Ngày xuân chọn người xông đất, chọn hướng xuất hành

Thứ sáu, 03/04/2015 23:14 PM - 0 Trả lời

Ngày xuân chọn người xông đất, chọn hướng xuất hành

Báo Công luận

Chúc mừng năm mới!

Tục lệ xông đất và xuất hành đầu năm đã có lâu đời. Với quan niệm ngày Mùng một "khai trương" một năm mới, nếu ngày này mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Cho nên ngay từ cuối năm, mọi người đều tìm xem những người bà con hay láng giềng “tốt vía”, tính tình vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ xông đất, nhờ các nhà nho, nhà sư xem hướng xuất hành.

Hiện nay, ngoài việc xem hướng xuất hành, chọn người xông đất theo cách truyền thống, người ta còn được sự trợ giúp của máy tính điện tử.

Cầu mong may mắn thuận lợi trong năm mới qua tục xông đất hay xuất hành đầu năm có thể thấy được khát vọng về sự thịnh vượng, an khang của người Việt. Đó cũng là nét văn hóa và là lời răn ngầm về sự cẩn trọng, tránh chuyện va chạm, xô bồ trong cách sống của người xưa.

Nhưng gần đây đã có những biểu hiện thái quá trong việc áp dụng tục lệ này. Nhiều người đi xem bói toán, nghe lời thầy bói phán vô căn cứ để rồi chuốc lấy lo âu. Người khác thì sử dụng dịch vụ thuê người đến xông nhà nhưng phải “ngậm bồ hòn” vì bên cho thuê sai hẹn, sai người, thậm chí còn bị kẻ gian lợi dụng để làm việc xấu…

Không phải không có lý khi một số người am hiểu văn hóa, phong tục cổ truyền của người Việt cho rằng: Người được chọn xông nhà chỉ cần có tính tình xởi lởi, thoáng đạt, vui vẻ sẽ tạo không khí hòa hợp tốt lành cho gia chủ. Chỉ cần tránh những người khó tính, gia đình khó khăn khi chứ không nên quá khắt khe tìm kiếm đúng tuổi người xông nhà.

Theo phong tục cổ truyền, ý nghĩa của việc chọn giờ, chọn hướng xuất hành đầu năm chỉ đơn giản là khi đi lễ, người ta kén giờ, đi đúng hướng để gặp may mắn quanh năm. Ngày Tết, mọi người đều giữ mình, từ cách nói năng, giao tiếp cho đến ăn mặc, đi đứng đều thể hiện sự trang nghiêm, dịu dàng, hòa nhã.

Trải qua bao biến động thăng trầm, nhiều phong tục, tập quán đã được thời gian sàng lọc. Kế thừa và phát huy những tinh hoa, nét đẹp văn hóa trong phong tục tập quán đó, tránh xu hướng lai căng hay thái quá đều là việc làm cần thiết.

Công luận

Bạn chọn hướng xuất hành như thế nào trong ngày Mùng một Tết này?
Bạn có suy nghĩ gì về tục lệ xông đất và xuất hành đầu năm?

Mời bạn gửi phản hồi cho tòa soạn vào ô thảo luận cuối bài viết (vui lòng điền đầy đủ thông tin và gõ nội dung bằng tiếng Việt có dấu).
Trân trọng cảm ơn!

Tin khác

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn