(CLO) Ở miền Bắc, từng có nhiều làng nghề làm đèn kéo quân, nhưng đến nay thì nghề này dần bị mai một. Tuy nhiên, tại thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai có nghệ nhân Vũ Văn Sinh vẫn tận tâm giữ nghề, dạy nghề làm đèn kéo quân cho lớp trẻ, để níu giữ nghề xưa.
Nghề làm đèn kéo quân có lịch sử hàng trăm năm
Tại thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (Hà Nội), hỏi người dân nơi đây về nghệ nhân Vũ Văn Sinh hay "ông Sinh đèn kéo quân" ai nấy đều biết. Từ những đứa trẻ nhỏ tuổi, thanh thiếu niên, người lớn tuổi và cả người già đều vui vẻ chỉ đường, họ đều nói: "Có phải nhà "ông Sinh đèn kéo quân" đúng không?". Đi theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm được nhà của nghệ nhân Sinh giữ nghề, làm nghề đèn kéo quân lâu đời nhất ở nơi đây.
Ngoài sảnh trước căn nhà xây dở là hình ảnh một nghệ nhân Vũ Văn Sinh đang nhâm nhi bên chén nước chè. Chúng tôi đến khi ông Sinh đang dùng kéo cắt lát những đường giấy để tạo hình bên trong chiếc đèn kéo quân. Chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, nghệ nhân Sinh cho biết, trong làng trước đây có hai người làm nghề đèn kéo quân, người kia là anh họ ông nay đã nghỉ làm được vài năm do tuổi cao sức yếu, và hiện tại chỉ còn duy nhất ông Sinh còn giữ được nghề truyền thống này.
Nghệ nhân Vũ Văn Sinh đang tạo hình bên trong chiếc đèn kéo quân - Ảnh: Đình Trung
Video Cận cảnh đèn kéo quân do nghệ nhân Sinh chế tác
X
Nhà nghệ nhân Sinh nằm ở cuối xóm Hòa Bình, thôn Đàn Viên, huyện Thanh Oai. Khi nghe nghệ nhân Sinh chia sẻ, tôi khá bất ngờ ông chính là người tạo lên chiếc đèn kéo quân với kích cỡ khổng lồ ở mùa Trung thu vào năm 2006.
Ông tâm sự: "Hồi đó, tôi làm chiếc đèn kéo quân cao khoảng 7m, đường kính gần 3m, với yêu cầu dùng khí động học (không được dùng mô tơ, phải lấy lửa...), có nghĩa chiếc đèn cao gần bằng căn nhà hai tầng. Kinh phí làm chiếc đèn kích thước lớn này lên tới hàng chục triệu đồng, tương đương khoảng vài cây vàng thời đó. Nhưng rồi đèn kéo quân làm ra cũng chỉ là để đơn vị chủ quản đăng ký kỷ lục Guinness Việt Nam".
Tâm sự về nghề làm đèn kéo quân, nghệ nhân Vũ Văn Sinh cho biết, nghề làm đèn kéo quân thôn Đàn Viên đã có từ rất lâu đời, được truyền qua nhiều thế hệ. Đến nay nghề đèn kéo quân ở thôn Đàn Viên đã có hơn 100 năm. Thời đó, khi làm đèn kéo quân còn thiếu nguyên vật liệu, chiếc đèn được làm từ vật liệu bằng tre, lứa phơi khô, giấy chỉ, cây nến... rất đơn giản. Khi thành phẩm đèn kéo quân trông rất vuông thành góc cạnh, lũ trẻ con trong làng khi nhìn thấy vô cùng thích thú, chỉ mong Tết Trung thu tới gần để được đốt đèn, rước đèn từ đầu làng tới cuối làng rất vui".
Thành phẩm bằng giấy dưới bàn tay của nghệ nhân Vũ Văn Sinh
Theo ông Sinh, khoảng 30 đến 40 năm về trước, chiếc đèn kéo quân ở thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai đã đa dạng hơn về hình dáng, kích cỡ và màu sắc khi nguyên liệu làm đèn kéo quân khá đầy đủ. Đặc biệt, thời điểm ấy người dân địa phương chủ yếu làm đèn kéo quân để chơi, hoặc để tặng người thân vào dịp Tết Trung thu, thậm chí để đổi lấy vài cân thóc, cân ngô cân khoai và cân sắn...
Ông tâm sự, chiếc đèn kéo quân được tạo ra ngoài mục đích như một món đồ chơi, thì nó còn mang ý nghĩa truyền dạy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các hệ trẻ. Bởi vậy, những 'hình chiếu bóng' được dán lên thân của mặt chiếc đèn kéo quân thường nói về đức tính của con người Lễ - Hiếu - Trung - Nghĩa như hình ảnh về đoàn lính kéo pháo, bộ đội xung trận, bộ đội cụ hồ hành quân... Chính vì thế nên dân gian mới đặt tên là đèn kéo quân. Sau này, khi xã hội phát triển thì hình dán lên mặt đèn kéo quân cũng đa dạng, phong phú hơn như để hình 12 con giáp, người nông dân kéo cày, hình thằng Hề, thằng Bờm, chú Tễu... và những hình mà bọn trẻ con thích thú.
Khi được hỏi về thời kỳ thưng thịnh, nghệ nhân Vũ Văn Sinh cho biết, nghề làm đèn kéo quân để bán chỉ hưng thịnh khoảng gần 30 năm trước, rồi thời gian mai một và đến ngày nay đã dần biến mất. Mấy năm trở lại đây trong thôn Đàn Viên, chỉ còn một vài hộ gia đình làm đèn ông Sao, còn đèn kéo quân thì không ai muốn làm nữa.
Cũng theo ông Sinh, nghề làm đèn kéo quân khá đơn giản. Tuy nhiên, cái quan trọng nhất của một nghệ nhân khi làm đèn kéo quân là phải có mắt thẩm mỹ để bày trí, tính toán đối lưu không khí bên trong chiếc đèn sao cho hợp lý, cân bằng. Khi đối lưu không khí cân bằng, ngọn nến được đốt lên và khi có gió thổi qua, chiếc đèn kéo quân sẽ tự khắc quay.
Hiện nay, chiếc đèn kéo quân bằng khung gỗ, giấy màu cỡ lớn đang được nghệ nhân Vũ Văn Sinh làm theo đơn đặt hàng của một số công ty, doanh nghiệp và cửa hàng... nếu làm liên tục, tỉ mỉ, cẩn thận thì trong khoảng 3 ngày là hoàn thành. Mỗi chiếc đèn kéo quân được bán giá khoảng 3-5 triệu đồng/cái, còn đối với chiếc đèn kéo quân làm đơn giản bằng vật liệu khung tre, nứa, kích thước nhỏ thì bán giá khoảng 100-200 nghìn đồng/cái. Song, hiện nay còn rất ít người chơi đèn kéo quân, nên người dân thôn Đàn Viên không thể sống được với nghề này.
Giữ nghề, dạy nghề cho lớp trẻ
Nghệ nhân Vũ Văn Sinh tuy vẫn giữ nghề làm đèn kéo quân nhưng hiện tại ông không làm nhiều. Cận Tết Trung thu ông sản xuất một lượng nhỏ để cho con trẻ trong nhà treo Tết Trung thu cho vui nhà, vui cửa. Ngoài ra, ông Sinh cho biết hiện tại ông chủ yếu làm theo đơn đặt trước của các cửa hàng, doanh nghiệp... và đi dạy nếu được mời. Thi thoảng vẫn có nhóm bạn trẻ tìm đến nhà ông Sinh để học cách làm đèn kéo quân trực tiếp.
Ông Sinh cho biết: "Ở thời đại 4.0 hiện nay, các mẫu đèn của Trung Quốc đã lấn át thị trường Việt với vô vàn mẫu mã bày bán tràn ngập ở các chợ, cửa hàng rất đa dạng. Tuy nhiên, tôi vẫn cố giữ nghề làm đèn kéo quân lâu đời này một phần muốn truyền lại cho các thế hệ con cháu, những người muốn học cách làm đèn kéo quân tôi đều hướng dẫn họ.
Thi thoảng có nhiều chủ doanh nghiệp, công ty hay sự kiện mời tôi tới biểu diễn làm đèn kéo quân tôi đều tham gia. Thậm chí mới đây, trong một sự kiện về Tết Trung thu do một trường học tổ chức, tôi tới dự và có thuyết trình trực tiếp cho các cháu nghe, các cháu rất chăm chú nghe tôi nói. Tôi cảm thấy rất vui và tự thấy mình phải giữ lấy nghề này".
Nghệ nhân Sinh đang ghép từng thanh tre để làm khung đèn
Công đoạn ghép từng phần của đèn kéo quân được thực hiện tỉ mỉ
Nghệ nhân Sinh cho xem phần tán đèn được cắt đều. Có như vậy mới tạo ra được đối lưu không khí ở trong đèn
Trong 3 bộ phận tạo thành đèn kéo quân, khó nhất là làm trục và tán quay cho đèn. Trục làm từ tre vót mảnh, vừa đủ nhẹ để quay được, vừa đủ cứng để treo hình không bị đổ.
Chiếc đèn kéo quân kích cỡ nhỏ và kích cỡ lớn do chính nghệ nhân Vũ Văn Sinh chế tác
Nghệ nhân Sinh chia sẻ tiếp: "Hàng năm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cứ trước dịp Tết Trung thu khoảng 1-2 tháng là lại đặt tôi làm vài chục chiếc đèn kéo quân đầy đủ kích cỡ từ nhỏ tới lớn. Tôi rất vui vì vẫn có cơ sở, doanh nghiệp và nhiều cửa hàng biết tới mình. Do vậy, cái nghề làm đèn kéo quân lâu đời này tôi khó thể bỏ được. Bảo sống bằng nghề này thì chắc chắn là không được, nhưng thứ đó mang lại cho tôi là niềm vui ở tuổi xế chiều, là được thấy các con trẻ tìm đến tôi để học nghề, các doanh nghiệp, cơ sở tin yêu mới liên hệ tới tôi".
Nghệ nhân Sinh tâm sự, vì lòng đam mê nên mới quyết giữ tâm giữ nghề, ông vẫn sẽ đi dạy cho các con trẻ ở bất cứ nơi nào nếu họ mời. Điều mong ước lớn nhất của nghệ nhân Vũ Văn Sinh là qua việc dạy làm đèn kéo quân để níu lại cho con trẻ tâm hồn trong sáng, hướng về nét văn hóa dân gian truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.