Bình Định:

Người dân bất bình vì bị thu phí khi đến tắm biển tại Trung Lương

Chủ nhật, 21/02/2021 15:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Lương được xem là một bãi biển đẹp, hấp dẫn nhất so với bờ biển thuộc tỉnh Bình Định. Thiên cảnh nơi đây được ví như đảo Jeju xứ Hàn. Tuy nhiên, nhiều người dân và du khách bất bình khi họ đến đây tắm biển bị chặn lại thu phí.

Thiên cảnh ở bãi biển Trung Lương (Bình Định)

Thiên cảnh ở bãi biển Trung Lương (Bình Định)

Nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km, bãi biển Trung Lương tọa lạc ở phía Đông đường ĐT 639 thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Một vị trí cực hấp dẫn với ba mặt là núi non hùng vĩ, một mặt hướng biển trong xanh bao la, bãi cát trắng kéo dài xen lẫn những phiến đá cuội to lớn.

Đến đây, ngoài việc đắm mình dưới làn nước mát và ngắm nhìn những đàn cá bơi lội tung tăn hay tận hưởng không khí thanh bình, gần gũi với thiên nhiên thì nhiều du khách có thể nghỉ dưỡng, thưởng thức cà phê, ăn hải sản và “sống ảo”; ...

Tuy nhiên, điều làm cho nhiều du khách bất bình là ở đây tổ chức làm rào chắn để thu phí. Đặc biệt là những người dân sống lân cận.

Người dân muốn xuống bãi biển phải mua vé mới được qua cổng này. Ảnh: Thái Sơn.

Người dân muốn xuống bãi biển phải mua vé mới được qua cổng này. Ảnh: Thái Sơn.

Bà Trần Thị Hường (70 tuổi, TP. Quy Nhơn) bức xúc: “Nghe nói biển ở đây sạch nên tôi đến đây để tắm, không sử dụng dịch vụ gì tại sao phải mua vé 40 ngàn đồng?”.

Đoàn khách của bà Hường đi tắm biển có 10 người trong đó có 4 em nhỏ từ 5-6 tuổi cũng bị nhân viên ở đây chặn lại bắt mua vé mới được xuống bãi biển.

Đoàn 10 người, gồm người già lẫn trẻ em đi tắm biển đều phải chịu phí, nhưng trên hoá đơn lại ghi là,

Đoàn 10 người, gồm người già lẫn trẻ em đi tắm biển đều phải chịu phí, nhưng trên hoá đơn lại ghi là, "vé tham quan, người lớn".

Chị Nguyễn Thị Loan (ở Phù Cát) nói: “Tôi là người dân địa phương, hôm nay vì có khách ở Sài Gòn về chơi nên mới dẫn đi chứ tôi không tới đây vì có những quy định rất vô lý. Đến trẻ em cao dưới 1m thì không phải mua vé, còn lại người già hay trẻ em xuống tắm biển đều phải trả phí 40 ngàn đồng. Mà trẻ em cao dưới 1m thì chỉ có mấy đứa đang ẵm trên tay thôi”.

Quầy bán vé. Mỗi người phải đóng 40 ngàn đồng, trẻ em cao dưới 1m được miễn phí. Ảnh: Thái Sơn

Quầy bán vé. Mỗi người phải đóng 40 ngàn đồng, trẻ em cao dưới 1m được miễn phí. Ảnh: Thái Sơn

Qua thực địa, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận ghi nhận, biển Trung Lương được một nhà đầu tư khai thác có tên là Khu dã ngoại Trung Lương. Sát cổng để xe ôtô có một nhà hàng ăn uống. Để xuống bãi biển, du khách và người dân phải mua vé để vào cổng. Dọc con đường uốn lượn bậc thang theo sườn núi, có một số tiểu cảnh để du khách có thể chụp hình lưu niệm; phía bên phải trên đồi có một số căn nhà nghỉ giống dạng homestay đang được xây dựng, chưa lợp mái; bên trái có bãi đất trống để cắm trại; sát bờ biển là quán cafe được xây dựng kiên cố bằng bê tông; dưới bãi biển có xích đu và một số tiểu cảnh…

Nhiều công trình đang xây dựng dang dở. Ảnh: Thái Sơn

Nhiều công trình đang xây dựng dang dở. Ảnh: Thái Sơn

Trao đổi những phản ánh của người dân với ông Huỳnh Cao Nhất – Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định thì được biết, việc tổ chức thu phí đơn vị đầu tư đã có lập kế hoạch gửi đến Sở Tài chính và báo cáo Sở Du lịch tỉnh Bình Định và được những cơ quan này cho phép.

Ông Nhất cho biết, trước đây giá vào cổng tham quan là 30 ngàn/người. “Trước đây là bãi biển hoang sơ, đường đi gập ghềnh, năm 2017 có một đơn vị bỏ kinh phí đầu tư nơi này. Họ đầu tư nên đã xin phép thu phí khai thác các dịch vụ. Quy định người dân đến để tắm biển, uống cà phê thì không thu phí. Việc người dân đến tắm biển bị chặn thu phí thì chúng tôi sẽ sẽ kiểm tra lại” - ông Huỳnh Cao Nhất nói.

Nhiều công trình xây dựng kiên cố sát bờ biển.

Nhiều công trình xây dựng kiên cố sát bờ biển.

Nhiều du khách vào uống cà phê cũng phải mua vé qua cổng. Ảnh: Thái Sơn

Nhiều du khách vào uống cà phê cũng phải mua vé qua cổng. Ảnh: Thái Sơn

Thiết nghĩ, việc các doanh nghiệp bỏ kinh phí để đầu tư một khu du lịch khang trang sạch sẽ là rất đáng khích lệ. Du khách hay người dân địa phương đến sử dụng dịch vụ, sử dụng sản phẩm của nhà đầu tư thì phải chấp nhận thêm giá trị gia tăng, đó là chuyện đương nhiên. Nhưng, đến chỉ tắm biển, ngắm cảnh thiên nhiên mà bị chặn lại thu phí là điều rất vô lý, bất bình thường, cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh Bình Định cần xem lại.

Đặc biệt, tại Khu du lịch Trung Lương có một số công trình xây dựng kiên cố ngay sát bờ biển đang vi phạm hành lang bảo vệ bờ biển đã được quy định tại Khoản 1, Điều 23 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Nghị định 40/NĐ-CP, Thông tư 29/2016/TT-BTNMT.

Hoàng Tuấn

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa