Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21: Đi tìm diện mạo thơ Việt Nam hôm nay

Thứ năm, 09/02/2023 09:43 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thơ hiện nay đang như thế nào? Thơ hiện nay nên như thế nào? Đó là những trăn trở được các nhà thơ và những người yêu thơ đưa ra bàn luận thẳng thắn tại Tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay” - sự kiện mở màn Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 vừa diễn ra tại Hà Nội.

Qua 3 năm tạm hoãn vì dịch COVID-19, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 trở lại với nhiều cái mới. Sau 20 lần tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, đây là lần đầu tiên Ngày thơ diễn ra tại địa điểm mới - một không gian được thiết kế công phu, chuyên nghiệp tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Buổi tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay” sáng ngày Rằm tháng Giêng cũng là một hoạt động trước đây chưa từng tổ chức.

Bạn đọc quay lưng với thơ

Phát biểu đề dẫn, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Bình Phương khẳng định, cuộc tọa đàm khuôn hẹp về không gian, thời gian nhưng không khuôn hẹp về vấn đề. Đó là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Thơ là gì và thơ có giá trị như thế nào đối với đời sống? Những người tổ chức mong muốn các nhà thơ, những người yêu thơ, người nghiên cứu thơ cùng bàn luận về hình dáng, diện mạo, sức vóc của thơ hôm nay ra sao và thơ ngày hôm nay ở đâu, nó có giá trị gì trong một thời đại phong phú nhưng cũng hết sức phức tạp hiện nay…

ngay tho viet nam lan thu 21 di tim dien mao tho viet nam hom nay hinh 1

Không gian Đường thơ của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Đình Trung

Nhà thơ Trần Anh Thái - Chủ tịch Hội đồng thơ (Hội Nhà văn Việt Nam) đánh giá, thơ ca những năm gần đây đã có một đời sống mới, một diện mạo mới, đa thanh, đa diện, phong phú, sinh động với vô vàn các quan niệm về nghệ thuật, các khuynh hướng, các phong cách sáng tác… Thơ hiện nay mang hơi thở mới, mỹ cảm mới, chức năng mới với muôn hình vạn trạng; cách thể hiện cũ, mới, quen lạ... Các nhà thơ đi sâu vào khám phá bản thân, nhưng vẫn luôn nghĩ đến những vấn đề nhức nhối, thậm chí những vấn đề lớn lao của đất nước, về sự mất còn của dân tộc, về thân phận con người trong cuộc sống hôm nay…

Thế nhưng điều đáng mừng ấy vẫn khiến những người làm thơ và người yêu thơ không tránh khỏi những lo lắng, khi số lượng người làm thơ rất đông, thơ xuất bản nhiều nhưng xã hội lại “bội thực” thơ dở.

“Không ít người cho rằng thơ ca nói riêng, văn học nói chung đang hỗn loạn. Các giá trị thật giả, đúng sai bị đánh tráo. Thơ chất lượng thấp, giải thưởng, danh hiệu tràn lan. Cái đích thực bị khuất lấp, chìm vào im lặng”, nhà thơ Trần Anh Thái nói thêm.

Đồng quan điểm, nhà thơ Vũ Quần Phương cũng cho rằng, hiện nay số lượng các nhà thơ phải tính bằng đơn vị vạn và các tập thơ xuất bản hàng năm cũng phải tới đơn vị nghìn. Thế nhưng, đời sống thơ ca lại đang diễn ra nghịch lý, đó là “số người làm thơ tăng lên, sách thơ xuất bản tăng lên nhưng người đọc thơ lại giảm đi, giảm chưa từng có”.

Nhà thơ Trần Anh Thái nhìn nhận, bạn đọc lạnh nhạt với thơ là có thật, thậm chí quay lưng lại với thơ cũng là thật. Dù tôn trọng thơ, yêu thơ đến mấy, ông cũng phải thừa nhận, đó là sự thất bại của thơ.

Tuy nhiên, bạn đọc không đọc thơ thì không phải lỗi ở họ. Theo ông Thái, lỗi không thuộc bạn đọc thì đương nhiên thuộc về nhà thơ và rộng hơn nữa là cả những người làm công việc liên quan đến thơ như các tờ báo in thơ, các nhà xuất bản, các nhà quản lý về văn hóa nghệ thuật, rồi cơ chế, chính sách cũng góp phần dẫn đến những cái hay cũng như cái dở của thơ.

Thiếu vắng những tác phẩm độc đáo, xuất sắc

Về sự cách tân trong thơ, nhà thơ Trần Anh Thái cho rằng, sự đổi mới chưa bao giờ tự do, sôi động như hiện nay, tuy nhiên nhiều tác phẩm phá cách đến mức “loạn thẩm mỹ”, gây khó hiểu chứ không mang lại giá trị nghệ thuật.

Cho rằng thơ bị thờ ơ còn vì sự đi xuống của văn hoá đọc, nhà biên kịch, nhà thơ Nguyễn Hiếu lý giải, thơ hiện nay đa phần là những cảm xúc riêng tư với những đề tài quá cũ, không gắn bó gì đến suy nghĩ, tâm tư của con người trong thời buổi xã hội có nhiều biến động. Một vài nhà thơ tìm đến những đề tài lớn như tình yêu Tổ quốc, nhưng lại tạo ra các bài thơ với những câu từ sáo rỗng giống như khẩu hiệu. Về nghệ thuật thì hơn ba thập kỷ qua chưa có sáng tạo nào mới, chưa có nhà thơ nào nổi trội. Hiện tượng thơ “lẫn nhau”, thơ “giống nhau” ngày càng phổ biến.

ngay tho viet nam lan thu 21 di tim dien mao tho viet nam hom nay hinh 2

Độc giả tham quan không gian trưng bày giới thiệu về các nhà thơ tại “Nhà ký ức”. Ảnh: Đình Trung.

“Thơ ca hiện nay thiếu vắng những tác phẩm độc đáo xuất sắc, các nhà thơ chưa tạo được phong cách riêng mà viết từa tựa giống nhau”, nhà thơ Nguyễn Hiếu chia sẻ.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thanh Tâm nêu ra 4 nguyên nhân khiến cho thơ hôm nay bị “đuối”. Thứ nhất, thơ Việt Nam hiện nay đang rơi vào tình trạng “suy” tư tưởng khi các nhà thơ không có những mối bận tâm lớn. Thứ hai, thơ bị “suy” về văn hóa khi “chúng ta đang quá xem thường thơ”. Thứ ba là sự suy thoái về giá trị phổ quát. Người làm thơ chỉ quẩn quanh với nỗi riêng tư, thế giới của mỗi người, không chạm gặp, giao tiếp được với nhau, trong khi thơ hay ở chỗ “nhìn thấy non cao vực thẳm”, nhìn thấy nhịp điệu tâm hồn mình trong tâm hồn kẻ khác.

“Thứ tư, thơ ca đang bị giá trị đại chúng giết chết. Chúng ta chạy theo những thứ ăn nhanh, dễ đăng, dễ đọc mà không dừng lại trăn trở với chữ, với nghĩa, với hình tượng, với tư tưởng. Điều đó cũng đang làm thứ thơ dễ dãi phát triển”, TS. Nguyễn Thanh Tâm phát biểu.

Giá trị của thơ nằm ở sự vĩnh hằng - hướng con người tới những điều tốt đẹp

Vậy, thơ ca hiện nay nên như thế nào để đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội? Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến khẳng định, giá trị của thơ là đi vào tận cùng đau khổ của con người để khơi lên niềm hy vọng. Ông cho rằng, khi sáng tạo thi ca, điều đáng quan tâm nhất chính là phẩm chất thơ luôn phải hướng tới nhân sinh, những vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc, sống còn của con người hiện đại; hướng tới tình yêu quê hương đất nước trong cội nguồn dân tộc Việt.

Bàn sâu hơn về nghệ thuật, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho rằng, căn cốt nhất trong sáng tạo thi ca là phát hiện, xây dựng các tứ thơ. Một bài thơ đích thực cần có ba yếu tố: cảm xúc, ý tưởng và tứ thơ. Về cách biểu đạt, tứ thơ phải tạo nên một trường thẩm mỹ mới về thanh âm, ngữ điệu, ngôn từ, hình ảnh; hình thức, vần luật chỉ là phương tiện để truyền tải tư tưởng.

ngay tho viet nam lan thu 21 di tim dien mao tho viet nam hom nay hinh 3

Bạn đọc yêu thơ trao đổi bên lề tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay”. Ảnh: Đình Trung

“Cách tân không có nghĩa là mang lại sự mù mờ, rắc rối đến không thể cắt nghĩa nổi cảm xúc. Cái mới trong thơ không cần đến sự trình diễn cầu kỳ bằng cấu trúc lạ mà là phát hiện mới trong suy tưởng, làm sao để người đọc soi vào đấy thấy mình, thấy những vấn đề của con người trong nhiều chiều”, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nêu quan điểm.

Nhà thơ Đoàn Văn Mật cũng cho rằng câu chữ sáng tạo độc đáo có thể tạo ra những “khoái cảm” nhất thời cho bạn đọc, nhưng giá trị văn chương nghệ thuật vốn không nằm trong những khoái cảm nhất thời đó, mà nó nằm ở sự vĩnh hằng - hướng con người đến những điều tốt đẹp. Chỉ có như thế mới tạo nên sự vững bền cho thơ ca và nhà thơ mới hoàn thành sứ mệnh của mình.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khẳng định, thơ Việt Nam có thành tựu lớn, tác động đến tình cảm, nhân cách con người và có sức thẩm thấu, vươn xa… Ông cũng cho rằng, cần tôn trọng người làm thơ hiện đại, cổ vũ, tạo điều kiện cho họ sáng tác. Về việc xuất bản thơ, cần có cách quản lý chặt chẽ, khéo léo để tạo điều kiện cho những nhà thơ không chuyên phát triển.

Còn theo nhà thơ Nguyễn Bình Phương, hiện nay con người có cuộc sống sung túc hơn, nhưng họ lại phải đối mặt với nhịp sống nhanh, căng thẳng, sự cạnh tranh mạnh mẽ... Do đó, thơ ca luôn phải hướng về ánh sáng của cái thiện, phải phản ánh cái đẹp trong một xã hội ngày càng ích kỷ, thực dụng.

“Khi đại dịch qua đi, đường phố lại trở lại nhịp đông cuồn cuộn, tôi lại nghĩ thơ ca có giúp cho dòng người đang cuồng nhiệt chảy kia giảm tốc độ lại không? Thơ có giúp con người sau cơn đại dịch ghê gớm như thế có đủ bình tĩnh nhìn ra vẻ đẹp của người bên cạnh hay không?” - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam trăn trở.

Thế Vũ

Tin mới

Vụ xe rác rơi xuống cầu Bình Thành ở Huế: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên

Vụ xe rác rơi xuống cầu Bình Thành ở Huế: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên

(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.

Đời sống
Sắp diễn ra đại sự kiện Honda Thanks Day 2024 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Sắp diễn ra đại sự kiện Honda Thanks Day 2024 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…

Xe
Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian

Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian

(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".

Tiêu điểm Quốc tế
Nâng cao chất lượng, đạo đức nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam

Nâng cao chất lượng, đạo đức nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam

̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.

Công luận 24H
Thủ tướng Đức tiếp tục tái tranh cử bất chấp sự ủng hộ giảm sút

Thủ tướng Đức tiếp tục tái tranh cử bất chấp sự ủng hộ giảm sút

(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz ứng cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp sự ủng hộ kém mạnh mẽ trong đảng của ông.

Thế giới 24h
COP29 kéo dài thêm thời gian do các nước nghèo từ chối lời đề nghị 250 tỷ USD

COP29 kéo dài thêm thời gian do các nước nghèo từ chối lời đề nghị 250 tỷ USD

(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu
Quần thể danh thắng Tràng An nhận giải thưởng 'Điểm đến có ảnh hưởng' 2024

Quần thể danh thắng Tràng An nhận giải thưởng 'Điểm đến có ảnh hưởng' 2024

(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.

Du lịch
Hai đội Serie A tranh giành Zirkzee

Hai đội Serie A tranh giành Zirkzee

(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.

Video - Giải trí
Lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt 183.856 tỷ đồng

Lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt 183.856 tỷ đồng

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.

Giao thông
Tôn vinh những nỗ lực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

Tôn vinh những nỗ lực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.

Giao thông
Phấn đấu hoàn thành dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven theo biển đúng mục tiêu đề ra

Phấn đấu hoàn thành dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven theo biển đúng mục tiêu đề ra

(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.

Giao thông
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Thắt chặt tình đoàn kết, xây dựng Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Thắt chặt tình đoàn kết, xây dựng Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh

(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Tin tức
Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Ông Trump được hoãn xử vô thời hạn 'vụ án 34 tội danh', gần như đã hết tội

Ông Trump được hoãn xử vô thời hạn 'vụ án 34 tội danh', gần như đã hết tội

(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.

Thế giới 24h
Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung giải quyết các 'điểm nghẽn' thể chế

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung giải quyết các 'điểm nghẽn' thể chế

(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.

Đời sống văn hóa
Hàng loạt di tích mở cửa miễn phí trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Hàng loạt di tích mở cửa miễn phí trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

(CLO) Nhân Ngày di sản Văn hoá Việt Nam 23/11, hàng loạt di tích lịch sử thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp tất cả du khách tới tham quan.

Đời sống văn hóa
Trưng bày cổ vật Đông Sơn được phát hiện ở Vĩnh Phúc

Trưng bày cổ vật Đông Sơn được phát hiện ở Vĩnh Phúc

(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.

Đời sống văn hóa
Liên hoan phim hoạt hình 'Dòng khát vọng' chính thức khai màn

Liên hoan phim hoạt hình 'Dòng khát vọng' chính thức khai màn

(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).

Đời sống văn hóa
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với nhiều điểm mới nổi bật

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với nhiều điểm mới nổi bật

(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1

Khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1

(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30: Định hướng phát triển công nghiệp văn hóa như một ngành kinh tế mũi nhọn

Hội nghị triển khai Chỉ thị 30: Định hướng phát triển công nghiệp văn hóa như một ngành kinh tế mũi nhọn

(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đời sống văn hóa