Nghịch lý Nanogen đẩy mạnh nghiên cứu vắc xin Covid-19 Nano Covax, chi phí… giảm 42%

Chủ nhật, 05/09/2021 10:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) 2020 là năm Nanogen đẩy mạnh nghiên cứu vắc xin Covid-19 Nano Covax. Thế nhưng nghịch lý xảy ra khi chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bất ngờ giảm tới… 42%.

nghich ly nanogen day manh nghien cuu vac xin covid 19 nano covax chi phi giam 42 hinh 1

Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất nhưng bất ngờ khi chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty Nanogen lại giảm tới… 42%.

Chi phí… giảm 42%

Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngay từ thời điểm đó, một trong những biện pháp cấp bách được nhắc tới nhằm kiểm soát dịch bệnh chính là sản xuất vắc xin Covid-19. Trong khi nhiều nước trên thế giới bắt tay vào nghiên cứu, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen cũng nhanh chóng làm điều tương tự.

Ông Hồ Nhân, nhà sáng lập, Tổng giám đốc Nanogen cho biết ngay khi dịch xuất hiện, công ty này đã lên kế hoạch nghiên cứu, lấy tiền công ty để mở rộng nhà máy, mua dây chuyền sản xuất. Hết tháng 2 đầu tháng 3, các nước đã bắt đầu nghiên cứu làm vắc xin này và Nanogen cũng nghiên cứu tại thời điểm đó.

Vắc xin phòng Covid-19 Nanocovax chính thức được Nanogen phát triển từ tháng 5/2020, dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp. Vắc xin này đã trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng bao gồm 3 giai đoạn, theo kế hoạch, giai đoạn một thử nghiệm trên 20 người, giai đoạn hai thử nghiệm trên 600 người và giai đoạn ba hơn 10.000 người.

Có thể thấy, thời gian qua, Nanogen đã đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu vắc xin Covid-19 Nano Covax. Thế nhưng nghịch lý xảy ra khi chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bất ngờ giảm tới… 42%.

Cụ thể, trong năm 2020, chi phí quản lý doanh nghiệp của Nanogen chỉ là 45,2 tỷ đồng, giảm 32,8 tỷ đồng, tương đương 42% so với năm 2019.

Thông thường, ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học được kết chuyển vào tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp).

Lỗ luỹ kế 39,1 tỷ đồng

Nanogen thành lập ngày 3/9/1997 do ông Hồ Nhân là người đại diện theo pháp luật. Ông Hồ Nhân đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Nanogen.

Công ty có tỷ lệ vốn đến từ Hàn Quốc khá cao. Công ty sinh học Next Science Co (Hàn Quốc) sở hữu 10,5%, Công ty chứng khoán KIS Việt Nam (cũng là doanh nghiệp có vốn Hàn Quốc) nắm giữ 162.500 cổ phần (0,23%)...

Tại thời điểm cuối năm 2020, Nanogen có vốn điều lệ và tổng tài sản lần lượt là 715 tỷ đồng và 1.404 tỷ đồng. Nhờ thương vụ mua cổ phần của Công ty chứng khoán KIS, Nanogen được định giá tới hơn 5.000 tỷ đồng.

Cụ thể, báo cáo tài chính của KIS cho thấy KIS đã chi ra gần 11,6 tỷ đồng cho 162.500 cổ phần của Nanogen. Ở mức giá 71.000 đồng cho mỗi cổ phần, định giá của Nanogen khoảng 5.100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của Nanogen lại không tốt như mức định giá mà KIS đưa ra.

Trong năm 2019, doanh thu của công ty tăng vọt lên 191 tỷ đồng nhưng công ty lại gánh khoản thua lỗ lên đến 46,5 tỷ đồng. Tới năm 2020, Nanogen một lần nữa chứng kiến doanh thu tăng trưởng dương, tăng 14 tỷ đồng, tương đương 7,3% lên 205 tỷ đồng.

Trong năm, Nanogen mạnh tay cắt giảm chi tiêu, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 42% xuống 45,2 tỷ đồng, chi phí bán hàng giảm từ 35,5 tỷ đồng xuống 27,4 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm từ 9,8 tỷ đồng xuống 9,5 tỷ đồng.

Vì vậy, công ty thoát thua lỗ, lợi nhuận sau thuế đạt 1,1 tỷ đồng. Nếu Nanogen không mạnh tay cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp thì thay vì lãi 1,1 tỷ đồng, Nanogen có thể lỗ tới 31,7 tỷ đồng.

Năm 2020, công ty đạt 1,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là con số rất nhỏ, chưa đủ giúp Nanogen xoá lỗ luỹ kế. Tại thời điểm cuối năm 2020, công ty lỗ luỹ kế 39,1 tỷ đồng.

Năm 2019, có lẽ do thua lỗ và lỗ luỹ kế nên năm 2019, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nanogen là 0 đồng. Tới năm 2020, khi công ty có lãi hơn 1 tỷ đồng, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nanogen vẫn là 0 đồng.

Có thể thấy, trong 2 năm gần đây, xét ở góc độ thuế thu nhập doanh nghiệp, Nanogen không có đóng góp gì cho ngân sách nhà nước.

Bảo Linh 

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp