Nghiên cứu phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy giáo làm động lực”, “lấy học sinh làm trung tâm”

Thứ bảy, 28/08/2021 19:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ngành giáo dục đã từng bước, quyết liệt thực hiện các giải pháp đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thủ tướng đề nghị nghiên cứu thêm phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy giáo làm động lực” để bổ sung cho phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”.

Bài liên quan
nghien cuu phuong cham lay nha truong lam nen tang lay thay giao lam dong luc lay hoc sinh lam trung tam hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu tham dự Hội nghị.

Ngày 28/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Báo Nhà báo và Công luận xin trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị:

Hội nghị hôm nay diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt bởi đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Ở nước ta, nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội. Nhân dân đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần, trong đó có các học sinh, sinh viên.

Chúng ta phải xác định rõ năm học mới và những năm học tới còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề mới, phức tạp chưa thể hình dung hết. Cần nhìn nhận khách quan tình hình, không chủ quan, lơ là, thỏa mãn, phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, thống nhất nhận thức, quyết liệt hành động để thực hiện các nhiệm vụ.

Chỉ còn ít ngày nữa là năm học mới bắt đầu. Đây là thời điểm mỗi giáo viên, học sinh, sinh viên háo hức, các phụ huynh mong chờ ngày tựu trường sau kỳ nghỉ hè vất vả, nhưng có lẽ nhiều nơi, nhiều địa phương trên cả nước chưa thực hiện được. Dịch bệnh gần như đã làm đảo lộn tất cả các hoạt động của xã hội. Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ những vất vả, khó khăn của cả ngành giáo dục, của hơn 24 triệu học sinh, sinh viên, hàng triệu nhà giáo, hàng chục triệu phụ huynh học sinh.

Chính vì vậy, bên cạnh việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển sự nghiệp giáo dục, Hội nghị cần có những giải pháp trước mắt, kịp thời cho năm học mới với sự cố gắng cao nhất, quan tâm sâu sắc nhất đến tất các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên trong thời khắc khó khăn này.

Đảng ta đã xác định con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Đây là mục tiêu chiến lược, lợi ích lâu dài, chúng ta phải kiên trì, kiên định, dù khó khăn đến mấy cũng phải làm bằng được.

Tôi đánh giá cao báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ý kiến phát biểu rất tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tế, đầy bản lĩnh về những kết quả chủ yếu đạt được, những vướng mắc, hạn chế trong triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 và những việc cần làm trong thời gian tới. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu để hoàn chỉnh báo cáo, triển khai nhiệm vụ trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị lắng nghe, phát huy những kết quả đã đạt được, kịp thời phát hiện, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và tập trung khắc phục.

Vì thời gian có hạn tôi, xin không nhắc lại chi tiết mà chỉ khái quát một số điểm cơ bản.

Ngành giáo dục đã từng bước và quyết liệt thực hiện các giải pháp để đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, chú trọng phát triển con người để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Ngành giáo dục đã linh hoạt, triển khai các biện pháp ứng phó, chủ động ứng dụng công nghệ quản lý, dạy học trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Tôi đề nghị nghiên cứu thêm phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy giáo làm động lực” để bổ sung cho phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”.

nghien cuu phuong cham lay nha truong lam nen tang lay thay giao lam dong luc lay hoc sinh lam trung tam hinh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.

Năm học 2020 - 2021 ghi dấu mốc quan trọng với việc xây dựng cơ chế, chính sách thảo gỡ những “nút thắt”, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương, qua đó tạo sự chuyển biến về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, huy động nguồn lực xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành giáo dục đã tổ chức triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT sát hợp với tình hình, đảm bảo nghiêm túc, an toàn và chống dịch, được dư luận đánh giá cao. Cả nước ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực này của toàn ngành.

Giáo dục Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế như cải thiện vị trí xếp hạng các trường đại học trong các bảng xếp hạng quốc tế, tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực đạt được thứ hạng cao, thể hiện được trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam ta. Nhân dịp này, tôi gửi lời chúc mừng và khen ngợi kết quả của các đoàn dự thi Olympic quốc tế năm 2021 (với 37 em dự thi có 35 em đạt huy chương, trong đó có 12 huy chương vàng, 13 huy chương bạc, 10 huy chương đồng và 2 bằng khen); các em học sinh đạt thủ khoa trong kỳ thi THPT vừa qua, cùng hàng vạn tấm gương hiếu học vươn lên, chứng tỏ truyền thống hiếu học của đất nước ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đây là những tấm gương sáng về trí tuệ, tinh thần vượt khó và hội nhập quốc tế.

Tôi ghi nhận và biểu dương tinh thần tham gia chống dịch tích cực của thầy và trò các trường y dược, đây là lực lượng đang không quản ngại hy sinh gian khổ, luôn ở tuyến đầu trong chống dịch, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, theo tinh thần “thầy thuốc như mẹ hiền”.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng biểu dương những thành tựu của toàn ngành trong năm học vừa qua. Hôm nay, chúng ta triển khai Hội nghị trực tuyến kết nối đến nhiều điểm cầu, tôi cũng mong muốn các đồng chí truyền tải thông điệp về sự ghi nhận, đánh giá cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến toàn thể thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục trên toàn quốc đã vượt qua nghịch cảnh của dịch bệnh để thực hiện tốt sự nghiệp “trồng người”.

Bên cạnh những kết quả tích cực, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế để có giải pháp trong thời gian tới. Và trong Hội nghị hôm nay có sự tham gia của nhiều đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, vì vậy tôi cũng đề nghị các đồng chí nghiên cứu, có giải pháp tháo gỡ những yếu kém, khuyết điểm, bất cập trong những lĩnh vực, ngành mình, địa phương mình phụ trách. Những vấn để vượt thẩm quyền thì báo cáo đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền, trong đó có Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xem xét giải quyết, nếu thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ sẽ tháo gỡ ngay.

Các đồng chí nêu nhiều vấn đề như: Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa; thiếu đất cho xây dựng trường học, nhất là ở các thành phố lớn, các tỉnh có nhiều khu công nghiệp.

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để ở một số địa phương; chất lượng đội ngũ không đồng đều, một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học còn thiếu, xuống cấp.

Kiến thức cho học sinh vẫn nặng về lý thuyết mà còn thiếu tính thực tiễn, tính ứng dụng và kỹ năng sống, việc quản lý sách giáo khoa và tài liệu tham khảo còn bất cập.

Tôi xin bổ sung thêm một số hạn chế khác cũng được xã hội rất quan tâm. Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền một số nơi, một số lúc chưa ngang tầm với vị trí, vai trò “quốc sách hàng đầu” giáo dục. Vẫn còn hiện tượng bệnh thành tích trong giáo dục. Chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo đại học đã có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mong muốn của chúng ta và yêu cầu hội nhập quốc tế. Đời sống giáo viên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn. Tình trạng học thêm, dạy thêm vẫn còn phổ biến; học chưa gắn với hành. Chưa đặt đúng tầm công tác giáo dục về truyền thống lịch sử, văn hóa, các giá trị tốt đẹp của dân tộc…

Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến giáo dục chưa được tiên lượng và đánh giá thầu đáo về mọi mặt. Từng học sinh và phụ huynh ở những nơi giãn cách xã hội đều mong muốn có câu trả lời khi nào các cháu được trở lại trường học bình thường? Nhiều trường lớp đóng cửa, thu nhập của giáo viên, nhất là hệ thống trường tư thục và mầm non bị ảnh hưởng nghiêm trọng phải có chính sách hỗ trợ thế nào? Tôi còn được biết nhiều thầy cô phải đi bán hàng và làm đủ các việc khác để có thu nhập nhưng vẫn đam mê, mong muốn trở lại với bảng đen, phấn trắng, với các em học sinh. Hay các cháu học trực tuyến trong thời gian dài có ảnh hưởng tâm lý ra sao? Rồi các cháu đang ở độ tuổi phát triển nhưng gia đình gặp khó khăn do bố mẹ mất việc, không có thu nhập, chất lượng bữa ăn bị ảnh hưởng liệu có tác động đến dinh dưỡng và sự phát triển bình thường của các cháu hay không? Hoặc nhiều phụ huynh, nhất là ở vùng dịch, gia đình khó khăn liệu có tiền để đóng học phí hay không? Các gia đình có con nhỏ ở nhà học trực tuyến lâu ngày có ảnh hưởng đến công việc của bố mẹ hay không? Chúng ta cần suy nghĩ, có trách nhiệm trả lời thấu đáo cho những câu hỏi này. Đây là vấn đề lớn xã hội rất quan tâm và Chính phủ cần dành thời gian phân tích, có hành động cụ thể trong năm học mới, các cơ quan cần nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ.

nghien cuu phuong cham lay nha truong lam nen tang lay thay giao lam dong luc lay hoc sinh lam trung tam hinh 3

Quang cảnh Hội nghị.

Vì vậy, giải pháp của chúng ta hôm nay tập trung giải quyết 2 vấn đề. Thứ nhất là các vấn đề của kế hoạch năm học 2021-2022. Thứ hai là giải quyết vấn đề đang tồn tại của ngành gắn với mục tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển giáo dục.

Thứ nhất, về kế hoạch của năm học 2021-2022, Chính phủ sẽ có giải pháp năm học mới đảm bảo an toàn trường học gắn với tiêm vaccine. Việc trường học hoạt động trở lại bình thường là mong ước của tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Về việc này, chúng ta đang triển khai theo hướng như sau: Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tiêm vaccine cho trẻ em. Bộ Y tế quy định độ tuổi tiêm các loại vaccine để tính toán phân bổ, có kế hoạch tiêm vaccine phù hợp. Ví dụ vaccine nào được nhiều nước sử dụng tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, trong thời gian tới khi nhập khẩu về thì dành vaccine này tiêm cho trẻ em. Như vậy lứa tuổi từ 12 trở lên có thể trở lại trường học bình thường. Với trẻ em dưới 12 tuổi, chúng ta làm việc sớm với các hãng và thúc đẩy nghiên cứu trong nước để có thể trong thời gian tới có vaccine phòng dịch cho các cháu. Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán nhu cầu từng lứa tuổi, phối hợp với Bộ Y tế để có thể tiêm sớm nhất cho các cháu. Các cháu được tiêm đủ 2 mũi có thể học bình thường kèm biện pháp chống dịch khác như nhiều nước trên thế giới đang triển khai. Chúng ta làm tất cả nhưng gì có thể làm được để các cháu được tiêm vacicne. Còn đối với giáo viên đã tiêm theo nhóm ưu tiên thì rà soát lại, nếu nơi nào thiếu vacccine cho giáo viên thì bổ sung sớm. Đồng thời với việc tiêm vaccine, cần bảo đảm các điều kiện vật chất và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch khác khi học sinh trở lại học bình thường, an toàn.

Các địa phương không có dịch (vùng xanh) chủ động phương án cho học sinh quay lại trường học nhưng có biện pháp kiểm tra, sàng lọc, đảm bảo môi trường và có biện pháp phòng chống dịch phù hợp, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được.

Đối với “vùng đỏ” và “vùng vàng”, giải pháp trước mắt là học sinh vẫn phải học trực tuyến. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn cụ thể, có chương trình dạy và học phù hợp. Lãnh đạo địa phương cần hết sức lưu tâm dành các nguồn lực để hỗ trợ các trường hợp học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, đảm bảo sự công bằng trong học tập không để ai bị bỏ lại phía sau, các cháu bị thất học. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thầy cô rất chia sẻ khi ngày tựu trường, các cháu không được đến trường mà chỉ được gặp thầy cô và bạn bè qua máy tính. Các cháu học trực tuyến trong thời gian dài ảnh hưởng đến tâm sinh lý và kiến thức, vì vậy khi quay trở lại trường học bình thường, đề nghị các thầy cô giáo quan tâm đến các cháu để đảm bảo “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, bù đắp lại những thiệt thòi trong những ngày chống dịch. Đối với các cháu đang phải học trực tuyến, việc này càng phải được quan tâm. Tôi đánh giá rất cao nhiều trường lớp, thầy cô đã có những chương trình vừa học vừa chơi để các cháu hứng thú học hành, chấp hành giãn cách, giảm căng thẳng.

Đối với những học sinh, sinh viên ở gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch, cần triển khai chính sách miễn giảm học phí để đảm bảo không cháu nào bị thất học sau dịch hoặc vì nghèo mà không được đến trường. Nhiều giáo viên bị ảnh hưởng do trường đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục, mầm non cũng cần được quan tâm hơn nữa. Chúng ta đã triển khai chính sách hỗ trợ chung qua Nghị quyết 86 của Chính phủ, các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu có chính sách hỗ trợ thêm cho các giáo viên và học sinh trong các trường hợp đặc thù một cách phù hợp.

Một việc có cảm giác nhỏ nhưng đề nghị các đồng chí quan tâm, đó là trong đại dịch, nhiều gia đình không có thu nhập nên ảnh hưởng đến bữa ăn và chế độ dinh dưỡng của các cháu, đặc biệt là độ tuổi đang phát triển. Cần có chính sách hỗ trợ các trường bổ sung dinh dưỡng bữa ăn bán trú hoặc hỗ trợ thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để phát triển thể chất tốt hơn cho các cháu. Các tỉnh, thành phố nghiên cứu, duy trì, phát triển mô hình bán trú dân nuôi phù hợp với điều kiện địa phương.

Nhân dịp này, tôi kêu gọi các thầy cô, phụ huynh, học sinh và toàn thể nhân dân nêu cao tinh thần chống dịch “mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người " và hôm nay là thông điệp “tất cả vì tương lai con em chúng ta”.

Thứ hai, đối với những vấn đề cần giải quyết để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tôi đã chỉ đạo trong buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 6/5/2021. Hôm nay, tôi không nhắc lại mà bổ sung một số nội dung mới gắn với những vấn đề cụ thể.

Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” là tư tưởng nhất quán thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nền giáo dục nước nhà. Điều đó được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng, hoạch định chính sách và dành nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Tư tưởng này phải được quán triệt đầy đủ, sâu sắc, tổng thể, toàn diện tới từng cơ sở, từng cán bộ, từng người dân và cả từng học sinh. Chất lượng giáo dục phải được nâng lên cùng với chất lượng giáo viên, phải có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo, khuyến khích đổi mới… Cơ chế, chính sách phải hài hòa lợi ích giữa người dân, nhà nước, nhà đầu tư và chia sẻ rủi ro.

Về nguyên tắc chung, năm học 2011 - 2022 là năm học đầu tiên thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ của nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ngành giáo cần hoàn thành Chiến lược giáo dục trong quý IV năm nay cùng Kế hoạch hành động cụ thể để tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục căn bản ở tất cả các cấp học, tạo động lực mới, đột phá cho sự phát triển, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, vận hành cơ chế tự chủ đại học, mở rộng hợp tác quốc tế...; hướng tới nền giáo dục có chất lượng, uy tín trong khu vực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập và các khâu đột phá chiến lược.

Vấn đề giáo dục và đào tạo là vấn đề khó, vì tác động tới nhiều đối tượng, nhiều người, tới tất cả các gia đình. Những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Đối với các vướng mắc của ngành cụ thể nêu ở trên tôi yêu cầu: Bộ Xây dựng phối hợp các cơ quan liên quan và các địa phương rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát quy hoạch xây dựng gắn với không gian xây trường học phù hợp, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, với tầm nhìn xa, hiện đại.

Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương phối hợp rà soát cơ chế, chính sách phân bổ giáo viên và triển khai các chương trình đào tạo, tuyển dụng cho phù hợp. Cần có giải pháp tổng thể giảm bệnh thành tích trong giáo dục để đạt mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thu hút nhân tài, “học gắn với hành”, khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, từ đào tạo - tuyển dụng - sử dụng nguồn nhân lực... Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non, trang bị cơ sở vật chất trường lớp, bổ sung trang thiết bị dạy học đang bị thiếu, xuống cấp, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp từng địa phương.

Cần giảm tình trạng dạy thêm học thêm bằng giải pháp thiết kế chương trình học, cơ chế thi cử, chế độ đãi ngộ giáo viên phù hợp, cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng học dễ thi khó, “học một đằng thi một nẻo”… Sớm công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp và phương án các năm tiếp theo để giáo viên và học sinh có thời gian chuẩn bị.

Cần có giải pháp để học sinh thích học môn lịch sử, tìm hiểu truyền thống văn hóa, các giá trị tốt đẹp của dân tộc, của cha ông ta. Môn lịch sử rất quan trọng, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và hiểu biết văn hóa Việt Nam. Việc dạy môn lịch sử hiện nay còn thiên về học thuộc, thiếu hấp dẫn. Tăng cường việc dạy và học ngoại ngữ gắn với việc đổi mới và sáng tạo cách dạy, học. Thực tế chất lượng đào tạo ngoại ngữ còn hạn chế, giảm sức cạnh tranh của nguồn nhân lực đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Cần nghiên cứu kỹ vấn đề tự chủ giáo dục, không chậm trễ, không nóng vội, thận trọng, khoa học; tự chủ về chuyên môn, kinh phí nhưng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Về việc thiếu giáo viên, thiếu ở đâu, thiếu bao nhiêu, thiếu thế nào phải phân tích rất cụ thể, không thể chỉ nói chung chung, thống kê một cách cơ học. Lãnh đạo các địa phương cần quan tâm việc tổ chức lại các nhà trường, các điểm trường, cơ cấu lại, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, đội ngũ phục vụ…; xuống tận cơ sở, sâu sát, quyết liệt để giải quyết các bất cập. Trong bối cảnh nguồn lực có hạn, bài toán đặt ra là phải làm sao sử dụng phù hợp nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất để bất kỳ trẻ em nào trên đất nước ta đến tuổi đi học đều được đến trường, được bảo đảm quyền lợi cao nhất. Chúng ta không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Giáo dục là lĩnh vực liên quan đến mọi gia đình, có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội, vì vậy các đồng chí cần chú trọng đến hoạt động truyền thông để Nhân dân hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách về giáo dục, góp phần tạo sự đồng thuận, chia sẻ đến mọi tầng lớp trong Nhân dân. Lưu ý cần quan tâm theo dõi, sơ kết, tổng kết, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách và khâu tổ chức thực hiện, không để người dân bức xúc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Các đồng chí đang thực hiện trọng trách vô cùng vinh dự của sự nghiệp “trồng người”, dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng chúng ta có truyền thống, có kinh nghiệm, có lòng yêu nước, có đam mê, chúng ta sẽ vượt qua. Nhân dịp năm học mới, tôi xin chúc và mong các đồng chí với trí tuệ, sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm ra sức xây dựng nền giáo dục ngày càng phát triển, tất cả vì thế hệ trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu, tất cả vì một Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu ”, một Việt Nam thịnh vượng và hạnh phúc, nhân dân thực sự hạnh phúc và ấm no./.

Tin mới

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2025 tăng trưởng đột phá

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2025 tăng trưởng đột phá

(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).

Công luận 24H
Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.

Tin tức
18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.

Đời sống văn hóa
Nhiều xe máy nối đuôi nhau chạy ngược chiều trên cầu vượt ở Bình Dương

Nhiều xe máy nối đuôi nhau chạy ngược chiều trên cầu vượt ở Bình Dương

(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.

Công luận 24H
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu

'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu

(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.

Giải trí
Biểu tình phản đối hai ông Trump và Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu

Biểu tình phản đối hai ông Trump và Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu

(CLO) Ngày 5/4 đã chứng kiến làn sóng biểu tình mạnh mẽ chống lại Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu.

Thế giới 24h
Dính 'lùm xùm' vụ kẹo rau, Hoa hậu Thuỳ Tiên liệu có bị thu hồi vương miện?

Dính 'lùm xùm' vụ kẹo rau, Hoa hậu Thuỳ Tiên liệu có bị thu hồi vương miện?

(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.

Giải trí
Truyền thuyết và dấu ấn lịch sử của 18 đời Vua Hùng

Truyền thuyết và dấu ấn lịch sử của 18 đời Vua Hùng

(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.

Đời sống văn hóa
Mở thông tuyến từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, Quảng Ninh kỳ vọng thu hút thêm nửa triệu du khách

Mở thông tuyến từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, Quảng Ninh kỳ vọng thu hút thêm nửa triệu du khách

(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.

Du lịch
Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.

Thế giới 24h
Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.

Xe
Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Đời sống văn hóa
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.

Kinh tế vĩ mô
Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.

Đời sống văn hóa
Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Sẽ hạn chế người nổi tiếng xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội nếu quảng cáo sai sự thật

Sẽ hạn chế người nổi tiếng xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội nếu quảng cáo sai sự thật

(CLO) Thứ trưởng thường trực Bộ VHTT&DL Lê Hải Bình cho biết, sắp tới sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo; trong đó, dự định tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí có biện pháp hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội đối với người nổi tiếng và các nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật.

Tin tức
'Bỏ cấp huyện', thủ tục hành chính được chuyển về cấp xã để giải quyết

'Bỏ cấp huyện', thủ tục hành chính được chuyển về cấp xã để giải quyết

(CLO) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, các thủ tục hành chính trước đây được thực hiện ở cấp huyện sẽ do cấp xã trực tiếp thực hiện.

Tin tức
Sản phẩm thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Sản phẩm thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; dệt may, da giày…; phần sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu.

Tin tức
Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.

Tin tức
Hà Nội biến trụ sở cũ, nhà máy bỏ hoang thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Hà Nội biến trụ sở cũ, nhà máy bỏ hoang thành trung tâm công nghiệp văn hóa

(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đang được lấy ý kiến, cho phép tận dụng công trình tài sản công như trụ sở cơ quan đã di dời, cơ sở sản xuất bỏ hoang hay hạ tầng chưa sử dụng để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình tĩnh ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình tĩnh ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ

(CLO) Về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nắm chắc tình hình, đề ra kế hoạch, giải pháp cả trước mắt và lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuế quan và phi thuế quan, thương mại và phi thương mại, có cả biện pháp tổng thể, chiến lược và cả giải pháp cụ thể, có trọng điểm và diện rộng.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, nhưng không phải duy nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, nhưng không phải duy nhất

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…

Tin tức
Tiếp tục làm sâu sắc hợp tác Việt Nam - Uzbekistan trên tất cả các lĩnh vực và các kênh

Tiếp tục làm sâu sắc hợp tác Việt Nam - Uzbekistan trên tất cả các lĩnh vực và các kênh

(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Tin tức
Khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới

Khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới

(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.

Tin tức
Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.

Tin tức