Ngày xuân về Cổ Đạm – Lắng nghe thanh âm mê hoặc của ca trù

Thứ bảy, 01/02/2025 18:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào những ngày lập xuân, đặt chân đến xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), du khách dễ dàng bị cuốn hút bởi những thanh âm mê hoặc của ca trù. Những giai điệu khi trầm khi bổng, lúc buông lơi, lúc níu kéo, tạo nên một sức hấp dẫn khó cưỡng, khiến bước chân người nghe lưu luyến mãi không rời. Nơi đây, các thế hệ nghệ nhân và ca nương đang tiếp nối nhau gìn giữ, phát huy những giá trị độc đáo của ca trù – một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của vùng đất này.

Những nét đặc trưng riêng của ca trù Cổ Đạm 

Dưới chân núi Hồng Lĩnh, những con đường vẫn giữ nguyên vẻ yên ả, những ngôi nhà bình dị như chứng nhân cho bao thăng trầm của thời gian. Nơi đây, từng lớp đào nương tài hoa đã trở thành người thiên cổ, để lại dấu ấn sâu đậm trong dòng chảy văn hóa. Cuối năm, khi ánh nắng đã dịu màu trong làn sương huyền ảo, tôi trở lại Nghi Xuân (Hà Tĩnh), xuôi về miền ca trù Cổ Đạm – vùng đất gắn liền với một loại hình nghệ thuật độc đáo.

ngay xuan ve co dam lang nghe thanh am me hoac cua ca tru hinh 1

Các nghệ nhân thuộc thế hệ ca nương đầu tiên trong phong trào khôi phục ca trù Cổ Đạm

Theo sử sách, vào thế kỷ XVII, ca trù rất thịnh hành và đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, dưới sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Công Trứ, ca trù ở Nghi Xuân đã trở nên lừng danh khắp thiên hạ. Tuy nhiên, đến thời Pháp thuộc, loại hình nghệ thuật này dần bị mai một. Những năm cuối thập niên 90, hưởng ứng chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cùng với các địa phương khác có truyền thống ca trù, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã tổ chức hội thảo về loại hình nghệ thuật này. Từ đó, ca trù Cổ Đạm được khôi phục, mở ra một giai đoạn phát triển mới.

So với ca trù xứ Bắc, ca trù Cổ Đạm mang những nét đặc trưng riêng. Lối hát nhanh và đanh hơn, tiết tấu rõ ràng, không luyến láy. Cách lấy hơi của ca nương cũng có phần thư thái, nhàn nhã hơn. Bên cạnh đó, phần đệm đàn, trống, phách có sự khác biệt nhất định về âm lượng và âm sắc, tạo nên dấu ấn riêng biệt cho ca trù Cổ Đạm.

ngay xuan ve co dam lang nghe thanh am me hoac cua ca tru hinh 2

Những nghệ nhân ca trù cất lên lời hát bằng cả niềm say mê và tâm huyết, gửi gắm niềm tin vào sự trường tồn và phát triển của di sản.

Ca trù Cổ Đạm mang nặng tiếng nói ân tình, thấm đượm bản sắc dân tộc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngày 1/10/2009, UNESCO đã công nhận ca trù là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Những năm sau đó, với sự quan tâm của nhiều ban, ngành, ca trù dần được khôi phục, tìm lại sức sống và hơi thở mới. Từ mảnh đất này, nhiều thế hệ nghệ nhân ca trù đã ra đời và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ca trù Việt Nam, góp phần gìn giữ và lan tỏa giá trị của loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo này.

Bức tranh tươi sáng về sự tiếp nối của ca trù trong tương lai

Lần theo những câu hát cổ, chúng tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ ở thôn 8, xã Cổ Đạm, nơi vợ chồng Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Dương Thị Xanh và Trần Văn Đài đang sinh sống. Dù tất bật với công việc mưu sinh hằng ngày, nhưng khi nhắc đến mối lương duyên với ca trù, cả hai đều ánh lên niềm say mê và hứng khởi.

Vợ chồng tôi vốn xuất thân từ gia đình nông dân, ban ngày làm ruộng, tối lại tìm đến nhà cụ Mơn, cụ Nga – những đào nương giàu kinh nghiệm bậc nhất thời bấy giờ ở Cổ Đạm – để nghe hát. Nhờ có chút năng khiếu, lại đam mê và được các cụ tận tình chỉ dạy cách nảy hạt, nhả chữ, ngâm nga…, nên tiếng hát dần thấm vào máu thịt lúc nào không hay”, NNƯT Dương Thị Xanh tâm sự.

ngay xuan ve co dam lang nghe thanh am me hoac cua ca tru hinh 3

Nghệ nhân Dương Thị Xanh và kép đàn Trần Văn Đài tận tâm gìn giữ và nuôi dưỡng niềm đam mê ca trù.

Bén duyên với ca trù không lâu, năm 1995, khi Câu lạc bộ (CLB) Ca trù Cổ Đạm được thành lập, hai vợ chồng nhanh chóng trở thành những thành viên nòng cốt. Đến năm 2002, chị Xanh là một trong bảy nghệ nhân của Hà Tĩnh được cử ra Hà Nội tham gia tập huấn theo dự án khôi phục và bảo tồn nghệ thuật ca trù do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai. Chị nhớ lại: “Hai tháng tập huấn tại Hà Nội là khoảng thời gian vô cùng quý báu đối với tôi. Được sự chỉ dạy tận tình của các nghệ nhân gạo cội và chuyên gia ca trù, tôi không chỉ tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mà còn hiểu sâu sắc hơn về giá trị và tinh thần của loại hình nghệ thuật này”.

Từ nền tảng kiến thức chuyên sâu được đào tạo, cùng với những lần tự tìm đến CLB Ca trù Thái Hà (Hà Nội) để học hỏi, vợ chồng chị Xanh đã trở về quê hương, tích cực truyền dạy cho các thế hệ ca nương của CLB Ca trù Cổ Đạm và Nguyễn Công Trứ. Không chỉ góp công đào tạo nhân tài, chị Xanh còn tham gia nhiều kỳ liên hoan ca trù toàn quốc và giành nhiều huy chương vàng danh giá. Năm 2013, chị vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NNƯT, trở thành nghệ nhân trẻ nhất cả nước thời điểm đó nhận danh hiệu cao quý này.

Hiện nay, CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ và CLB Ca trù Cổ Đạm vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn hai buổi mỗi tuần. Trên cương vị Phó Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm, chị Xanh không chỉ tích cực biểu diễn phục vụ du khách tại Khu di tích Nguyễn Công Trứ mà còn miệt mài đào tạo thế hệ ca nương trẻ. “Tôi mong rằng bên cạnh nỗ lực của các nghệ nhân, chính quyền địa phương sẽ có thêm những chính sách quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ. Không chỉ tiếp lửa cho các em yêu thích ca trù, mà còn tạo ra nhiều sân chơi để các em gắn bó, chung tay bảo tồn và phát huy di sản”, chị Xanh bày tỏ.

Nhìn lại hành trình gìn giữ ca trù ở Nghi Xuân, NNƯT Trần Văn Đài – Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm với 40 thành viên – ví von rằng, công việc này cũng trải qua đủ cung bậc hỉ, nộ, ái, ố, tựa như chính lời ca trù mà anh gắn bó. Vào khoảng thời gian trước và sau khi ca trù được UNESCO vinh danh (năm 2009), phong trào học và hát ca trù diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tuy nhiên, sau một thời gian, phong trào dần lắng xuống. Không ít ca nương dù đã nổi danh và đang trong độ chín của sự nghiệp vẫn buộc phải rời bỏ tiếng đàn, lời ca để lo mưu sinh.

Theo NNƯT Trần Văn Đài, dù nức tiếng khắp vùng, nhưng việc truyền dạy ca trù ở Cổ Đạm từng gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, những ca nương có nghề như cụ Phan Thị Mơn, cụ Trần Thị Gia, cụ Phan Thị Nga, cụ Hà Thị Bình khi ấy đều đã ngoài tám mươi. Hơn nữa, do đặc thù của ca trù Cổ Đạm, các cụ chủ yếu am tường về không gian diễn xướng cửa đình với các thể cách như: tứ quý, đại thạch, chúc hỗ…, nên việc khôi phục các thể cách căn bản gặp không ít trở ngại. Chính vì vậy, bên cạnh việc lĩnh hội những làn điệu do các cụ truyền dạy, vợ chồng anh chị cùng cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện Nghi Xuân đã tìm đến Giáo phường Ca trù Thái Hà, Lỗ Khê (Hà Nội) để học hỏi, phục dựng không gian hát cửa đình, cửa thờ.

ngay xuan ve co dam lang nghe thanh am me hoac cua ca tru hinh 4

Cổ Đạm xưa rộn ràng giáo phường ca trù, Cổ Đạm nay vẫn vang tiếng hát từ những đào nương chân lấm tay bùn, ngày làm ruộng, tối quây quần truyền dạy di sản cho thế hệ sau.

Bằng những nỗ lực không mệt mỏi, vợ chồng NNƯT Dương Thị Xanh và Trần Văn Đài đã giúp CLB Ca trù Cổ Đạm phát hiện và đào tạo nhiều nhân tố mới. Những ca nương trẻ như Tú Anh, Phương Anh, Cẩm Tú, Quỳnh Như, Minh Ngọc, Thu Hà… đã xuất sắc giành nhiều huy chương, giải thưởng lớn tại các liên hoan ca trù toàn quốc.

Chia sẻ về tình hình phát triển ca trù tại quê hương, Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm Trần Văn Đài khẳng định, hiện nay, tại “đất tổ” ca trù, có đến bốn, năm thế hệ có thể hát ca trù thành thạo. Thoạt nghe, tiếng hát “y a ngắc ngư” có vẻ kén người, nhưng càng lắng nghe, người ta càng bị cuốn vào từng câu chữ, từng nhịp phách ngân vang. Bao lần lời hát “Trong như tiếng hạc bay qua” cất lên, cũng bấy nhiêu lần làm thổn thức những tâm hồn tao nhân, mặc khách.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dòng mạch dân gian vẫn âm thầm chảy trong những vỉa tầng văn hóa của làng Cổ Đạm. Lối hát ca trù giòn sắc, ít luyến láy nhưng đầy cuốn hút vẫn được các nghệ nhân lặng lẽ gìn giữ, truyền nối. Và khi mùa xuân trở lại trên những cánh đồng lúa mênh mông, trên hàng dương xanh thẫm dẫn vào làng, thì mùa xuân cũng đang trở về trong tiếng hát, tiếng đàn, trong nhịp sênh phách réo rắt mê hồn nơi những ngôi nhà lặng lẽ dưới chân Ngàn Hống… Hẳn rằng, ca trù Cổ Đạm đã, đang và sẽ tiếp tục gieo nhịp bồng bềnh, liêu trai, neo giữ bền lâu trong lòng bao thế hệ mai sau.

Trần Phong

Tin mới

Lễ hội Gò Đống Đa 2025: Tái hiện chiến công lịch sử, bùng nổ nghệ thuật hoành tráng

Lễ hội Gò Đống Đa 2025: Tái hiện chiến công lịch sử, bùng nổ nghệ thuật hoành tráng

(CLO) Cứ đến ngày mùng 5 tháng Giêng, Lễ hội Gò Đống Đa lại được tổ chức trọng thể mở đầu cho các lễ hội truyền thống của dân tộc, để tưởng nhớ người Anh hùng áo vải cờ đào của dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Năm nay, Lễ hội sẽ được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 2-4/2/2025 (tức từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng, năm Ất Tỵ 2025).

Đời sống văn hóa
Người dân bắt đầu trở lại TP HCM, bến phà, sân bay nhộn nhịp

Người dân bắt đầu trở lại TP HCM, bến phà, sân bay nhộn nhịp

(CLO) Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, vì lo sợ cảnh kẹt xe, chiều 1/2 (Mùng 4 Tết), nhiều người dân bắt đầu quay trở lại TP HCM sớm.

Giao thông
Hào hứng hội thi kéo co làng Hữu Chấp

Hào hứng hội thi kéo co làng Hữu Chấp

(CLO) Nghi lễ và trò chơi kéo co làng Hữu Chấp là hoạt động cố kết cộng đồng, tôn vinh sức mạnh đoàn kết trong lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm.

Đời sống văn hóa
TP HCM: Phạt 526 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 3 ngày Tết

TP HCM: Phạt 526 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 3 ngày Tết

(CLO) Trong 3 ngày Tết Nguyên đán (Mùng 1 đến Mùng 3), Cảnh sát giao thông (CSGT) TP HCM phát hiện, lập biên bản xử lý 897 trường hợp vi phạm. Trong đó có 526 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 66 trường hợp chạy quá tốc độ quy định, 2 trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy…

Giao thông
Khai thác Nhà ga T1, T2, T3 sân bay Tân Sơn Nhất đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng hàng không

Khai thác Nhà ga T1, T2, T3 sân bay Tân Sơn Nhất đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng hàng không

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý các cơ quan tính toán kỹ lưỡng việc khai thác các Nhà ga T1, T2, T3 của sân bay Tân Sơn Nhất hợp lý, hiệu quả nhất, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng hàng không.

Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 2/2 (mùng 5 Tết): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, trời rét

Dự báo thời tiết ngày 2/2 (mùng 5 Tết): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, trời rét

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 2/2 (mùng 5 Tết Nguyên đán 2025), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng. Nam Bộ đêm không mưa, ngày nắng.

Môi trường và cuộc sống
Nên ứng xử thế nào với tiền lì xì năm mới?

Nên ứng xử thế nào với tiền lì xì năm mới?

(CLO) Tiền lì xì năm mới để cho con giữ hay cha mẹ giữ hộ là một vấn đề nhiều người quan tâm và được các chuyên gia tài chính gợi mở cách ứng xử với tiền lì xì tại Phố sách Hà Nội vào mùng 4 Tết Ất Tỵ.

Đời sống
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra nút giao lớn nhất đường Vành đai 3 TPHCM và cầu Nhơn Trạch

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra nút giao lớn nhất đường Vành đai 3 TPHCM và cầu Nhơn Trạch

(CLO) Ngày 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới động viên, tặng quà Tết cán bộ, công nhân trên công trường và kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy tiến độ dự án xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM, tại 2 điểm là nút giao Tân Vạn và cầu Nhơn Trạch, Đồng Nai.

Tin tức
Tesla và Toyota: 'Vị vua' của hiện tại và tương lai

Tesla và Toyota: 'Vị vua' của hiện tại và tương lai

(CLO) Toyota tiếp tục thống trị ngành ô tô với 10,8 triệu xe bán ra năm 2024, trong khi Tesla đặt cược vào tương lai với xe tự hành.

Xe
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ cố Thủ tướng Phan Văn Khải

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ cố Thủ tướng Phan Văn Khải

(CLO) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dâng hương tưởng nhớ cố Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và thăm hỏi, chúc Tết gia đình, thân nhân đồng chí Phan Văn Khải.

Tin tức
Ukraine giữ chìa khóa kế hoạch giảm 30% xuất khẩu dầu của Nga

Ukraine giữ chìa khóa kế hoạch giảm 30% xuất khẩu dầu của Nga

(CLO) Ukraine có thể khiến Nga mất 20-30% xuất khẩu dầu bằng cách cấm trung chuyển và tấn công đường ống dẫn đến các cảng.

Kinh tế vĩ mô
Người tị nạn Myanmar đối mặt với cuộc sống bấp bênh ở Thái Lan

Người tị nạn Myanmar đối mặt với cuộc sống bấp bênh ở Thái Lan

(CLO) Kể từ cuộc đảo chính quân sự 4 năm trước, hàng triệu người Myanmar đã bỏ nhà cửa và chạy trốn khỏi đất nước để tìm kiếm sự an toàn ở các quốc gia láng giềng.

Thế giới 24h
Ngày xuân về Cổ Đạm – Lắng nghe thanh âm mê hoặc của ca trù

Ngày xuân về Cổ Đạm – Lắng nghe thanh âm mê hoặc của ca trù

(CLO) Vào những ngày lập xuân, đặt chân đến xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), du khách dễ dàng bị cuốn hút bởi những thanh âm mê hoặc của ca trù. Những giai điệu khi trầm khi bổng, lúc buông lơi, lúc níu kéo, tạo nên một sức hấp dẫn khó cưỡng, khiến bước chân người nghe lưu luyến mãi không rời. Nơi đây, các thế hệ nghệ nhân và ca nương đang tiếp nối nhau gìn giữ, phát huy những giá trị độc đáo của ca trù – một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của vùng đất này.

Đời sống văn hóa
Khách hàng Xfinity, Metro gặp sự cố kích hoạt Samsung Galaxy S25 Ultra

Khách hàng Xfinity, Metro gặp sự cố kích hoạt Samsung Galaxy S25 Ultra

(CLO) Nhiều khách hàng của Xfinity Mobile và Metro by T-Mobile gặp sự cố kích hoạt Samsung Galaxy S25 Ultra do hệ thống chưa cập nhật, gây bức xúc và gián đoạn trải nghiệm.

Sức sống số
Gấu nặng 238 kg ẩn náu trong ngôi nhà sau cháy rừng Los Angeles

Gấu nặng 238 kg ẩn náu trong ngôi nhà sau cháy rừng Los Angeles

(CLO) Đám cháy Eaton ở Los Angeles không chỉ khiến cư dân phải sơ tán mà còn ảnh hưởng đến động vật hoang dã. Sở Cá và Động vật hoang dã California đã đưa một con gấu lớn ra khỏi một ngôi nhà ở Altadena.

Thế giới 24h
Đọc báo Tết đầu xuân: Món ăn tinh thần không thể thiếu

Đọc báo Tết đầu xuân: Món ăn tinh thần không thể thiếu

(CLO) Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội ý nghĩa nhất trong văn hóa của người Việt Nam, trong rất nhiều hoạt động văn hóa ngày Tết, việc cho tặng, biếu và đọc báo ngày Tết cũng dần trở thành nét đẹp đầu năm, nhắc nhở chúng ta về giá trị của chữ nghĩa, lòng trân quý văn hóa truyền thống cũng như nguyện ước an lành đầu năm.

Nghề báo
Bình Luận

Tin khác

Lễ hội Gò Đống Đa 2025: Tái hiện chiến công lịch sử, bùng nổ nghệ thuật hoành tráng

Lễ hội Gò Đống Đa 2025: Tái hiện chiến công lịch sử, bùng nổ nghệ thuật hoành tráng

(CLO) Cứ đến ngày mùng 5 tháng Giêng, Lễ hội Gò Đống Đa lại được tổ chức trọng thể mở đầu cho các lễ hội truyền thống của dân tộc, để tưởng nhớ người Anh hùng áo vải cờ đào của dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Năm nay, Lễ hội sẽ được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 2-4/2/2025 (tức từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng, năm Ất Tỵ 2025).

Đời sống văn hóa
Hào hứng hội thi kéo co làng Hữu Chấp

Hào hứng hội thi kéo co làng Hữu Chấp

(CLO) Nghi lễ và trò chơi kéo co làng Hữu Chấp là hoạt động cố kết cộng đồng, tôn vinh sức mạnh đoàn kết trong lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm.

Đời sống văn hóa
Hàng nghìn người dân về rước pháo tại làng Đồng Kỵ

Hàng nghìn người dân về rước pháo tại làng Đồng Kỵ

(CLO) Ngày 1/2/2025 ( tức mùng 4 tháng Giêng Âm lịch), hàng nghìn người dân cùng du khách tứ phương đã đổ về làng Đồng Kỵ (TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) để tham gia lễ hội rước pháo. Đây là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống ở Bắc Ninh, khởi đầu cho một năm mới nhiều tài lộc, may mắn.

Đời sống văn hóa
Độc đáo trò chơi đánh tu lu của người Mông (Điện Biên) trong ngày Tết

Độc đáo trò chơi đánh tu lu của người Mông (Điện Biên) trong ngày Tết

(CLO) Từ bấy lâu nay, mỗi dịp “Tết đến Xuân về”, người dân tộc Mông (Điện Biên) lại tổ chức nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: Ném pao, đẩy gậy, rồng ấp trứng, bắn nỏ, đánh tu lu... Trong đó, trò chơi đánh quay (tu lu) thu hút số đông các bạn trẻ và thanh niên trai tráng trong làng đến tham gia.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Xuân Yên Tử kéo dài 3 tháng, bắt đầu từ ngày 7/2

Lễ hội Xuân Yên Tử kéo dài 3 tháng, bắt đầu từ ngày 7/2

(CLO) Lễ khai hội Xuân Yên Tử (Quảng Ninh) năm 2025 sẽ kéo dài trong vòng 3 tháng, bắt đầu từ ngày 7/2 tới, hứa hẹn mang đến cho du khách không khí xuân mới vui tươi, phấn khởi với nhiều hoạt động văn hóa lễ hội đặc sắc.

Đời sống văn hóa
Độc đáo nghề đục mõ tại xứ Huế

Độc đáo nghề đục mõ tại xứ Huế

(CLO) Lẫn trong tiếng mưa rơi nặng hạt trên mái tôn là tiếng đục đẽo và thi thoảng là tiếng mõ cốc cốc đều đều vọng lên giữa không gian thanh vắng của khu xóm nhỏ nằm khá hẻo lánh trên một vùng đồi thuộc tổ 11, khu vực 6, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Và chính những thanh âm kỳ lạ ấy cho thấy sự tồn tại của một làng nghề độc nhất vô nhị, đó là nghề đục mõ.

Đời sống văn hóa
Ý nghĩa việc 'Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi'?

Ý nghĩa việc 'Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi'?

(CLO) Theo dân gian xưa, việc “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” nói lên ý nghĩa khái quát một phong tục lâu đời. Xuất phát từ nhu cầu và thực tế cuộc sống, phong tục này còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tâm linh sâu sắc khác.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng: Sôi nổi Lễ hội bơi trải đền, chùa Ngọ Dương ngày mùng 3 Tết

Hải Phòng: Sôi nổi Lễ hội bơi trải đền, chùa Ngọ Dương ngày mùng 3 Tết

(CLO) Chiều 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng, năm Ất Tỵ), Lễ hội bơi trải đền, chùa Ngọ Dương - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tổ chức khai mạc tại phường An Hoà, quận An Dương, TP Hải Phòng.

Đời sống văn hóa
Đình chỉ hoạt động quán bún ở Hà Nội 'chặt chém' khách 1,2 triệu đồng 3 bát bún ngày Tết

Đình chỉ hoạt động quán bún ở Hà Nội 'chặt chém' khách 1,2 triệu đồng 3 bát bún ngày Tết

(CLO) Lực lượng chức năng phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng) đã đình chỉ hoạt động của quán bún riêu 'chặt chém' khách 1,2 triệu đồng 3 bát bún ngày Tết, đồng thời, tiếp tục làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.

Đời sống văn hóa