Google tinh chỉnh Gemini: Cấu trúc lại giao diện, tăng trải nghiệm người dùng
(CLO) Google cải tiến ứng dụng Gemini với giao diện tối ưu, giảm lộn xộn, hợp nhất menu, và thiết kế thẻ hiện đại, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.
Theo dõi báo trên:
Đại dịch Covid-19 đã khiến toàn nhân loại gần như tê liệt trong suốt 2 năm qua. Và khi thảm họa có tác động sâu rộng trên hành tinh này chưa kịp lắng xuống, thì nỗi ám ảnh mới lại xuất hiện. Đó là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tại phía đông châu Âu, cũng đã làm lay chuyển mọi ngóc ngách trên thế giới, khiến giá năng lượng, thực phẩm và cả phân bón tăng lên một cách chóng mặt; ảnh hưởng ngay cả tới những người tưởng như đã xa rời với thế giới hiện đại nhất.
Đó là chưa kể những thách thức về sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, các cuộc chiến thương mại, xung đột địa chính trị giữa Trung Quốc và phương Tây. Song điều đáng lo hơn cả khi bao trùm lên các cuộc khủng hoảng này còn chính là một một cuộc khủng hoảng mang tính tổng thế hơn, to lớn hơn nhiều. Đó chính là cuộc khủng hoảng trầm trọng về biến đổi khí hậu, mà nếu không được giải quyết kịp thời thì tác động của nó có thể còn thảm khốc hơn nhiều cuộc chiến ở Ukraine hay đại dịch Covid-19.
Chỉ mới đầu tháng này, Liên Hợp Quốc đã đưa ra lời cảnh báo về sự biến đổi khí hậu, mà theo đó nếu chúng ta không hành động ngay vào lúc này thì không còn cơ hội để cứu vãn. Cụ thể, Uy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ (IPCC) cho biết lượng khí thải phải đạt đỉnh trước năm 2025 và giảm mạnh sau đó để duy trì mục tiêu giữ trái đất không nóng hơn quá 2 độ C mà hiệp định Paris 2015 đặt ra. “Chúng ta đang ở ngã ba đường. Các quyết định mà chúng ta đưa ra bây giờ sẽ cho thấy một tương lai có thể sống được hay không", giám đốc Hoesung Lee của cơ quan này tuyên bố.
Như đã biết, mục tiêu chính của các chiến dịch chống biến đổi khí hậu của nhân loại trong những năm qua là ngăn trái đất không ấm hơn quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hiện ngưỡng này đã vào khoảng 1,2 đến 1,3 độ C. Và theo Liên Hợp Quốc, nếu không giảm mạnh lượng phát thải gây ra hiệu ứng nhà kính ở các quốc gia công nghiệp trước năm 2030, thì mục tiêu này sẽ là “bất khả thi”.
Thậm chí, ngay cả mục tiêu ngăn trái đất ấm hơn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp như hiệp định Paris 2015 đưa ra cũng khó có thể đạt được nếu như các nền kinh tế hàng đầu thế giới không thôi phả những cột khói khổng lồ lên bầu trời.
Cụ thể, để đạt được mục tiêu nói trên, lượng khí thải hàng năm cần giảm 1,5 tỷ tấn CO2 từ năm 2030 đến năm 2050. Lưu ý, đây chính là mức tương đương khi nền kinh tế thế giới gần như hoàn toàn tê liệt vào 2020 khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng nổ. Hay một phân tích khác là để giữ cho nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C, lượng khí thải phải đạt đỉnh trước năm 2025 và bắt đầu phải giảm xuống. Đó dường như là một mục tiêu quá khó khăn.
Mới vào năm ngoái, chỉ một năm sau khi đại dịch Covid-19 có phần lắng xuống, thì các nhà máy, các tập đoàn khai thác nhiên liệu hóa thạch đã hoạt động hết công suất. Và kết quả là các cột khói trên khắp thế giới đã lại không ngừng phả khí thải vào hành tinh này. Để rồi vào năm 2021, lượng khí thải đã phục hồi lên mức kỷ lục như trước đại dịch là đạt hơn 40 tỷ tấn CO2.
Có thể nói, chưa bao giờ trái đất lại phải chịu nhiều thách thức như hiện nay. Khi mà hành tinh xanh của chúng ta đã gần như đã đạt đến ngưỡng giới hạn, thì nó đã phải chịu nhiều đòn giáng cùng một lúc. Cuộc khủng hoảng năng lượng xuất phát từ cuộc chiến giữa Nga -Ukraine mà kéo theo nó là các lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây đối với Nga, đã khiến cho các sản phẩm năng lượng, phần lớn từ nhiên liệu hóa thạch - kẻ thù của biến đổi khí hậu - được săn đón hơn bao giờ hết.
Do giá cả tăng lên và sự khan hiếm, nên gần như mọi mỏ dầu, mỏ than trên khắp thế giới đều hoạt động hết công suất đề bù đắp sự thiếu hụt. Chỉ mới tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu khởi động lại tất cả các nhà máy khai thác dầu thô trên đất công. Có thể nói, chưa bao giờ châu Âu nói riêng, thế giới nói chung lại cảm thấy phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên, nhiên liệu hóa thạch và dầu thô như vào thời điểm này.
Và giờ hãy bàn đến việc nếu trái đất nóng lên 1,5 độ C và đặc biệt 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp thì sẽ ra sao? Nó sẽ khiến hàng tỷ mét khối băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan chảy và nhấn chìm một lãnh thổ đồng bằng rộng lớn trên hành tinh này, từ Đông Nam Á (gồm Việt Nam của chúng ta) cho đến các bờ biển Bắc Mỹ, khu vực Amazon của Brazil, cho đến các sa mạc ở châu Phi.
Đó là một viễn cảnh đã hiển hiện trước mắt, khiến người Indonesia buộc phải chuyển thủ đô đến vùng đất cao hơn khỏi Jakarta - nơi được khẳng định chắc chắn sẽ bị nước biển nhấn chìm 1/3 diện tích chỉ trong một vài thập kỷ tới, nếu như trái đất nóng lên theo tốc độ hiện tại.
Biến đổi khí hậu tất nhiên không chỉ khiến mức nước biển tăng lên, mà còn thay đổi hoàn toàn các quy luật tự nhiên đã tồn tại suốt hàng nghìn năm qua - chứ không muốn nói là hàng triệu năm qua, trước khi con người phả những cột khói khổng lồ vào tầng khí quyển mong manh của hành tinh xanh này.
Nó sẽ khiến thay đổi quy luật của cây trồng, khiến mùa vụ thất thu, khiến quá trình sa mạc hóa ngày càng trầm trọng, tạo nên những cơn bão, những đợt mưa lũ, hạn hạn khủng khiếp. Đó là những điều mà thế giới vốn đã thường xuyên được chứng kiến trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2021 vừa rồi. Lý do đơn giản, biến đổi khí hậu là một hành động phá hoại quy luật đồng điệu của thiên nhiên, nên chắc chắn sẽ gây ra những điều bất thường mang tính tiêu cực.
Bởi vậy, dù có phần muộn màng, nhưng sự kiện Ngày Trái đất vào hôm nay là một cơ hội để nhân loại hành động mạnh mẽ hơn nhằm bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta. "Không ai trong chúng ta có thể làm điều đó một mình. Điều đó khá lố bịch. Vấn đề là rất lớn", nhà hoạt động vì môi trường Jane Goodall đã từng tuyên bố như vậy tại Hội nghị thượng đỉnh về bảo tồn thiên nhiên 2021.
Và cuối cùng, Tổ chức Toàn cầu Ngày Trái đất cũng đã đưa ra chủ đề cho Ngày Trái đất năm 2022 này là "Hãy đầu tư vào hành tinh của chúng ta", bởi đây chính là sự đầu tư cần thiết và sinh lời nhất cho tương lai của chúng ta!
Hải Anh
(CLO) Google cải tiến ứng dụng Gemini với giao diện tối ưu, giảm lộn xộn, hợp nhất menu, và thiết kế thẻ hiện đại, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.
(CLO) Chiều 25/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và bà Desislava Radeva, Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt-Bun (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 25/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự.
(CLO) Tại cuộc thăm, làm việc tại trụ sở tập đoàn AP Moller Maersk (Maersk), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chiến lược của Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero, cũng như xây dựng hệ thống hạ tầng cảng biển và logistic công suất lớn, cũng như xây dựng đội tàu vận tải biển.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác chiến lược, lâu dài với Ericsson, Ericsson có thể đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm hợp tác, đầu tư và là nơi thí điểm để thực hiện các ý tưởng mới, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các tập đoàn lớn khác.
(CLO) Tối 25/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ của Đảng ủy Khối.
(CLO) Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
(CLO) Đang đi trên đường, cụ ông 70 tuổi bất ngờ bị gã thanh niên hàng xóm dùng gậy gỗ đánh chết. Tại tòa, kẻ gây án đã khai ra động cơ phạm tội.
(CLO) Ngày 25/11, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đang tạm giữ ông Bùi Đức Hiếu (SN 1981, nguyên Chủ tịch UBND phường Hàng Kênh) vì có liên quan đến ma túy
(CLO) Được đầu tư với kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng nhưng hiện gói thầu xây lắp giá trị lớn nhất hơn 1.725 tỷ đồng của dự án hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được nhà thầu thi công.
(CLO) Quân đội Nga đã bắt giữ một công dân Anh đang chiến đấu cùng quân đội Ukraine tại khu vực Kursk mà Ukraine chiếm đóng một phần, theo hãng thông tấn TASS đưa tin hôm 25/11, trích dẫn nguồn tin giấu tên trong lực lượng thực thi pháp luật.
(CLO) CEO TikTok Shou Chew gặp Elon Musk để tìm kiếm tư vấn đối phó thách thức tại Mỹ. ByteDance đối mặt nguy cơ cấm TikTok, trong khi nỗ lực pháp lý vẫn tiếp diễn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 26/11, khu vực Bắc Bộ trời chuyển rét do ảnh hưởng từ không khí lạnh, trời có mưa rào rải rác. Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to. Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng Bình Định, Phú Yên từ đêm 26/11 có mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to.
(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM vừa ký Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
(CLO) Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) đang mời thầu nhà đầu tư thực hiện dự án trạm dừng nghỉ Km41+500 thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.
(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?