(CLO) Trước yêu cầu nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống mua bán người từ sớm, từ xa; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm liên quan đến phụ nữ, trẻ em, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) quy định hành vi nghiêm cấm “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”.
Theo đó, chiều 22/10, tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Trước khi thảo luận, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
Theo đó, Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp này gồm 8 chương và 65 điều (giảm 1 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội, trong đó bỏ các điều 34, 56, 58, 59; bổ sung các điều 21, 40 và 64; sửa đổi 63 điều, giữ nguyên 2 điều).
Mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra đang là thực tế đáng lo ngại
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, một số ý kiến đề nghị bổ sung hành vi “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai” vào khái niệm mua bán người tại khoản 1 Điều 2 làm cơ sở đấu tranh phòng, chống hiệu quả thực trạng thỏa thuận mua bán người khi còn đang là bào thai; trong khi đó, có ý kiến băn khoăn thực tiễn hiện nay đã xảy ra tình trạng thỏa thuận mua bán bào thai trong bụng mẹ nhưng để nhằm nuôi dưỡng đứa trẻ sau khi sinh thì trường hợp này có phải là mua bán người hay không?
Về nội dung trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho biết, qua rà soát quy định của pháp luật liên quan, trong một số trường hợp quyền dân sự chỉ có thể được xác lập sau khi một người được sinh ra và còn sống; theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) thì việc phạm tội đối với phụ nữ mang thai chỉ bị coi là tình tiết tăng nặng mà không bị coi là phạm tội đối với nhiều người. Như vậy, về mặt pháp lý chỉ được coi là người khi được sinh ra và còn sống.
Cũng theo bà Lê Thị Nga, theo y học thì bào thai cũng chưa được xác định là con người. Khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật quy định khái niệm về mua bán người, trong khi bào thai chưa được xác định là con người như trên đã phân tích nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng việc quy định mua bán bào thai trong khái niệm mua bán người là không phù hợp.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cũng cho biết, những năm qua, tình trạng mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra đang là thực tế đáng lo ngại. Việc thỏa thuận mua bán này thực chất là tiền đề của hành vi mua bán người (mua bán người từ giai đoạn còn đang là bào thai), nhưng việc xử lý hành vi này lại chưa được pháp luật điều chỉnh.
"Trước yêu cầu nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống mua bán người (PCMBN) từ sớm, từ xa; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm liên quan đến phụ nữ, trẻ em, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, khoản 2 Điều 3 dự thảo Luật đã quy định hành vi nghiêm cấm “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp nêu rõ.
Xác định nạn nhân cần phải dựa trên tiêu chí cụ thể
Về khái niệm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân (khoản 6 và khoản 7 Điều 2), Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, một số ý kiến ĐBQH đề nghị cân nhắc, quy định nạn nhân là bất kỳ người nào là đối tượng của hành vi mua bán người mà không chỉ là đối tượng bị xâm hại bởi hành vi mua bán người để phù hợp với Công ước Asean về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Về nội dung này, bà Lê Thị Nga cho biết, nếu quy định theo hướng nạn nhân là bất kỳ người nào là đối tượng của hành vi mua bán người thì sẽ rất khó chứng minh trên thực tế, không bảo đảm tính khả thi. Vì vậy, việc xác định nạn nhân cần phải dựa trên tiêu chí cụ thể, như bị xâm hại bởi hành vi mua bán người và được cơ quan có thẩm quyền xác định.
Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định rộng hơn so với yêu cầu của các điều ước quốc tế trong việc hỗ trợ cả người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Do đó, UBTVQH đề nghị cho giữ như trong dự thảo Luật.
Trong khi đó, có ý kiến đề nghị làm rõ khái niệm “hỗ trợ pháp luật” có nội hàm khác gì với “trợ giúp pháp lý”; đề nghị bỏ cụm từ “hỗ trợ pháp luật” vì Điều 27 của Luật Trợ giúp pháp lý quy định các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm: tham gia tố tụng; tư vấn pháp luật; đại diện ngoài tố tụng nên chỉ cần quy định về Trợ giúp pháp lý đã bao hàm cả nội dung hỗ trợ pháp luật.
Làm rõ nội dung trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho biết, tại khoản 2 Điều 27 của Luật Trợ giúp pháp lý quy định các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và được thực hiện bởi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý và phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Theo quy định của Luật hiện hành thì nạn nhân được trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký cư trú, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại.
Để bảo đảm mục tiêu lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là trung tâm thì việc hỗ trợ cho họ sau khi tiếp nhận cần kịp thời, nhanh chóng và phải thực hiện ngay. Do đó, khái niệm “hỗ trợ pháp luật” trong dự thảo Luật được hiểu là việc tư vấn để phòng ngừa bị mua bán trở lại, tư vấn làm thủ tục đăng ký cư trú, hộ tịch, làm căn cước, nhận chế độ hỗ và được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi tiếp nhận. Đồng thời, Điều 42 của dự thảo Luật được tách thành 2 khoản quy định về trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp luật.
(CLO) Dù biết hành vi đưa người sang nước ngoài bán là vi phạm pháp luật nhưng Tuyên và Xuyên vẫn câu kết với nhau để đưa chị S. sang Trung Quốc. Nạn nhân sau đó bị bán cho một người đàn ông lấy làm vợ với giá hơn 100 triệu đồng.
(CLO) Với đạo luật Tuổi tối thiểu Mạng xã hội, Úc trở thành quốc gia đầu tiên thử nghiệm việc siết chặt quản lý mạng xã hội. Các công ty công nghệ như TikTok và Meta đã phản ứng dữ dội, trong khi người dân và chính quyền Úc kiên quyết bảo vệ lệnh cấm này.
(CL) Tuyến vận tải khách quốc tế khu vực biên giới Tiên Yên (Việt Nam) - Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) vừa chính thức được khôi phục sau 2 năm tạm dừng.
(CLO) Nhà hát Opera cạnh Hồ Tây được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Ý Renzo Piano – cây đại thụ của ngành kiến trúc hiện đại với những tác phẩm làm thay đổi thế giới.
(CLO) BĐS hàng hiệu tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ số lượng dự án mới gia tăng nhanh trên toàn cầu. Trong đó, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương (CA – TBD) gây chú ý, khi được dự báo sẽ cạnh tranh ngang hàng với thị trường Bắc Mỹ trong một thập kỷ tới.
(CLO) CTCP Chứng khoán Phú Hưng (Mã: PHS) ghi nhận lợi nhuận sụt giảm 93% so với cùng kỳ. Đơn vị phải đóng cửa chi nhánh và gia hạn các khoản nợ tín dụng.
(CLO) Tối 29/11, tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc, đồng thời công bố quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách, diễn ra đến hết ngày 1/12.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã thay thế Tư lệnh lực lượng lục quân vào thứ Sáu, giao cho Thiếu tướng Mykhailo Drapatyi phụ trách, trong bối cảnh liên tục thất thủ ở chiến trường phía đông và quân đội Kiev đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.
(CLO) Liên hoan Sân khấu TP HCM lần thứ nhất để lại trong lòng khán giả những cảm xúc sâu đậm và thể hiện sức sống bền bỉ của nghệ thuật kịch nói trong đời sống văn hóa của Thành phố.
(CLO) Lực lượng đối lập vũ trang Syria đã tiến vào Aleppo chỉ ba ngày sau cuộc tấn công bất ngờ, đánh dấu lần đầu tiên họ đặt chân vào thành phố lớn thứ hai của đất nước kể từ khi quân đội chính quyền chiếm lại thành phố này vào năm 2016.
(CLO) Tuần này, Ngân hàng Nga đã thông báo họ sẽ tạm dừng mua ngoại tệ trên sàn giao dịch trong nước từ ngày 28/11 cho đến cuối năm, để giảm sự biến động của thị trường.
(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết, dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú đã phát hành hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và dự kiến ngày 7/1/2025 công tác mở thầu sẽ được thực hiện.
(CLO) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (khoá XXII) vừa tổ chức hội nghị lần thứ 23 với thành phần mở rộng để thảo luận, cho ý kiến vào Dự thảo Báo cáo kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa có quyết định giải thể Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, để thành lập Phòng Quản lý môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
(CLO) Ông Trần Mạnh Cường, Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng, đồng thời được chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, giữ chức Bí thư Đảng bộ Cục Hải quan Hải Phòng nhiệm kỳ 2020-2025.
(CLO) Chiều 29/11, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: “Xưa chúng ta vẫn có suy nghĩ là nông dân nghĩ nhỏ, làm việc nhỏ nay nông dân phải nghĩ lớn và làm lớn. Nông dân Hà Nội sản xuất không chỉ để phục vụ thị trường khoảng 10 triệu dân của Thủ đô mà còn hướng tới thị trường toàn cầu”.
(CLO) Ngày 29/11, tại TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Thiếu tướng Hoàng Sâm-Người Cộng sản kiên trung, nhà chỉ huy quân sự tài năng, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình".
(CLO) Ngày 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, sáng 29/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni đã đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và thưởng thức phẩm trà quý của Việt Nam.
(CLO) Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Văn bản số 1026/TTg-CN ngày 28/11/2024 về việc công nhận thành phố Phủ Lý mở rộng nội thành theo tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam.