Ngày 19/3: Số ca mắc COVID-9 mới giảm, Hà Nội còn 21.071 ca

Thứ bảy, 19/03/2022 18:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 18/3 đến 16h ngày 19/3 ghi nhận 150.618 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh.

Số ca mắc COVID-19 tiếp tục giảm

Các tỉnh, thành ghi nhận số ca bệnh nhiều là Hà Nội (21.071), Nghệ An (11.099), Phú Thọ (6.681), Hải Dương (4.938), Lạng Sơn (4.713), Tuyên Quang (4.598);

 Lào Cai (4.587), Đắk Lắk (4.466), Vĩnh Phúc (3.990), Hòa Bình (3.986), Sơn La (3.652), Bắc Ninh (3.612), Bắc Giang (3.495);

Quảng Bình (3.280), Thái Bình (3.231), Yên Bái (3.152), Điện Biên (2.905), Hưng Yên (2.887), Cao Bằng (2.858), Quảng Ninh (2.794), Thái Nguyên (2.774), Bình Định (2.696), Cà Mau (2.606), Bến Tre (2.425).

ngay 19 3 so ca mac covid 9 moi giam ha noi con 21071 ca hinh 1

Hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Ngày 19/3/2022, Sở Y tế Hà Nội đăng ký bổ sung 190.000 ca, Sở Y tế Nam Định đăng ký bổ sung 48.861 ca và Sở Y tế Bắc Ninh đăng ký bổ sung 35.250 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.791.841 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 78.878 ca nhiễm).

Trong ngà, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh 129.434 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi 3.991.393 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.691 ca. Từ 17h30 ngày 18/3 đến 17h30 ngày 19/3 ghi nhận 77 ca tử vong.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Bộ Y tế khẳng định EVUSHELD là thuốc, không phải là "siêu vắc-xin"

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) phát đi thông tin khẳng định: EVUSHELD là thuốc, không phải là "siêu vắc-xin", không được phép sử dụng EVUSHELD để dự phòng Covid-19 cho các đối tượng có thể tiêm vắc-xin.

Chiều 18/3, thông tin từ Cục Quản lý dược cho biết, để đa dạng nguồn cung thuốc phòng và điều trị Covid-19, ngày 2/3, Bộ Y tế đã căn cứ các quy định hiện hành để cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc EVUSHELD đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở khám chữa bệnh.

Cho đến nay, EVUSHELD đã được cấp phép lưu hành trong tình trạng khẩn cấp tại một số quốc gia như: Mỹ, Pháp, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Bahrain...

Bản chất, EVUSHELD gồm 1 liều kháng thể đơn dòng tixagevimab và 1 liều kháng thể đơn dòng cilgavimab. Việc sử dụng thuốc cần phải được bác sĩ đánh giá thỏa đáng và sàng lọc chặt chẽ trước khi được xác định là đối tượng sử dụng phù hợp.

Một liều thuốc được chỉ định để dự phòng mắc bệnh Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng (với các dữ liệu hiện có) cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40 kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm SARS-CoV-2 và không có tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2 được xác định.

F0 tái nhiễm điều trị như thế nào?

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP.HCM cho biết, quá trình điều trị F0 lần đầu và tái nhiễm không liên quan nhiều với nhau. Mỗi lần điều trị sẽ được coi là một lần mắc bệnh mới. Việc điều trị và sử dụng thuốc như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng thực tế của từng ca bệnh. Vậy nên khi bị tái nhiễm chúng ta không nên sử dụng lại đơn thuốc cũ.

Thông thường những trường hợp đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ nhưng tái nhiễm thì nguy cơ chuyển nặng thấp hơn rất nhiều so với người chưa được tiêm vaccine và nhiễm lần đầu.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ thêm nếu như tái nhiễm thì chúng ta nên điều trị theo nguy cơ của người nhiễm. Theo đó, có thể điều trị bằng thuốc đặc trị Molnupiravir và điều trị theo triệu chứng. Nếu như ho thì có thể dùng thuốc ho, sốt thì  dùng thuốc hạ sốt.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe