Ngành Y tế “mổ xẻ” bất cập, tồn tại sau 9 năm thi hành Luật KCB

Thứ tư, 31/07/2019 21:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 29/7, tại TP.HCM, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, đại diện các cơ quan y tế và cơ sở KCB thuộc các tỉnh, thành khu vực phía Nam đã thảo luận về những vấn đề còn tồn tại, bất cập sau 9 năm thi hành Luật KCB.

Sự kiện: ngành Y

Theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, Luật KCB từ khi ra đời đến nay đã trải qua 9 năm thực hiện, trở thành “chỗ dựa” quan trọng giúp nền y tế nước nhà phát triển, giúp công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, sự thay đổi của mô hình bệnh tật, sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là nhu cầu KCB của người dân gia tăng mạnh, nên đã đến lúc phải nhìn lại những tồn tại, bất cập để kiến nghị sửa đổi một số nội dung của Luật KCB cho phù hợp.

Toàn cảnh hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

“Đây là Luật ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội, vì từ khi cất tiếng khóc chào đời đến lúc cờ trống xuôi tay đều liên quan đến Luật KCB. Do đó, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp là cần thiết”- Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến chia sẻ.

Qua khảo sát, thăm dò và lấy ý kiến các cơ quan y tế và cơ sở KCB trên cả nước, Bộ Y tế đã đưa ra những đánh giá, phân tích quan trọng về các mặt được và chưa được liên quan đến Luật KCB trong suốt 9 năm qua. Dựa trên những “mổ xẻ” trên các mặt hoạt động của lĩnh vực y tế cũng như ở từng góc khuất của hoạt động KCB, Bộ Y tế đã đưa ra hàng loạt kiến nghị sửa đổi Luật KCB.

Trước hết, để phù hợp tình hình mới, Luật KCB cần thay đổi hai khái niệm cơ bản nhất là “khám bệnh, chữa bệnh” và "chứng chỉ hành nghề". Theo đó, khái niệm “khám bệnh, chữa bệnh” trong Luật hiện hành chưa chưa bao quát hết các DVYT theo cách tiếp cận chăm sóc toàn diện (bao gồm cả chăm sóc y tế và phi y tế). Chưa phù hợp còn ở chỗ các dịch vụ cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh…) hiện không thuộc “cả khám bệnh lẫn chữa bệnh”.

Đối với khái niệm “chứng chỉ hành nghề”, Bộ Y tế cho rằng, hiện duy nhất chỉ có Việt Nam sử dụng khái niệm này, trong khi các nước khác gọi là "Giấy phép hành nghề". Để tương thích với tính chất và giá trị pháp lý, đã đến lúc xem xét đề nghị sửa đổi thành "Giấy phép hành nghề" cho phù hợp, vì chỉ khi nào gọi là "Giấy phép" mới có thể cấp phép hoặc rút phép, còn chứng chỉ thì chỉ là sự công nhận khi đương sự hoàn thành một trình độ nào đó.

Ngoài hai khái niệm cơ bản liên quan mật thiết đến hoạt động KCB và người hành nghề KCB, Bộ Y tế còn kiến nghị bổ sung một số khái niệm khác mà Luật KCB hiện hành chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ: Chăm sóc toàn diện, điều trị ban ngày, bác sĩ gia đình, cơ sở y tế phi lợi nhuận, sự cố y khoa. Đối với khái niệm “sự cố y khoa”, Bộ Y tế cho rằng rất cần thiết, vì trên thực tế, theo Luật KCB hiện hành, dù không do lỗi chuyên môn vẫn xem là sự cố y khoa và quy trách nhiệm nhân viên y tế. Vì vậy, sắp tới nên định danh 2 loại, một loại là sai sót không mong muốn và một loại là sai sót chuyên môn.

Thứ đến là kiến nghị sửa đổi Luật KCB liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề. Điểm nhấn của kiến nghị này là sẽ mở rộng đối tượng được cấp chứng chỉ (cử nhân tâm lý, cử nhân tâm lý lâm sàng, cử nhân xạ trị, thư ký y khoa, nhân viên y tế học đường, cử nhân dinh dưỡng, kỹ sư sinh học, kỹ sư hóa học, cử nhân khúc xạ, chỉnh quang viên, kỹ thuật viên khúc xạ…). Đáng chú ý, Bộ Y tế cho rằng, các nước cấp "Giấy phép hành nghề" thường có thời hạn từ 1-3 năm. Còn Luật KCB của ta hiện nay không quy định thời hạn chứng chỉ hành nghề, dẫn đến việc khó giám sát người hành nghề còn đủ điều kiện hành nghề hay không.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến thông tin rằng, có trường hợp “ốm liệt giường vẫn hành nghề KCB” (chỉ đứng tên, người khác làm thay). Vì vậy, đây là kiến nghị thực sự cần thiết. Lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ vấn đề thời hạn chứng chỉ hành nghề (hoặc giấy phép hành nghề sau này), Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nói rằng, vấn đề “hành nghề suốt đời” như hiện nay khiến địa phương gặp khó trong quản lý, vì “đóng cửa cơ sở KCB sai phạm này thì lại mở cơ sở KCB khác để tiếp tục hành nghề”.

Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB là nội dung kiến nghị sửa đổi Luật KCB hiện hành. Theo Bộ Y tế, hiện nay giấy giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB “không có thời hạn”, không còn phù hợp với những thay đổi thường xuyên, liên tục của cơ sở KCB. Bộ Y tế cũng dẫn chứng rằng, ở các nước khác, giấy phép hoạt động của cơ sở KCB thường có thời hạn 5 năm. Nhưng với bối cảnh quản lý nhà nước của Việt Nam, các ý kiến đề nghị, trong giai đoạn hiện nay giấy phép sau 10 năm cần thẩm định và cấp lại là phù hợp.

Cùng với những kiến nghị nói trên, Bộ Y tế còn đưa ra các kiến nghị sửa đổi Luật KCB liên quan đến: Các hành vi bị nghiêm cấm; quyền và nghĩa vụ của người bệnh; các quy định chuyên môn kỹ thuật trong KCB; giải quyết tranh chấp trong KCB; ứng dụng CNTT trong KCB; an ninh BV…

Thanh Giang

Tags:

Tin khác

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

(CLO) Sau một năm kinh doanh khó khăn, lợi nhuận Quý 1/2024 của Ô tô Hàng Xanh - Haxaco (HAX) đã có sự tăng trưởng trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm