Ngày 14/5: Ghi nhận 1.895 ca nhiễm COVID-19 mới

Thứ bảy, 14/05/2022 18:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 13/5 đến 16h ngày 14/5, hệ thống y tế cả nước đã ghi nhận 1.895 ca nhiễm COVID-19 mới, giảm 331 ca so với ngày trước đó tại 46 tỉnh, thành phố.

Số ca mắc COVID-19 giảm

Các tỉnh ghi nhận số ca mắc nhiều có Hà Nội (489), Nghệ An (115), Quảng Ninh (95), Vĩnh Phúc (92), Phú Thọ (92), Yên Bái (86), Tuyên Quang (81), Thái Bình (66), Quảng Bình (54), Bắc Kạn (52);

Lào Cai (51), Thái Nguyên (47), TP. Hồ Chí Minh (45), Hà Nam (41), Lâm Đồng (38), Lai Châu (34), Nam Định (30), Đà Nẵng (27), Lạng Sơn (26), Ninh Bình (24), Hưng Yên (22), Hà Tĩnh (22), Đắk Nông (22).

ngay 14 5 ghi nhan 1895 ca nhiem covid 19 moi hinh 1

Hiện nay số bệnh nhân mắc COVID-19 mới ngày một giảm.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 2.589 ca/ngày.

Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.695.036 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.069 ca nhiễm).

Cũng theo Bộ Y tế, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 5.563 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi 9.349.592 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 340 ca. Số bệnh nhân tử vong từ 17h30 ngày 13/5 đến 17h30 ngày 14/5 ghi nhận 2 ca tử vong tại.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua 1 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.065 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ứng dụng y học cổ truyền điều trị hậu COVID-19

Số ca mắc COVID-19 tăng cao đỉnh điểm trong đợt bùng phát thứ tư vừa qua, vấn đề người bệnh quan tâm hiện nay là hậu COVID, với nhiều triệu chứng bất thường xuất hiện sau một thời gian khỏi bệnh.

Tại nhiều bệnh viện đã thiết lập thêm giường bệnh để điều trị cho bệnh nhân hậu COVID. Trong đó, điều trị hậu COVID, y học hiện đại khuyến cáo dùng vitamin tổng hợp như vitamin nhóm B như magieB6 và vitamin C từ 20-30 ngày dù người bệnh có hay không có triệu chứng sau khi khỏi.

Bên cạnh đó, khuyến cáo tăng cường ăn nhiều hoa quả, nước ép, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tập các bài tập hỗ trợ để phục hồi đường hô hấp, tiêu hóa...

Với y học cổ truyền, có rất nhiều bài tập khí công dưỡng sinh để phục hồi cho bệnh nhân liên quan đến vấn đề hô hấp, bệnh nhân đau nhức xương khớp, bệnh nhân mất ngủ do stress... Đồng thời, liệu pháp xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, ngâm chân xông hơi thuốc bắc... sẽ điều trị các triệu chứng hậu COVID với hiệu quả cao.

Đại tá, ThS.BS Quách Quang Tho, Chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân Y 354, cho biết, thời điểm các bệnh viện trở lại tiếp nhận người bệnh theo trạng thái "bình thường mới", có tới hơn một nửa số ca vào điều trị tại khoa là do hậu COVID. Các triệu chứng phổ biến là người bệnh đau đầu mất ngủ, ho kéo dài...

Mỗi đợt điều trị kéo dài 2 tuần, tuy nhiên, tùy từng trường hợp bệnh nhân, có người xuất viện trở về với công việc chỉ sau một tuần và có người sau 2 tuần lại tái nhập viện để điều trị.

"Thông thường người bệnh mất ngủ sẽ sinh ra đau đầu, đau mỏi cơ khớp... Người bệnh vào viện sẽ được điều trị kết hợp Đông y và Tây y. Khi vào viện, tâm lý người bệnh đã yên tâm hơn. Với triệu chứng mất ngủ, chúng tôi dùng các bài thuốc Đông y để điều trị chứng mất ngủ. Bệnh nhân đau mỏi cơ khớp được điều trị xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, ngâm chân xông hơi thuốc bắc giúp người bệnh thư giãn và sức khoẻ dần trở lại bình thường", Ths.BS Quách Quang Tho cho biết.

Theo BS Tho, thời kỳ chưa mắc COVID-19, người bệnh không có các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, đau mỏi xương khớp..., nhưng sau khi khỏi các triệu chứng này xuất hiện và được xác định là hậu COVID. Điều trị hậu COVID, Đông y có những bài thuốc cổ phương và các kỹ thuật không dùng thuốc. Cụ thể tùy theo triệu chứng của người bệnh: Bệnh nhân mất ngủ được điều trị bằng các vị thuốc an thần, bệnh nhân đau mỏi xương khớp có các bài thuốc lưu thông khí huyết và dưỡng khớp. Với đau đầu có vị thuốc giảm đau tăng tuần hoàn não..."

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe