Nghị quyết số 41-NQ/TW: Điểm tựa phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia

Thứ năm, 25/07/2024 07:05 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng cũng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia.

Khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân

Ngay sau giai đoạn Đổi mới, cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, doanh nhân đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

Vì vậy, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh.

Nhận thức rõ vai trò của giới doanh nhân, ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên, vào tháng 12/2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Tại Nghị quyết 09, Đảng đã xác định đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tháng 10/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị khóa XIII ký ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về “xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”, với nhiều nội dung mới trong quan điểm, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp.

Kế thừa Nghị quyết số 09-NQ/TW, Nghị quyết số 41-NQ/TW tiếp tục xác định đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, nhưng có bổ sung thêm “là một trong những lực lượng nòng cốt” góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đảng ta và cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt nhiệm vụ tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

nghi quyet so 41 nq tw diem tua phat trien doi ngu doanh nhan quoc gia hinh 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) ngày 14/1/2021. Ảnh: Thaco

Mục tiêu của Nghị quyết 41, đó là phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Nghị quyết 41 cũng là lần đầu tiên, yếu tố “an toàn, bình đẳng” được đưa vào yêu cầu trong xây dựng môi trường kinh doanh, được giới doanh nhân chào đón.

Đặc biệt là giải pháp “bổ sung chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm, không hình sự hóa quan hệ kinh tế...” cho thấy tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị, khi đã thấu suốt yêu cầu thực tế đặt ra hiện nay, cũng như phù hợp nguyện vọng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.

Việc ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng cũng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia.

Đây được xem là tiền đề, tạo động lực quan trọng để hình thành, phát triển đội ngũ doanh nghiệp dân tộc có quy mô, năng lực và trình độ, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai không xa.

Theo ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI), trong suốt thời gian triển khai Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá, góp phần giải phóng sức sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, huy động các nguồn lực để duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề xã hội.

Thế hệ doanh nhân ngày nay luôn có ý thức giữ gìn chữ “Tín”, đề cao đạo đức, văn hóa kinh doanh, chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.

Ở thời điểm hiện tại, vị thế, tiềm lực, uy tín của Việt Nam đã khác nhiều so với thời điểm ban hành Nghị quyết số 09 được ban hành và Nghị quyết 41 đã kịp thời bổ sung các chế tài mới để phù hợp với yêu cầu thực tế và nguyện vọng của các doanh nhân, doanh nghiệp.

Nghị quyết 41 tiếp tục là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới tạo động lực để phát triển và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

“Với sự nhất quán và xuyên suốt về mặt chủ trương, chính sách, hệ sinh thái cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động ngày càng thuận lợi hơn, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng trưởng mạnh. Cùng với đó, chất lượng của đội ngũ doanh nhân được cải thiện rõ rệt” - ông Phạm Tấn Công nói.

Chung vai vì sự phát triển chung của “thương hiệu” Việt

Sau khi Đảng ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 66/NQ-CP ban hành chương trình hành động với mục tiêu cụ thể đến năm 2030 cả nước có tối thiểu 2 triệu doanh nghiệp.

Trong đó, 70 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD, 120 doanh nghiệp có doanh thu thuần trên 1 tỷ USD, 100 doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế đạt trên 100 triệu USD, 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD của thế giới, 5 doanh nhân quyền lực thế giới. Khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng góp 65 - 70% GDP cả nước.

Tính đến năm 2024, Việt Nam có 6 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú USD của thế giới, đang sở hữu các tập đoàn tư nhân kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô, kinh doanh hàng không, sản xuất thép, ngân hàng, khai khoáng và bán lẻ.

Còn theo báo cáo của Công ty tư vấn Henley & Partners kết hợp với New World Wealth, Việt Nam hiện có khoảng 19.400 triệu phú có tài sản trên 1 triệu USD, gần 58 triệu phú có tài sản hơn 100 triệu USD. Trong giai đoạn 2013-2023, số triệu phú USD của Việt Nam đã tăng 98%, tức gần gấp đôi.

Sự lớn mạnh của khu vực tư nhân Việt Nam cùng với sự gia tăng nhanh chóng các doanh nhân thành đạt từ năm 2011 đến nay đã khẳng định định hướng đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc hỗ trợ, mở không gian phát triển cho kinh tế tư nhân, hướng tới một nền kinh tế giàu mạnh, độc lập và tự chủ.

Vào Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) hằng năm, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn tổ chức cuộc gặp mặt với cộng đồng doanh nhân trong nước nhằm khuyến khích và tôn vinh vai trò của họ vì những cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Trong các cuộc gặp mặt này, cộng đồng doanh nhân Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục đóng góp một phần công sức cho sự phát triển chung của Việt Nam và đưa thương hiệu Việt ra thế giới.

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (Thaco), một doanh nhân có hơn 40 năm trên thương trường cho rằng, đội ngũ doanh nhân rất phấn khởi khi Nghị quyết 41 mới tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nhân và đề cao hơn, đó là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

“Là doanh nhân đang sở hữu tập đoàn đa ngành, có quy mô lớn của đất nước, tôi xin cam kết tiếp tục nghiên cứu và phát huy tinh thần của Nghị quyết vào đời sống doanh nhân của mình và vai trò, vị trí doanh nghiệp mà mình đang phụ trách lãnh đạo, điều hành để phát triển bền vững và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể mà Nghị quyết đề ra và cố gắng giữ được vai trò dẫn dắt một số lĩnh vực trọng yếu, hướng đến vị thế quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, dựa trên mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…” - ông Dương nói.

Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái khẳng định: Doanh nhân Việt Nam và con người Việt không hề thua kém bản lĩnh với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Họ không chỉ có khát vọng làm giàu cho riêng mình mà còn có khát vọng làm giàu cho đất nước, dân tộc cường thịnh, sức mạnh kinh tế và nguồn lực của mỗi quốc gia.

“Các doanh nghiệp hàng đầu sẽ quyết định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Một cộng đồng lớn mạnh, bền vững với khả năng cạnh tranh toàn cầu, và các doanh nhân Việt Nam có khát vọng có lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt chính là tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập tự cường, thịnh vượng” - ông Đoàn nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô
Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

(CLO) Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 diễn ra vào sáng 15/9, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về tình hình thiệt hại và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Kinh tế vĩ mô