Người đàn ông gần "nửa đời người" cặm cụi sửa chữa máy khâu ở Hà Nội

Thứ tư, 05/04/2023 16:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giữa Thủ đô Hà Nội phồn hoa, tráng lệ, người đàn ông ngoài 60 tuổi tên Phạm Văn Chiến (Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình) vẫn hàng ngày cặm cụi sửa chữa những chiếc máy khâu được ví là đồ vật mà chỉ "nhà giàu mới có".

Hơn 40 năm sửa chữa máy khâu thủ công 

Căn nhà nhỏ với diện tích khoảng 15m2 trên phố Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình, Hà Nội) là nơi mà ông Phạm Văn Chiến (60 tuổi) hàng ngày cặm cụi, tỉ mỉ sửa chữa thủ công những chiếc máy khâu bị hư hỏng. Ông Chiến cho biết, ông là một trong số những người sửa chữa máy khâu đầu tiên trên con phố này, tính đến nay cũng đã hơn 40 năm. 

Ông Chiến tâm sự: "Gia đình tôi không có truyền thống làm nghề sửa chữa máy khâu, trong nhà cũng không có ai theo nghề này. Tuy nhiên, thời điểm tôi ngoài 20 tuổi thì bắt đầu đi học nghề này rồi tự mày mò đúc kết kinh nghiệm. Từ năm 1986 tôi bắt đầu ra mở riêng chuyên sửa chữa những chiếc máy khâu cũ bị hỏng hóc và dần dần quen nghề và sống được với nghề từ đó". 

nguoi dan ong gan nua doi nguoi cam cui sua chua may khau o ha noi hinh 1

Ông Phạm Văn Chiến đang cẩn thận, tỉ mỉ sửa chữa máy khâu cho khách.

"Thời điểm đó máy khâu rất có giá trị và nhiều gia đình ở Hà Nội phải có ít nhất một chiếc máy khâu. Thời đó máy khâu là một tài sản rất có giá trị, thậm chí chỉ "nhà giàu mới có thể mua được", ở hiện tại tương đương khoảng vài cây vàng. Cũng bởi vì nhiều gia đình ở phố cổ sở hữu máy khâu nên việc hỏng hóc cũng nhiều, họ thường mang máy đến các quán để sửa chữa nên người thợ thời đó rất nhiều việc", ông Chiến nói. 

Để sửa chữa một chiếc máy khâu thì không hề đơn giản, phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi người thợ phải có nghề và kỹ năng sửa chữa điêu luyện. "Tùy từng máy, có những cái chỉ sửa mất 5 - 10 phút là xong, có những chiếc phải mất cả ngày mới hoàn thành. Thậm chí có những chiếc thuộc dạng "đại tu" phải sửa chữa và thay phụ tùng rất nhiều, thay các bản bi, con lăn, tìm đồ mua thay thế... thì mất khoảng vài ngày mới hoàn thành", ông Chiến tâm sự. 

Thông thường, những chiếc máy khâu thời xưa sẽ có một số hỏng hóc nhỏ như hỏng các bộ phận, phụ tùng như cần dập chỉ, tay biên,… “Thời ấy, mọi lỗi máy đều được sửa thủ công do chưa có máy móc hỗ trợ. Người thợ phải tự hiệu chỉnh, hàn đắp chi tiết, thay bộ phận để máy vận hành tốt. Tùy theo mức độ hỏng hóc, mỗi máy cần từ một đến hai ngày mới sửa xong”, ông Chiến nhớ lại. 

nguoi dan ong gan nua doi nguoi cam cui sua chua may khau o ha noi hinh 2

"Để sửa chữa một chiếc máy khâu thì không hề đơn giản, phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi người thợ phải có nghề và kỹ năng sửa chữa điêu luyện", ông Chiến cho biết.

Nghề sửa chữa máy khâu thăng trầm theo thời gian, thời điểm thịnh nhất vào những năm 86 - 87 đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình ông Chiến và nhiều hộ gia đình khác ở Hà Nội. Suốt bấy nhiêu năm bám trụ với nghề, đến hiện tại ông Chiến đã tự xây cho mình một thương hiệu riêng. Người đàn ông ngoài 60 tuổi cho biết, giai đoạn bùng phát dịch COVID-19 thì lượng việc rất ít nên ông phải làm thêm nhiều nghề tay trái mới đủ tiền trang trải cuộc sống. Sau 2 năm dịch bệnh ổn định, mặc dù lượng việc có giảm nhưng mọi người vẫn tìm đến quán của ông Chiến để sửa chữa, mua bán máy. Đó chính là niềm vui, động lực giúp người thợ ngoài 60 tuổi giữ lấy nghề thủ công chân chính giữa chốn phồn hoa, tráng lệ. 

'Chuyển mình để theo kịp thời cuộc'

Khác với những chiếc máy khâu thủ công ở thập niên 80, 90 về trước thì việc sửa chữa vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển cùng với việc ra đời hàng trăm, hàng ngàn mẫu máy hiện đại. Khi đó, buộc người thợ sửa máy khâu phải tự học hỏi, tiếp thu để theo kịp thời đại để sống được với nghề. 

"Máy khâu thủ công được vận hành bằng sức người, máy công nghiệp hiện đại hơn, chạy bằng mô tơ, được trang bị nhiều bộ phận tự động. Chính vì vậy, độ bền của chúng cũng kéo dài lâu hơn, ít hỏng hóc. Tuy nhiên, các máy may công nghiệp nếu hư hỏng sẽ hỏng nặng, nhất là bộ phận ổ, trục truyền động, trục kim của máy", ông Chiến cho biết. 

nguoi dan ong gan nua doi nguoi cam cui sua chua may khau o ha noi hinh 3

Căn nhà nhỏ với diện tích 15m2 là nơi ông chiến sửa chữa thủ công những chiếc máy khâu cho khách hàng mỗi ngày.

nguoi dan ong gan nua doi nguoi cam cui sua chua may khau o ha noi hinh 4

Một số máy khâu cổ có tại cửa hàng của ông Phạm Văn Chiến.

nguoi dan ong gan nua doi nguoi cam cui sua chua may khau o ha noi hinh 5
nguoi dan ong gan nua doi nguoi cam cui sua chua may khau o ha noi hinh 6
nguoi dan ong gan nua doi nguoi cam cui sua chua may khau o ha noi hinh 7
nguoi dan ong gan nua doi nguoi cam cui sua chua may khau o ha noi hinh 8
nguoi dan ong gan nua doi nguoi cam cui sua chua may khau o ha noi hinh 9
nguoi dan ong gan nua doi nguoi cam cui sua chua may khau o ha noi hinh 10

Ở hiện tại, có rất nhiều máy khâu công nghiệp có xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới như máy của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Nga… và mỗi loại đều có những công dụng hay cấu tạo khác nhau. Do đó, để sửa chữa được những loại máy này thì buộc người thợ phải tự mày mò riêng từng loại máy, đúc kết kinh nghiệm sửa chữa chứ không sách vở nào có cả. 

Cần cù, chịu khó và ham học hỏi nên ở hiện tại tay nghề ông Chiến càng được khẳng định và được nhiều khách hàng tín nhiệm giao máy cho ông sửa chữa. Theo ông Chiến, một người thợ sửa máy cần nhanh nhẹn, thông minh, lanh lợi và đặc biệt phải biết trước được lỗi của máy thì việc sửa chữa, bảo dưỡng cực kỳ đơn giản. 

Để thích nghi và có thể tồn tại ở thời kỳ xã hội công nghệ, bên cạnh việc sửa chữa máy khâu thủ công hay hiện đại, ông Phạm Văn Chiến còn kinh doanh máy khâu bằng việc mua đi bán lại những chiếc máy cổ từ nước ngoài hoặc từ các gia đình để kiếm lời. 

Những loại máy này không còn giá trị sử dụng, nhưng giá trị nghệ thuật vẫn còn được lưu giữ, nhiều vị khách sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua những chiếc máy khâu cổ về trưng bày. Đó cũng là lý do vì sao ông Chiến không bày bán nhiều loại máy khâu mới mà vẫn quyết "bám nghề" trên con phố "đắc địa" này. 

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Học giả, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu qua đời ở tuổi 104

Học giả, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu qua đời ở tuổi 104

(CLO) Theo tin từ gia đình, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu, tác giả hàng trăm công trình nghiên cứu, sách nổi tiếng về địa bạ, bản đồ vừa qua đời ở tuổi 104.

Đời sống văn hóa
Huyền thoại 'Áo dài Linh Phụng' trong lễ hội mùa thu Huế

Huyền thoại 'Áo dài Linh Phụng' trong lễ hội mùa thu Huế

(CLO) Chương trình  Áo dài “Linh Phụng” là một chuỗi những câu chuyện sống động về huyền thoại chim phụng gắn với áo dài Huế được thể hiện bằng ngôn ngữ của thời trang, âm  nhạc, vũ khúc...

Đời sống văn hóa
Hai sự kiện văn hóa ở tỉnh Sóc Trăng được tổ chức quy mô cấp khu vực

Hai sự kiện văn hóa ở tỉnh Sóc Trăng được tổ chức quy mô cấp khu vực

(CLO) Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng năm 2024 sẽ được tổ chức quy mô cấp khu vực.

Đời sống văn hóa
400 ngôi nhà tại 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' bị ngập trong biển nước

400 ngôi nhà tại 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' bị ngập trong biển nước

(CLO) Do ảnh hưởng bão số 4, hơn 400 ngôi nhà tại “Làng du lịch tốt nhất thế giới” Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu trong biển nước.

Đời sống văn hóa
Tác phẩm về Nguyễn Bính đoạt giải lý luận, phê bình văn học 2023

Tác phẩm về Nguyễn Bính đoạt giải lý luận, phê bình văn học 2023

(CLO) Cuốn sách "Nguyễn Bính - Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp" của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã xuất sắc đoạt giải B tại Lễ tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng cao năm 2023.

Đời sống văn hóa