Người dân không mặn mà với việc tiêm vắc xin COVID-19 mũi tăng cường: Bài toán khó cho công tác chống dịch!

Thứ bảy, 25/06/2022 07:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia cho rằng việc tiêm vắc xin COVID-19 mũi tăng cường là rất cần thiết vì hiện chưa thể biết trước được về mức độ nguy hại của những biến chủng COVID-19 mới.

Hiện nay có tình trạng nhiều tỉnh không dùng hết vắc xin COVID-19 được cấp phát nên muốn trả lại số vắc xin trên như Đồng Nai, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Quảng Ngãi.

Nguyên nhân đằng sau vấn đề này có nhiều, trong đó việc người dân không còn muốn tiêm thêm mũi vắc xin COVID-19 bổ sung.

Chính vì điều đó, một số nơi chính quyền địa phương phải dùng biện pháp mạnh, thậm chí có nơi còn đưa ra quy định cấm cư dân đi khỏi địa phương nếu như chưa tiêm mũi 4.

Tiêm vắc xin là cách thức để phòng chống dịch hiệu quả.

Tiêm vắc xin là cách thức để phòng chống dịch hiệu quả.

Đồng Nai là một trong những tỉnh đề xuất “trả lại” vắc xin cho trung ương, để hiểu hơn về thực trạng này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với ông Nguyễn Hữu Tài, Phó Giám đốc Sở Y tế.

Ông Tài cho rằng, lý do thừa vắc xin Đồng Nai xin trả lại là do Trung ương phân bổ lượng vắc xin nhiều lên đến 741.300 liều. Đây là con số lớn trong khi tốc độ tiêm vắc xin hiện nay chậm.

Ngoài ra, nguyên nhân cơ bản người dân không mặn mà, không đồng ý tiêm vắc xin COVID-19.

“Có công ty trên 30 nghìn công nhân, chúng tôi vào trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc công ty rất nhiệt tình nhưng vận động mãi cũng chỉ được 680 người đồng ý tiêm.

Hiện dân người ta không đồng ý, trong khi đó không thể cưỡng chế để tiêm được. Do người dân không nhiệt tình tiêm” – ông Tài nhấn mạnh.

Giải pháp tới đây theo ông Tài là phải tuyên truyền, vận động để người dân tham gia tiêm.

Trước thực tế, người dân không tích cực tham gia tiêm, theo PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, các nghiên cứu cho thấy virus SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng, tử vong.

Hiện biến chủng Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng có thể vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng. Việc xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 hoàn toàn có thể, thậm chí có khả năng làm giảm hiệu quả vắc-xin hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.

Hơn nữa miễn dịch có được do tiêm vaccine phòng bệnh và miễn dịch mắc phải đều không bền vững, do đó rất khó trong dự báo dịch.

“Các nhà chuyên môn, nhà sản xuất vắc-xin COVID-19 thông qua đánh giá lâm sàng cho thấy vắc-xin COVID-19 có miễn dịch không bền vững và lâu dài, chỉ sau khoảng 4-6 tháng thì miễn dịch sẽ giảm, vì vậy, người đã tiêm vắc-xin COVID-19 vẫn có thể bị tái nhiễm, miễn dịch sẽ giảm dần” – ông Trần Đắc Phu cho biết.

Cũng theo chuyên gia này, việc tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) là rất cần thiết để phòng bệnh, nếu không may nhiễm thì bệnh sẽ nhẹ, hệ thống y tế không bị quá tải, giảm thấp nhất ca nặng, hạn chế ca tử vong.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, vắc-xin vẫn có tác dụng phòng bệnh khi biến chủng Omicron vẫn chiếm “ưu thế” trên thế giới. Vì vậy, tôi nhấn mạnh một lần nữa là việc tiêm mũi nhắc lại hoàn toàn cần thiết để phòng bệnh”- PGS Phu nhận định.

 Ông Trần Đắc Phu cho rằng, với các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người thường xuyên tiếp xúc với yếu tố nguy cơ mà có chỉ định tiêm mũi 3, mũi 4 cần phải tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu, những ai chưa tiêm đủ thì nên đi tiêm đủ, những ai đã trì hoãn việc tiêm thì cũng nên đi tiêm lại khi bảo đảm điều kiện sức khỏe, nhất là người già, người mắc bệnh nền.

“Chúng ta chưa có quy định bắt buộc tiêm vắc-xin COVID-19 nhưng từ lợi ích của việc tiêm vắc-xin thời gian qua cần truyền thông, vận động để mọi người tiêm chủng các mũi vắc-xin như khuyến cáo”- ông Trần Đắc Phu nêu ý kiến.

Như vậy, qua trao đổi có thể thấy việc tiêm vắc xin COVID-19 vẫn rất cần thiết nhưng hiện nay rào cản lớn nhất là người dân không mặn mà với tiêm COVID-19.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe