Người dân đề nghị thanh tra toàn diện dự án Khu dân cư 7/5

Thứ năm, 27/09/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) UBND quận 9 đã lên kế hoạch cưỡng chế những hộ dân còn lại tại dự án Khu dân cư 7/5 vào tháng 9/2018. Khi báo chí và dư luận lên tiếng, mới đây, UBND phường Long Thạnh Mỹ đã ra thông báo tạm hoãn thực hiện cưỡng chế thu hồi đất. Từ đây, người dân đang đề nghị Bộ TNMT, UBND TP.HCM thanh tra toàn diện dự án, gồm quy trình tạm giao đất, giao đất, xác định ranh đất ngoài thực địa…

Người dân có được trả lại đất nếu cưỡng chế “lố”?

Như Nhà báo & Công luận đã thông tin: Từ 30/6/2004, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua đã ký Quyết định 3243 về “tạm giao” trên 324.000m2 tại phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 (không thấy đính kèm bất cứ thống kê nào về số lô thửa, bản vẽ hiện trạng, số hộ dân cư ngụ, sản xuất…) cho Công ty 7/5 thực hiện dự án khu dân cư.

Cũng mảnh đất này, tới 25/6/2015, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đã ký Quyết định 3066/QĐ-UBND về “Chấm dứt tạm giao 324.000m2 đất cho Công ty 7/5” để “Giao 321.301m2 đất cho Công ty TNHH A Sung”. Đáng chú ý, Công ty 7/5 giải thể cuối năm 2014; Công ty TNHH A Sung ra đời năm 2013, vốn điều lệ 1 tỷ đồng, chuyên về giáo dục.

Cuối cùng, lô đất có giá trị hàng ngàn tỷ đồng từ diện “tạm giao” cho doanh nghiệp quân đội đã về tay doanh nghiệp “vỏ nội, ruột ngoại” không qua đấu giá. Sự thật trên sẽ không thể minh bạch, nếu Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ -  nguyên GĐ Công ty TNHH A Sung không lên tiếng.

Đáng chú ý, UBND quận 9 đã có dấu hiệu vội vàng trong thực hiện cưỡng chế đất cho doanh nghiệp ngay trong chính biên bản tiếp xúc với người dân.

Cụ thể, ngày 15/12/2016, UBND quận 9 đã làm việc với các hộ dân ở địa chỉ 126/4 khu phố Giãn Dân để vận động bàn giao mặt bằng. Về đề nghị “xem lại việc cắm mốc ranh đúng chưa?” của người dân, phía chính quyền trình bày: “UBND quận 9 không thực hiện việc cắm mốc ranh do đó không trả lời nội dung này…” (!?)

Và thực tế, khi vấn đề ranh mốc chưa được làm rõ, việc UBND quận 9 liên tục thông báo cưỡng chế đã khiến nghi vấn “cưỡng chế lố” như tại Thủ Thiêm được đặt ra.

Báo Công luận
Ông Nguyễn Văn Oai (ngoài cùng bên phải) và em trai ruột (ngoài cùng bên trái) trên thửa đất đã bị cưỡng chế các công trình nhà ở, nhà xưởng,... 
Cần rà soát lại nguồn gốc và quá trình quản lý sử dụng đất

Tại dự án trên, chỉ còn hộ ông Vũ Văn Cường, ở 126/4 khu phố Giãn Dân là chưa bị cưỡng chế. Khi không có tên trong danh sách bồi thường, ông Cường đã kiện UBND quận 9 ra tòa.

Cụ thể, ông Cường yêu cầu UBND Quận 9 hủy toàn bộ nội dung văn bản 1920/UBND-BBT ngày 26/7/2016 về “trả lời đơn yêu cầu bổ sung tên trong các quyết định” và đề nghị đưa ông vào danh sách thu hồi bồi thường hỗ trợ, tái định cư theo quy định pháp luật.

Về nguồn gốc đất: Năm 1979, ông Hoàng Xuân Lịch được địa phương hướng dẫn khai hoang 5.280m2 đất thuộc một phần lô số 10, tờ bản đồ số 5, ấp Giãn Dân. Ngày 1/8/1992, ông Lịch giao lại toàn bộ 5.280m2 đất trên cho địa phương, địa phương giao lại cho ông Phan Như Hải. Ông Hải đã xây nhà ở, đăng ký hộ khẩu từ 1993, đăng ký nhà đất từ 1999.

Ngày 29/12/2000, ông Hải chuyển nhượng cho ông Vũ Văn Cường 3.000m2 đất, trên đất có 1 nhà ở và nhà xưởng tạo lập từ 1994. Sau đó, ông Cường đã được Sở KH&ĐT cấp phép hoạt động xưởng gỗ từ 2002, xây dựng 1 nhà thờ tổ tiên, 2 nhà ở và 1 nhà xưởng.

Tại bản án ngày 31/8/2018, TAND TP.HCM nhận định: UBND quận 9 cho rằng ông Cường không có tài liệu, giấy tờ hợp pháp hợp lệ xác nhận khu đất trên do ông quản lý sử dụng một phần từ 2001 đến nay là chưa đúng với thực tế sử dụng đất,… Do đó, tòa tuyên hủy văn bản 1920/UBND-BBT về việc trả lời đơn yêu cầu bổ sung tên trong các quyết định (ông Cường yêu cầu bổ sung tên vào các quyết định thu hồi, cưỡng chế đất nhưng không được đáp ứng - PV).

Ông Cường đặt nghi vấn: “UBND quận 9 chưa tiến hành đầy đủ các thủ tục đo đạc, xác định tài sản trên đất, mức hỗ trợ… mà vẫn quyết tâm cưỡng chế thì sau này lấy cơ sở nào để xác định giá trị bồi thường cho tôi nếu cơ quan thanh tra, tòa án xác định là thu hồi sai, thu hồi lố?”

Giá bồi thường mỗi m2 đất không đủ mua một tô phở?

Việc UBND TP.HCM giao đất cho doanh nghiệp “vỏ nội, ruột ngoại” và xác định đất “thuộc diện nhà nước thu hồi” có cần phải hủy quyết định giao đất, xác định lại bản chất dự án (lợi ích quốc gia hay thuần kinh doanh - PV),… hay không, phải qua thanh kiểm tra. Tuy nhiên, riêng việc áp giá bồi thường và tổ chức cưỡng chế, có thể thấy ngay những bất ổn.

Điển hình là trường hợp của ông Nguyễn Văn Oai, ở 126A khu phố Giãn Dân. Diện tích đất ông Oai khiếu nại có nguồn gốc khai hoang, sử dụng từ năm 1976. Ông đã thực hiện kê khai, đăng ký nhà đất năm 1999, làm thủ tục nhập khẩu... Tuy nhiên, năm 2004, UBND TP.HCM “tạm giao” đất cho Công ty 7/5 đã không xác định cụ thể số thửa, tờ bản đồ, ranh đất ngoài thực địa, thực tế gia đình ông sử dụng (như văn bản của Thanh tra Bộ TNMT ngày 9/8/2018 đã ghi).

Bất ngờ, ngày 14/7/2015, UBND quận 9 ra Quyết định 199/QĐ-UB để cưỡng chế 6.963,4m2 của gia đình ông Oai. Nhưng theo ông Oai, thực tế đã cưỡng chế khoảng 8.000m2 đất, cưỡng chế thêm cả nhà, đất của hai em ông vốn nằm ngoài quyết định cưỡng chế. “Họ bồi thường 231 triệu đồng, trong khi cưỡng chế khoảng 12.000m2 đất của tôi và các em tôi. Như vậy, giá bồi thường chưa được 20.000 đồng/m2, không đủ một tô phở…”, ông Oai bức xúc.

Cũng theo ông Oai, việc UBND quận 9 áp đặt giá bồi thường, hỗ trợ 105.000 đồng/m2, mỗi hộ tối đa chỉ được bồi thường 2.000m2, diện tích vượt không xem xét… có khuất tất. Các cơ quan Trung ương và TP.HCM cần thanh tra toàn diện dự án, xác định mốc giới ngoài thực địa, trả lại đất cho dân nếu cưỡng chế lố và thỏa thuận bồi thường diện tích đã cưỡng chế theo Luật đất đai hiện hành.

Ông Oai nhấn mạnh: “Nơi chúng tôi sinh sống, sản xuất có tên là khu Giãn Dân - tức là người dân được chính quyền hướng dẫn khai khẩn, định cư để giãn dân. Người dân vào sinh sống, canh tác, sản xuất trên khu vực từng hoang hóa này là chủ trương đúng đắn của thành phố. Như vậy, thành phố cần sớm thanh tra, kiểm tra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân dân!”

Báo Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Kiên Giang

 

Tin khác

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

(CLO) Trong quá trình thi công dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Điều tra
Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

(CLO) Những năm qua, Công ty TNHH Quyết Thắng đã trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng... nhưng tỷ lệ tiết kiệm ngân sách sát mức 0%.

Điều tra
Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

(CLO) Mới đây, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã ra công văn yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp giải quyết ngay các vấn đề phản ánh của người lao động, đặc biệt phải tổ chức trao quyết định nghỉ hưu cho bà Vy Thị Hồng Cứu.

Điều tra
Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

(NB&CL) Mặc dù người dân đã gửi đơn khiếu nại về việc bị Công ty CP Phú Đức Chính và Công ty Thuận Lập khai thác đá trên núi Thị Vải, tiểu khu Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, chồng lấn trên 24 héc ta đất rừng phòng hộ, nhưng BQL Rừng phòng hộ Bà Rịa - Vũng Tàu suốt một thời gian dài vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Điều tra
Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

(NB&CL) Trên địa bàn phường Trần Phú (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội), Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên cho nhiều doanh nghiệp vào lắp đặt, sản xuất bê tông trái phép suốt nhiều năm nhưng chính quyền địa phương có dấu hiệu bao che, không quyết liệt xử lý, khiến dư luận nhân dân bức xúc.

Điều tra