Bức ảnh chiến thắng giải HIPA bị tố là dàn dựng

Thứ năm, 21/03/2019 11:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngay sau khi đoạt Giải thưởng lớn (Grand Prize) tại Lễ trao giải Nhiếp ảnh Quốc tế Hamdan (HIPA), bức ảnh có tên gọi Mother's Hope (Hy vọng của Mẹ) của nhiếp ảnh gia người Malaysia - Edwin Ong Wee Kee đã vấp phải những tranh cãi xoay quanh độ chân thực của nó.

Giải Nhiếp ảnh Quốc tế Hamdan (HIPA) với chủ đề "Hy vọng" vừa diễn ra tại Nhà hát Dubai, nơi các chức sắc của quốc gia này cũng như nhiều thành viên của cộng đồng nhiếp ảnh cùng tham dự.

Edwin Ong Wee Kee đã giành giải Grand Prize, trị giá 120.000 USD nhờ bức ảnh "Hy vọng của mẹ" (Mother's Hope) ghi lại hình ảnh một bà mẹ Việt Nam mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nhưng điều đó không ngăn được cô cảm thấy hy vọng và truyền sức mạnh cho đứa con của mình”.

Kee nói mình thích đi du lịch với chiếc máy ảnh. Anh đã tấp vào lề đường khi ở Việt Nam để chụp bức ảnh này, sử dụng ống kính Nikon D850 và 80-400mm.

Bức ảnh “Hy vọng của Mẹ”

Bức ảnh “Hy vọng của Mẹ”

Tuy nhiên niềm vui của Kee không kéo dài lâu, khi mà bức ảnh của anh nhanh chóng bị nhiều diễn đàn, trang tin về nhiếp ảnh lên tiếng "bóc phốt". Trước đó, dường như Kee đã quảng bá cho bức ảnh của mình như là kết quả của một khoảnh khắc bất ngờ và không lên kế hoạch trước: "Mặc dù mô tả bản thân là một người đam mê chụp ảnh, nghề nghiệp toàn thời gian của anh là một bác sĩ Đông y. Bức ảnh chụp bên đường mà anh chụp một phụ nữ và đứa con của cô tại Việt Nam không được lên kế hoạch và chỉ xuất hiện tại một điểm dừng không định trước" - trang PDNPulse viết sau khi phỏng vấn Kee.

Nhưng trên thực tế, bức ảnh rõ ràng đã được dàn dựng ở mức độ nhiều hơn so với những gì Kee kể lại. Ab Rashid, nhiếp ảnh gia kiêm người sáng lập Tạp chí BD Street đã chia sẻ một bức ảnh hậu trường trong ngày tác phẩm Hy vọng của Mẹ ra đời.

Hình ảnh hậu trường chứng minh “Hy vọng của Mẹ” là ảnh dàn dựng

Hình ảnh hậu trường chứng minh “Hy vọng của Mẹ” là ảnh dàn dựng

Trong bức ảnh này, một đám đông các nhiếp ảnh gia đã tập trung xung quanh người mẹ, cùng lúc với Kee, "có nghĩa là bức ảnh của anh ta chỉ là một trong số lượng lớn các bức ảnh na ná sau xuất hiện sau buổi chụp chân dung. Lại một bức ảnh khác do một nhóm du lịch nhiếp ảnh vây quanh chủ thể, chụp cùng một hình ảnh từ gần như cùng một góc độ" - trang picsofasia bình luận. Song, HIPA là một giải thưởng nhiếp ảnh chung chung và không phải một cuộc thi chụp ảnh, vì vậy dù có là ảnh "sắp đặt", Kee cũng không vi phạm điều luật gì. Dù vậy, thực tế là một trong số những bức ảnh tương tự nhau lại giành được giải thưởng tiền mặt trị giá 120.000 USD dường như sẽ khiến nhiều nhiếp ảnh gia cảm thấy chua chát.

Giải thưởng HIPA được thành lập vào năm 2011, dưới sự bảo trợ của hoàng tử Dubai - Hamdan bin Rashid bin Mohammed al Maktoum. Với tổng giải thưởng hàng năm lên tới 450.000 USD, đây là giải thưởng lớn nhất trong giới nhiếp ảnh, và cũng là một trong những cuộc thi tạo điều kiện nhất cho người tham dự vì không thu lệ phí, không hạn chế độ tuổi, hay độ chuyên nghiệp của nhiếp ảnh, giới tính và quốc tịch.

Năm nay, ngoài giải chính trao cho Edwin Ong Wee Kee, một tác phẩm video quay tại Pháp của nhiếp ảnh gia Florian Ledoux (người Pháp) đã đứng đầu hạng mục Trên không (Aerial). Trong khi đó, giải ảnh Triển lãm thuộc về tác giả người Palestine - Haitham Nouraldin; giải Ảnh màu thuộc về Chen-Kuang Chen, đến từ Đài Loan (Trung Quốc) và hạng mục ảnh Đen trắng vinh danh Aun Raza (Pháp).

P.V

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa