Người bị bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine Covid-19 không?

Thứ ba, 24/08/2021 12:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Người bị bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay không? Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch nếu tiêm vaccine có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Hiện không có báo cáo về tương tác giữa vaccine phòng Covid-19 và các thuốc điều trị tim mạch

Hiện không có báo cáo về tương tác giữa vaccine phòng Covid-19 và các thuốc điều trị tim mạch

Đó là câu hỏi của không ít bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mắc các loại bệnh về tim mạch, trước khi quyết định tiêm vaccine Covid-19. Về nội dung này, BS. Bùi Văn Thường - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra những tư vấn, giải đáp.

Có bất kỳ tương tác nào đã biết của vaccine Covid-19 với thuốc chữa bệnh tim không?

Không có báo cáo về tương tác giữa vaccine phòng Covid-19 và các thuốc điều trị tim mạch. Người bệnh không được ngừng các loại thuốc điều trị tim mạch trước và sau khi tiêm vaccine.

Một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông, kháng kết tập tiểu cầu) có thể bị đau, sưng và bầm tím xung quanh vết tiêm. Nên sử dụng một cây kim nhỏ (cỡ 23 hoặc 25) để tiêm chủng, sau tiêm ấn mạnh vào vết thương mà không cọ xát trong ít nhất hai phút.

Bệnh nhân cần được thông báo về nguy cơ tụ máu do tiêm. Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng vitamin K nên duy trì INR ở giới hạn dưới của điều trị.

Các loại vaccine Covid-19 được sử dụng bằng đường tiêm bắp, không có khuyến cáo về việc tiêm vaccine Covid-19 dưới da để giảm nguy cơ chảy máu, bầm tụ máu sau tiêm.

Các bệnh nhân sau phẫu thuật thay van tim, đặt stent động mạch vành, cấy các thiết bị cấy ghép tim có tiêm vaccine Covid-19 được hay không?

Không có biến chứng nào được ghi nhận là vaccine Covid-19 ảnh hưởng lên van tim nhân tạo sinh học/cơ học, stent động mạch vành cũng như các thiết bị cấy ghép khác.

Bệnh nhân sau mổ thay van tim nhân tạo, đặt stent động mạch vành, cấy máy tạo nhịp tim… có thể tiêm vaccine Covid-19 an toàn.

Hãy nói cho bác sỹ biết về các thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu bạn đang dùng.

Tôi uống thuốc ức chế miễn dịch do ghép tim. Thuốc ức chế miễn dịch có thể xung đột với vaccine Covid-19 không?

Các vaccine hiện được chấp thuận sử dụng không chứa virus sống, do đó, không có nguy cơ gây nhiễm trùng cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, kể cả những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm tác dụng của vaccine. Hãy nói cho bác sỹ biết về các thuốc bạn đang sử dụng trước khi tiêm.

Các bệnh nhân có rối loạn nhịp tim như rung nhĩ/nhịp nhanh xoang/ngoại tâm thu thất có tiêm vaccine phòng Covid-19 được hay không?

Không có chống chỉ định tiêm vaccine ở các nhóm đối tượng này. Tuy nhiên trước bệnh nhân lần đầu tiên được chẩn đoán rối loạn nhịp như rung nhĩ/ngoại tâm thu thất/ nhịp nhanh xoang, điều quan trọng là bác sỹ cần xác định liệu bệnh nhân có đang mắc tình trạng cấp tính khác hay không như hội chứng vành cấp, suy tim tiến triển, cường giáp…

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn nhịp tim và hiện tại đang điều trị ổn định thì có thể tiêm vaccine Covid-19 an toàn, tuy nhiên cần theo dõi sát ở các cơ y tế. Có một số báo cáo về biến cố tắc mạch sau khi tiêm vaccine, tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp. Các bệnh nhân rung nhĩ có chỉ định dùng thuốc chống đông cần được dùng thuốc chống đông đầy đủ trước khi tiêm.

Nhịp nhanh xoang rất thường gặp khi khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine, hầu hết liên quan đến vấn đề tâm lý lo lắng, căng thẳng. Bác sỹ cần khai thác các triệu chứng khác kèm theo, nếu tất cả đều bình thường, có thể tiêm chủng an toàn. Tuy nhiên nhịp tim nhanh có thể làm che giấu đi một số triệu chứng liên quan đến các phản ứng sau khi tiêm, đặc biệt là phản ứng phản vệ.

PV 

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe
Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

(CLO) Theo danh sách xử phạt Sở Y tế TP HCM vừa công bố, Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy cùng nhiều cơ sở thẩm mỹ khác đã bị đình chỉ hoạt động do có hàng loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo...

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

(CLO) Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP HCM vừa kiểm tra và xử lý một cơ sở mang tên LuxCell trên địa bàn quận 3, có dấu hiệu hành nghề khám chữa bệnh trái phép.

Sức khỏe
Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

(CLO) Giáo sư Hiranaka Takafumi - “Cha đẻ” của phương pháp phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ sẽ có chuyến làm việc đặc biệt tại Việt Nam từ ngày 21/4 - 22/4 tới. Ông sẽ thăm khám và phối hợp cùng các bác sĩ Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cho bệnh nhân người Việt tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội).

Sức khỏe
Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe