 22.883 viên MTTH (trong đó 18,1 kg ketamin); 280 viên chất hướng thần.
Điển hình, lực lượng Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã chủ trì, phối hợp phá thành công 3 chuyên án, bắt giữ tổng cộng gần 25kg ma túy tổng hợp loại MDMA (thuốc lắc), heroin và 18kg cần sa được cất giấu trong nhiều kiện hàng nhập khẩu và xuất khẩu vận chuyển trái phép qua dịch vụ bưu chính quốc tế, chuyển phát nhanh. Thủ đoạn cất giấu ma túy trong các vật dụng gia đình, các khối sáp thơm, máy hát đĩa, hoặc ép vào các thành, vách thùng bao bì carton, còn cần sa được ngụy trang trong các lon ngũ cốc, sữa, bánh… được hàn kín lại, bằng mắt thường không thể phân biệt được.
Một vụ điển hình tinh vi là vụ “tem lưỡi” bị bắt giữ tại Hà Nội. Đối tượng vi phạm đã đặt mua số hình ảnh bằng giấy (bao gồm 500 tem nhỏ) khối lượng 8,4g và nhiều tang vật liên quan khác trên mạng, được bên bán đóng gói trong bì thư gửi từ Hà Lan qua Thẩm Quyến (Trung Quốc), sau đó vận chuyển về Việt Nam qua đường hàng không (theo loại hình bưu chính). Chất LCP-LSD hàm lượng 150mcg, có tác dụng gây ảo giác tương tự chất ma túy LSD có trong “tem lưỡi”, được phun, tẩm trên giấy thấm, có thể xé thành các tem nhỏ để sử dụng…
“Hậu kiểm”, thanh tra đạt nhiều kết quả
Không chỉ “tuyến đầu” đạt nhiều kết quả tích cực, lực lượng hậu kiểm là kiểm tra sau thông quan và thanh tra, kiểm tra cũng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đối với công tác kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), Tổng cục Hải quan đã triển khai hiệu quả các chuyên đề, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Cụ thể, quý I/2022, nhằm triển khai đồng bộ công tác KTSTQ đối với một số lĩnh vực quản lý, lực lượng KTSTQ đã nghiên cứu, đánh giá dấu hiệu rủi ro trong một số lĩnh vực quản lý về hải quan theo 7 chuyên đề.
Từ đó, tổng cục đã lập danh sách 202 doanh nghiệp trên địa bàn quản lý giao các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện KTSTQ trong 6 tháng đầu năm 2022… Toàn ngành đã thực hiện KTSTQ 147 cuộc, trong đó có 42 cuộc tại trụ sở người khai hải quan, 105 cuộc tại trụ sở cơ quan hải quan.
Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là 85,36 tỷ đồng, đã thực thu vào ngân sách là 44,74 tỷ đồng. Ngoài việc thu nộp ngân sách nhà nước, Cục KTSTQ đang tăng cường và nâng cao vai trò trong thực hiện thẩm quyền khởi tố các vụ án hình sự. Một vụ việc đã được Cục KTSTQ khởi tố hình sự (hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra).
Công tác thanh tra chuyên ngành năm 2022 được thực hiện theo kế hoạch Bộ Tài chính phê duyệt. Đầu năm 2022, toàn ngành đã thực hiện 21 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó 15 cuộc thanh tra chuyên ngành và 6 cuộc kiểm tra nội bộ.
Số tiền thuế kiến nghị truy thu trong toàn ngành là 8,803 tỷ đồng, trong đó số thuế truy thu là 8,452 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 351 triệu đồng, đã thu nộp, ngân sách 12,382 tỷ đồng (bao gồm số thu qua công tác thanh tra, kiểm tra năm 2021). Tất cả các kết quả đó là những bước chuyển quan trọng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại của ngành Hải quan thời gian qua.
Để đấu tranh và ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, ngành Hải quan sẽ tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát trên tất cả các khâu nghiệp vụ.
Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác giám sát trực tuyến tại các địa điểm kiểm tra, nơi tập kết hàng hóa, kho chứa hàng hóa..., nhất là tại các Cục Hải quan có số thu lớn, lưu lượng hàng hóa lớn, có hoạt động tạm nhập tái xuất, chuyển cảng, quá cảnh như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu... Đồng thời, tích cực, chủ động kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là đối với những mặt hàng nhạy cảm, nhằm kịp thời phát hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế gây thất thu cho NSNN.
Về chủng loại hàng hóa, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Nguyễn Hùng Anh cho hay sẽ chú trọng giám sát các mặt hàng trọng điểm như hàng tiêu dùng, hàng có thuế suất cao, hàng quản lý chuyên ngành, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch, hàng cấm...
Bên cạnh đó, Cục Điều tra chống buôn lậu đẩy mạnh công tác thu thập thông tin, nắm vững diễn biến tình hình, cảnh báo về một số phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép khoáng sản qua biên giới; cảnh báo về phương thức thủ đoạn và hướng dẫn nghiệp vụ chống buôn lậu hàng giả và bảo về quyền sở hữu trí tuệ…
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về mối nguy hại của hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả…
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Theo thống kê của Công an TP HCM, trên địa bàn TP HCM hiện còn 1.046 cơ sở, với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, có 209 cơ sở đã tự dừng hoạt động.
(CLO) Trong hai ngày 3-4/4, quận Đống Đa tổ chức hội nghị công khai lấy ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam và vùng phụ cận.
(CLO) Ngày 3/4, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước tiến mới khi nhảy vọt để tiệm cận top 100 thế giới.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
(CLO) Viện nghiên cứu Garo Sero (Hoverlab) vừa công bố thêm bằng chứng liên quan đến cáo buộc nam diễn viên Kim Soo Hyun hẹn hò với Kim Sae Ron từ khi cô mới 15 tuổi.
(CLO) Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được các địa phương tích cực triển khai. Tính đến hết ngày 2/4, toàn tỉnh đã có 82,36% số hộ đã khởi công xây mới, sửa chữa nhà ở.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Khảo sát thực tế tại Chung cư Diamond Riverside, quận 8 sau ảnh hưởng của trận động đất ở Myanmar, Sở Xây dựng TP HCM ghi nhận các vết nứt, bong tróc có độ sâu và chiều dài khác nhau.
(CLO) Theo thống kê của Công an TP HCM, trên địa bàn TP HCM hiện còn 1.046 cơ sở, với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, có 209 cơ sở đã tự dừng hoạt động.
(CLO) Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được các địa phương tích cực triển khai. Tính đến hết ngày 2/4, toàn tỉnh đã có 82,36% số hộ đã khởi công xây mới, sửa chữa nhà ở.
(CLO) Hiện nay, các khu vực có thể tổ chức trông giữ xe cho người dân và du khách tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước rất hạn chế, do đó TP HCM khuyến khích người dân di chuyển đến khu vực xem diễu binh, diễu hành bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng để tránh tình trạng quá tải, ùn tắc đường.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.