“Người dân còn quan tâm đến giáo dục thì đất nước còn hồng phúc”

Thứ bảy, 31/10/2020 21:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đổi mới giáo dục rất khó, cái gì đổi mới cũng khó và là quá trình cọ xát, phải làm kiên định.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến ngành giáo dục năm 2020 (31/10), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có những đánh giá, nhận xét về quá trình thực hiện đổi mới giáo dục trong thời gian 6 năm qua, trong đó nêu ra nhiều quan điểm về đổi mới giáo dục.

Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thì giáo dục liên quan đến toàn dân và mọi người phải tham gia vào giáo dục, không chỉ giáo dục trong nhà trường.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành giáo dục năm 2020 (ảnh TL).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành giáo dục năm 2020 (ảnh TL).

Đặc thù Việt Nam mọi người ít nhiều đều có kinh nghiệm và có hiểu biết thực tiễn về giáo dục và đều góp ý được.

Để mọi người hiểu, đồng thuận và tham gia thì phải hết sức cầu thị, có trao đi đổi lại, trên tình thần tôn trọng và thực sự bằng tấm lòng thật để tiếp thu ý kiến đóng góp cho giáo dục.

“Chừng nào người dân còn quan tâm đến giáo dục, chừng đó đất nước còn hồng phúc, ngành Giáo dục còn may mắn” – Phó Thử tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Đã là giáo dục phải đi trước 1 bước, phải hội nhập quốc tế.

Cái gì phù hợp với xu thế thế giới thì tiếp thu một cách phù hợp với điều kiện Việt Nam nhưng đã là xu thế thì nhất định không đi ngược lại.

Thế giới xu thế học không nhồi nhét, học phải có tương tác thì giáo dục nước ta cũng phải theo.

 Nền văn hóa Á Đông là rất coi trọng lễ phép, nghe lời người lớn nhưng như thế không có nghĩa là trẻ em không được thưa lại, có ý kiến bày tỏ chính kiến của mình.

Hay câu chuyện tự chủ đại học vẫn phải theo xếp hạng quốc tế. Thế giới đánh giá về PISA thế nào, về chỉ số nguồn nhân lực của WB (ngân hàng thế giới) thế nào, cũng như xếp hạng chỉ số điện tử cũng có chỗ chưa phù hợp đâu, nhưng về cơ bản vẫn là trên mặt bằng thế giới mà chúng ta phải theo, nhìn vào đó thấy được nước ta cái gì mạnh, cái gì yếu”.

Phó Thử tưởng Vũ Đức Đam còn cho rằng, một trong những xu thế của giáo dục phổ thông mà Việt Nam phải kiên trì và quyết liệt thay đổi đó là giáo dục phổ thông thì nhất định nhà nước phải lo, hoặc trực tiếp, hoặc xã hội hóa, để đủ trường lớp, đủ giáo viên để học sinh học ngày 2 buổi thuận lợi. Đây là xu thế thế giới.  

Việc dồn trường, dịch trường, tinh giản biên chế, nhưng không được quên nguyên lý này.

Một nguyên lý quan trọng mà hiện nay nước ta chưa thay đổi mấy, tới đây phải thay đổi rất kịch liệt, kiên trì, đòi hỏi sự đổi mới từ trong ngành Giáo dục trở ra, đó là giáo dục phổ thông phải bình đẳng về cơ hội, không được lựa chọn đầu vào.

Một vấn đề cũng rất quan trọng, vừa rồi có đổi mới bước đầu đó là xu thế thế giới là các thiết chế về giáo dục, trong đó các trường từ mầm non đến đại học, không chỉ là thiết chế của chính quyền mà còn là thiết chế của cộng đồng.

Tức thành phần quản lý, quản trị nhà trường phải có 5 thành phần: Chính quyền; tập thể giáo viên, người lao động trong trường; nhân dân, cộng đồng dân cư mà trực tiếp là phụ huynh và vai trò của học sinh.

Bác Hồ nói rất giản dị: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ; cái gì cũ không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý; cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm; cái gì mới, hay thì phải làm”.

Ví dụ, cũ mà xấu như học nhồi nhét, thụ động, không thực học thực nghiệp, không dám phản biện là xấu, phải bỏ và đã có cái bỏ rồi. Hay thi đua rất hình thức, không vì học sinh thì phải bỏ.

Những gì cũ, không xấu nhưng phiền phức như quản lý trường thì không xấu nhưng phiền phức là quá nhiều giấy tờ thì phải sửa, và vừa qua mình đã có sửa.

Cũ mà tốt, cái này chúng ta vừa rồi xem nhẹ như hoạt động Đoàn, Đội ngày xưa rất tốt, lao động vệ sinh tốt, thể dục thể thao rất tốt. Ngày xưa trẻ em gặp người lớn là khoanh tay, giờ miền Bắc đã bỏ không còn dạy.

Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chưa chú trọng đúng mức. Cái mới mà tốt, đó là dạy học phản biện, là áp dụng CNTT cần phải phát huy.

Vừa rồi SGK, tới đây là đồ dùng dạy học. Tại sao không làm phòng thí nghiệm ảo. SGK là mặt hàng đặc biệt, tại sao lại không có hệ thống học sinh đăng ký cái nào mua mới, cái nào dùng cũ, để sách được đưa đến tay từng học sinh, đặc biệt chống được sách giả.

Đổi mới giáo là một quá trình, không thể đòi hỏi một năm mà đổi mới ngay được, đến đổi mới thi cử cũng phải 6 năm mới xong, trong lúc thi nhiều ý kiến giao động, nhưng chúng ta đã rất kiên định.

Ngay năm nay, khi có dịch cũng rất nhiều ý kiến. Chúng ta phải rất kiên trì. SGK cũng phải cuốn chiếu 5 năm mới xong. Trong lúc chưa hoàn thành, bao giờ cũng có vấn đề này, vấn đề khác.

Năm nay SGK lớp 1 có trục trặc nhưng phải bình tĩnh, vì quan trọng nhất của đổi mới là chương trình. Hồn cốt của đổi mới là chương trình, đó là pháp lệnh. SGK chỉ là tham khảo. Phải xã hội hóa để phá thế độc quyền và quy tụ nhiều người hơn làm SGK, để có SGK tốt hơn.

Năm đầu tiên làm thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo hình thức xã hội hóa, Bộ GD&ĐT cần nghiêm khắc nhìn vào những chỗ chưa tốt để chấn chỉnh nhưng cái lớn, đúng phải tiếp tục ủng hộ, cổ vũ.

Cuối cùng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Đổi mới rất khó, cái gì đổi mới cũng khó và là quá trình cọ xát và phải làm kiên định. Đổi mới phải từ trong ra, từ trên xuống.

Tư tưởng đổi mới phải từ trong ngành Giáo dục ra đến giáo viên, rồi mới xã hội, phải từ trên xuống.

Ở địa phương thì phải từ người đứng đầu, trong hệ thống giáo dục đổi mới từ Bộ trưởng.

Giờ có thời cơ là mình có CNTT. Ngành Giáo dục là ngành cần và có điều kiện đi đầu trong chuyển đổi số. Giáo dục phát triển thì đất nước mới có tương lai”.

Trinh Phúc

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục