Nghê - Sấu, linh vật Việt trong dòng chảy thời gian

Thứ sáu, 03/04/2015 10:01 AM - 0 Trả lời

Nghê - Sấu, linh vật Việt trong dòng chảy thời gian

Sau khi có chủ trương bảo tồn văn hoá Việt bằng việc loại bỏ những linh vật ngoại lai, nhiều người băn khoăn, chưa hiểu về linh vật Việt. Chúng tôi xin giới thiệu phóng sự ảnh của tác giả Nguyễn Hoài Nam, với chuyên đề nghê và sấu, hai linh vật mang đậm bản sắc Việt trong suốt chiều dài từ thế kỷ 11-12 cho đến thế kỷ 19-20 để độc giả tham khảo.
 
Báo Công luận
 
Thành bậc sấu đá, thời Lý thế kỷ 11-12, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
 
Con sấu trang trí thành bậc đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng nghìn năm nay, phát triển qua các thời kỳ Lý, Trần, Hồ. Sau khi nhà Hậu Lê đánh đuổi được quân Minh xâm lược, hình tượng con sấu biến mất dần, thay vào đó là hình tượng con nghê. Đặc biệt từ thời nhà Mạc trở về sau, con nghê xuất hiện với mật độ dày đặc, nhất là thời Lê Trung Hưng, gắn liền với sự phát triển của đình làng Việt Nam. Từ chức năng ban đầu là con vật canh cửa, con nghê đã tiến vào đình làng, ngồi chầu trên khán thờ là nơi linh thiêng nhất của ngôi đình. Rồi nó xuất hiện trên những bộ vì cốn, trên trang trí cửa võng… với muôn hình vạn trạng. Nghê chỉ đứng sau rồng về tần suất xuất hiện trên điêu khắc đình làng, đặc biệt là giai đoạn Lê Trung Hưng. Sau đây xin giới thiệu một số hình ảnh những linh vật sấu, nghê… đã và đang tồn tại ở nước ta trong hàng trăm năm nay:
 
Báo Công luận
 

Thành bậc kiến trúc chạm sấu đá và chim phượng thời Lý, thế kỷ 12 ở chùa Hương Lãng, Hưng Yên. Đây là ngôi chùa còn giữ được nhiều thành bậc thời Lý dạng này nhất tính đến nay.

Báo Công luận

 

Thành bậc sấu đá và chim phượng thế kỷ 11-12 thời Lý, tại chùa Bà Tấm, Gia Lâm, Hà Nội.

Báo Công luận

Thành bậc sấu đá chùa Phổ Minh, Nam Định thời Trần thế kỷ 13.

Báo Công luận

Thành bậc sấu đá thời Hồ thế kỷ 14, thành nhà Hồ, Thanh Hóa.

Báo Công luận

Với sự phát triển của đình làng, con nghê đã đi vào kiến trúc đình làng, trở thành một mô típ quan trọng trong trang trí kiến trúc. Nghê thời Mạc ở Đình Thổ Hà, Bắc Giang thế kỷ 16.

Báo Công luận

Thế kỷ 17-18 được đánh giá là giai đoạn phát triển đỉnh cao của điêu khắc đình làng, nghê trên cốn gỗ thế kỷ 17, tại đình Giẽ Hạ, Phú Xuyên, Hà Nội.

Báo Công luận

Gia đình nhà nghê, điêu khắc thế kỷ 17 trên cốn gỗ đình Cổ Chế, Phú Xuyên, Hà Nội.

Báo Công luận

Nghê trên cốn gỗ, thế kỷ 17, đình Giẽ Hạ, Phú Xuyên, Hà Nội.

Báo Công luận

Chạm nghê, voi và rồng trên cốn gỗ, đình Hoàng Xá, thế kỷ 17 (năm 1694) thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội.

Báo Công luận

Nghê và rồng trang trí kiến trúc đình làng Chu Quyến, thế kỷ 17, Ba Vì, Hà Nội.

Báo Công luận

Nghê thế kỷ 17, tượng tròn, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Báo Công luận

Nghê thế kỷ 17, tượng tròn, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Báo Công luận

Nghê thế kỷ 17, đình Quang Húc, Ba Vì, Hà Nội.

Báo Công luận

Nghê thế kỷ 17, chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Nội.

Báo Công luận

Nghê thế kỷ 18 (năm 1736) đình Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Báo Công luận

Nghê cối cửa thế kỷ 18 (năm 1736) đình Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Báo Công luận

Nghê cối cửa, quán Phương Bảng, Hoài Đức, Hà Nội, thế kỷ 19-20.

Báo Công luận

Mây hóa nghê thành Bậc, Chương Mỹ, Hà Nội, thế kỷ 19.

  • Theo Nhân Dân

 

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa