Ngành truyền thông và báo chí Trung Quốc chạy đua nắm bắt công nghệ mới

Thứ sáu, 21/06/2024 17:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngành truyền thông và báo chí Trung Quốc đang chạy đua nắm bắt công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là một "con dao hai lưỡi" có thể thúc đẩy sự đổi mới nhưng đồng thời cũng có thể thúc đẩy thông tin sai lệch.

Tại một diễn đàn ở tỉnh Giang Tô vào đầu tuần này, khoảng 100 nhà lãnh đạo truyền thông từ Hồng Kông, Ma Cao, Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế về tác động của các xu hướng công nghệ mới nhất đối với ngành và cách đối phó với chúng.

nganh truyen thong va bao chi trung quoc chay dua nam bat cong nghe moi hinh 1

Các chuyên gia truyền thông tham gia diễn đàn. Ảnh: Denise Tsang

Một số nhà xuất bản tin tức từ Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao cho biết họ bị mắc kẹt giữa việc cố gắng tận dụng các cơ hội phát triển như trí tuệ nhân tạo (AI) đồng thời cân bằng rủi ro và thích ứng với hành vi thay đổi của độc giả. 

Trong khi đó, những đại diện ở Trung Quốc đại lục cho biết họ đã vượt qua những rào cản này thông qua thử nghiệm và rút kinh nghiệm, đồng thời họ mong muốn phát triển các mô hình kinh doanh để giúp việc sử dụng công nghệ mới bền vững về mặt tài chính.

Giáo sư Wang Runze từ trường báo chí và truyền thông của Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết: "Công nghệ là con dao hai lưỡi không chỉ cách mạng hóa phương tiện truyền thông mà còn làm gia tăng thông tin sai lệch và do đó gây khó khăn trong việc nhận biết thông tin sai lệch. Người làm truyền thông không nên phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Thay vào đó, họ nên quay trở lại giá trị ban đầu của phương tiện truyền thông".

Giám đốc truyền thông vệ tinh Macau Lotus Li Zisong cho biết công nghệ đang phát triển cả mặt tích cực và mặt trái. "Có người cho rằng đây là thời đại tồi tệ nhất vì tin tức bị ảnh hưởng bởi nhiều công nghệ mới. Nhưng đây cũng là thời đại tốt nhất vì các công ty tin tức có thể sử dụng công nghệ mới để vực dậy hoạt động và mở rộng lượng độc giả của mình", ông nói.

Giáo sư Clement So York-kee từ trường báo chí và truyền thông thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông kêu gọi các phóng viên nắm bắt công nghệ mới, người dân sáng suốt hơn về thông tin sai lệch, các công ty truyền thông tái cơ cấu quy trình làm việc và xã hội để thiết lập thêm các công cụ kiểm tra thực tế.

Các hãng tin thuộc sở hữu tư nhân cũng cho biết họ đang phải vật lộn để kiếm lợi nhuận trong bối cảnh lượng thông tin khổng lồ miễn phí có sẵn trên mạng xã hội.

Macau Daily News đã triển khai một loạt sáng kiến ​​để giữ chân độc giả và khai thác các nguồn thu nhập mới, bằng cách tăng số lượng nội dung sản xuất, tung ra ứng dụng di động và các tài khoản mạng xã hội, tính phí cho một số nội dung.

Theo Tổng biên tập Guo Changxiong của Hệ thống Phát thanh Truyền hình Tô Châu, AI sẽ không thay thế các phóng viên, thay vào đó, nó có thể giải phóng tiềm năng và nhân lực của nhân viên cho những công việc cấp cao hơn. "Bây giờ, một nhân viên có thể làm những công việc mà trước đây cần 2 - 3 người làm", ông Guo nói.

Ngọc Ánh (theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Nhóm báo chí điều tra kiện OpenAI và Microsoft vi phạm bản quyền

Nhóm báo chí điều tra kiện OpenAI và Microsoft vi phạm bản quyền

(CLO) Ngày 27/6, Trung tâm Báo chí Điều tra (CIR) cho biết họ đã kiện nhà sản xuất ChatGPT là OpenAI và Microsoft vì sử dụng trái phép nội dung của họ trên nền tảng trí tuệ nhân tạo.

Báo chí - Công nghệ
Tạp chí Time ký thỏa thuận nội dung dài hạn với OpenAI

Tạp chí Time ký thỏa thuận nội dung dài hạn với OpenAI

(CLO) Tạp chí Time đã ký một thỏa thuận nội dung kéo dài nhiều năm với OpenAI để cung cấp cho nhà sản xuất ChatGPT quyền truy cập vào kho lưu trữ nội dung tin tức của mình, theo các công ty cho biết vào ngày 27/6.

Báo chí - Công nghệ
YouTube đàm phán với các hãng thu âm và ca sĩ để tạo nhạc AI

YouTube đàm phán với các hãng thu âm và ca sĩ để tạo nhạc AI

(CLO) YouTube đang đàm phán với các hãng thu âm và các nghệ sĩ nổi tiếng để đào tạo hợp pháp các trình tạo bài hát AI sắp ra mắt trong năm nay.

Báo chí - Công nghệ
Nghiên cứu: Deepfake chính trị đứng đầu trong danh sách sử dụng AI độc hại

Nghiên cứu: Deepfake chính trị đứng đầu trong danh sách sử dụng AI độc hại

(CLO) Theo nghiên cứu của Google DeepMind, trí tuệ nhân tạo (AI) đang được sử dụng để tạo ra hình ảnh giả mạo người nổi tiếng nhiều hơn là được sử dụng cho các cuộc tấn công mạng.

Báo chí - Công nghệ
Reddit cập nhật giao thức ngăn chặn AI đánh cắp nội dung

Reddit cập nhật giao thức ngăn chặn AI đánh cắp nội dung

(CLO) Nền tảng truyền thông xã hội Reddit cho biết hôm thứ Ba rằng họ sẽ cập nhật một tiêu chuẩn web để chặn việc tự động thu thập dữ liệu, sau những báo cáo cho thấy các công ty AI đang phớt lờ quy tắc để thu thập trái phép nội dung trên internet.

Báo chí - Công nghệ